Sau Chương 1, có thể mạnh dạn đọc cả Chương 2. Đã nắm được mạch từ Chương 1, không cần phân tích từng tiết
聖 人 設 卦 觀 象,繫 辭 焉 而 明 吉 凶。
剛 柔 相 推 而 生 變 化 。
是 故 , 吉 凶 者,失 得 之 象 也。悔 吝 者,懮 虞 之 象 也。
變 化 者 , 進 退 之 象 也 。 剛 柔 者 , 晝 夜 之 象 也 。六 爻 之 動,三 極 之 道 也 。
是 故, 君 子 所 居 而 安 者 , 易 之 序 也 。所 樂 而 玩 者,爻 之 辭 也 。
是 故,君 子 居 則 觀 其 象,而 玩 其 辭;動 則 觀 其 變,而 玩 其 占。是 以自 天 祐 之,吉 無 不 利。
Phiên âm Hán Việt
Thánh nhân thiết quái quan tượng, hệ từ yên nhi minh cát hung.
Cương nhu tương thôi nhi sinh biến hóa .
Thị cố, cát hung giả, thất đắc chi tượng dã. Hối lận giả, ưu ngu chi tượng dã.
Biến hóa giả, tiến thối chi tượng dã . Cương nhu giả, trú dạ chi tượng dã . Lục hào chi động, tam cực chi đạo dã .
Thị cố, quân tử sở cư nhi an giả, dịch chi tự dã . Sở lạc nhi ngoạn giả, hào chi từ dã .
Thị cố, quân tử cư tắc quan kỳ tượng, nhi ngoạn kỳ từ; động tắc quan kỳ biến, nhi ngoạn kỳ chiếm. Thị dĩ tự thiên hữu chi, cát vô bất lợi.
Dịch văn
Thánh nhân vạch quẻ, xem tượng, ghép lời mới tỏ được lành dữ.
Cương nhu thúc đẩy nhau sinh biến hóa.
Cho nên, lành dữ thể hiện sự được mất. Hối hận thể hiện sự lo âu.
Biến hóa thể hiện tiến thoái. Cương nhu thể hiện ngày đêm. Sáu hào vận động, chính là đạo của ba ngôi.
Cho nên, người quân tử khi ở nhà thì yên, Dịch tự sắp đặt. Lòng vui mà nghiền ngẫm, hào sẽ thành lời.
Cho nên, người quân tử ở nhà thì xem tượng, nghiền ngẫm lời, động thì xem biến hóa, mà nghiền ngẫm lời đoán, tự khắc có trời phù hộ điều lành không bị bất lợi.
Lời bình của Lệnh Lỗi Dương
Chương này nói về xuất xứ của Dịch như một lẽ tự nhiên. Theo truyền thuyết Phục Hy vạch ra quẻ đã biết hết huyền bí của lẽ Dịch, không cần nói thành lời. Đến các thánh như Văn Vương, Chu Công, Khổng Tử, nói thành lời để truyền lại cho đời, cho đại chúng dễ hiểu.
Lệnh mỗ lấy làm ngờ cái huyền thoại thánh nhân vạch quẻ đã bao hàm hết lẽ Dịch. đời sau chỉ viết lời để truyền ý lại cho đời. Người nguyên thủy, xã hội mông muội, thế giới quan hạn chế, kinh nghiệm mỏng manh, chưa có tư duy trừu tượng. Có lẽ quẻ Dịch ban đầu chỉ là các ký hiệu ghi lại các ý tưởng thô sơ về logic, khi chưa có văn tự và con số.
Trước hết là Âm-Dương, được quan sát ở nhiều hiện tượng khác nhau, vạch thành hai quẻ, sau đó thì xem tượng, xem biết hóa, xem nhiều lần, quy nạp thì mới ghép được lời (một thứ tổng kết).
Hai câu cuối nói tư duy Dịch hình thành thế nào. Người học Dịch ở nhà yên tĩnh, xem các hiện tượng, ngẫm nghĩ cho kỹ, tự nhiên mọi sự sẽ hình thành sắp xếp theo quy luật của Dịch. Ngẫm nghĩ nữa sẽ nói thành lời. Hệ thống này có thể suy luận tạo ra các mệnh đề mới được chứ không đóng. Đó là điều tích cực. Khi thực hành thì xem kỹ biến hóa, nghiền ngẫm các lời đoán, theo đó mà làm thì giống như được trời giúp, không bị bất lợi.
Nhìn chung đến đây có thể thấy, việc sinh ra quẻ, lời đoán và lẽ Dịch cũng là một quá trình vận động tự nhiên, không có gì huyền bí. Bắt đầu là đơn sơ, rồi tự phát triển, ngày càng tinh vi (hy vọng thế. Nhưng rõ ràng là Dịch có hạn chế như đã tổng luận ở Chương 1). Mục tiêu của Dịch cũng thực tiễn và giản đơn, không có tham vọng tư biện hay siêu hình học.
Cho nên, người quân tử khi ở nhà thì yên, Dịch tự sắp đặt. Lòng vui mà nghiền ngẫm, hào sẽ thành lời.
Cho nên, người quân tử ở nhà thì xem tượng, nghiền ngẫm lời, động thì xem biến hóa, mà nghiền ngẫm lời đoán, tự khắc có trời phù hộ điều lành không bị bất lợi.
Lời bình của Lệnh Lỗi Dương
Chương này nói về xuất xứ của Dịch như một lẽ tự nhiên. Theo truyền thuyết Phục Hy vạch ra quẻ đã biết hết huyền bí của lẽ Dịch, không cần nói thành lời. Đến các thánh như Văn Vương, Chu Công, Khổng Tử, nói thành lời để truyền lại cho đời, cho đại chúng dễ hiểu.
Lệnh mỗ lấy làm ngờ cái huyền thoại thánh nhân vạch quẻ đã bao hàm hết lẽ Dịch. đời sau chỉ viết lời để truyền ý lại cho đời. Người nguyên thủy, xã hội mông muội, thế giới quan hạn chế, kinh nghiệm mỏng manh, chưa có tư duy trừu tượng. Có lẽ quẻ Dịch ban đầu chỉ là các ký hiệu ghi lại các ý tưởng thô sơ về logic, khi chưa có văn tự và con số.
Trước hết là Âm-Dương, được quan sát ở nhiều hiện tượng khác nhau, vạch thành hai quẻ, sau đó thì xem tượng, xem biết hóa, xem nhiều lần, quy nạp thì mới ghép được lời (một thứ tổng kết).
Hai câu cuối nói tư duy Dịch hình thành thế nào. Người học Dịch ở nhà yên tĩnh, xem các hiện tượng, ngẫm nghĩ cho kỹ, tự nhiên mọi sự sẽ hình thành sắp xếp theo quy luật của Dịch. Ngẫm nghĩ nữa sẽ nói thành lời. Hệ thống này có thể suy luận tạo ra các mệnh đề mới được chứ không đóng. Đó là điều tích cực. Khi thực hành thì xem kỹ biến hóa, nghiền ngẫm các lời đoán, theo đó mà làm thì giống như được trời giúp, không bị bất lợi.
Nhìn chung đến đây có thể thấy, việc sinh ra quẻ, lời đoán và lẽ Dịch cũng là một quá trình vận động tự nhiên, không có gì huyền bí. Bắt đầu là đơn sơ, rồi tự phát triển, ngày càng tinh vi (hy vọng thế. Nhưng rõ ràng là Dịch có hạn chế như đã tổng luận ở Chương 1). Mục tiêu của Dịch cũng thực tiễn và giản đơn, không có tham vọng tư biện hay siêu hình học.