HAI BÀI ĐIẾU VĂN GIÁO SƯ NGUYỄN HUY NHU
Do sinh viên đại học Sư Phạm Huế đọc tại lễ an táng cố Giáo Sư Nguyễn Huy Nhu (Sưu tầm trong Đại học Sư phạm Huế, Tập 1, Dòng Việt (1999)) Được biết Dòng Việt số 10 sẽ nói về Đại học Sư Phạm Huế. Để hưởng ứng lời kêu gọi của Ban Chủ biên Dòng Việt, tôi xin gửi hai bài điếu văn sau đây của sinh viên Ban Việt Hán 1961 trường Đại học Sư phạm Huế đọc trong lễ an táng cố Giáo Sư Nguyễn Huy Nhu.
Giáo sư Nguyễn Huy Nhu sinh năm 1886, người xã Vạn Lộc, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An, Cử nhân Khoa Kỷ Dậu (1909), Tiến Sĩ khoa Bính Thìn (1916), sung chức giáo thụ và suốt đời ở trong ngành giáo (Nguyễn Ái Việt: Chi tiết này chưa hoàn toàn đầy đủ. Ông tôi từng làm Giáo thụ Quảng Ninh, Quảng Binh. Tri phủ Nga Sơn, Hòa Đa, rồi về làm Lang Trung, Tá lý Bộ Lễ, trước khi cáo quan về khai rẫy ở Quảng Bình. Ngày nay ở thành phố Đồng Hới còn địa danh "Rẫy cụ Tá". Sau này ông tôi trở lại Huế, lập hội Hán học, giữ chức Giáo Sư Hán học tại Đại học Sư phạm Huế đến khi mất năm 1961).
Vốn dòng khoa bảng-Thân sinh là cụ Nguyễn Huy Đào, Cử nhân khoa Mậu Tý (1888), tằng tổ là cụ Nguyễn Huy Triêm, Cử nhân khoa Kỷ Mão (1919), Thầy cùng với cha Thích (Nguyễn Ái Việt: Linh mục Sảng Đình Nguyễn Hy Thích) là hai vị giáo sư Hán Nôm đầu tiên của Trường Đại học Sư Phạm Huế. Sinh viên Ban Việt Hán trong những niên khóa này, không những được thụ những kiến thức uyên thâm Hán học của thầy mình, mà còn học hỏi được những nét sống kinh nghiệm ưu việt của thầy minh nữa.
Vào trung tuần tháng 12-1961, khi lên dốc Nam Giao thăm Thầy, lúc ấy tuy Thầy chỉ có uống mà không ăn được nữa, nhưng đứng ngồi còn vững, tinh thần còn sáng suốt. Tuy nhiên, chỉ chừng mươi hôm sau, thì đột nhiên nghe Thầy không còn nữa!
Thầy mất hôm 20 tháng 11 năm Tân Sửu tức ngày thứ Tư 27-12-1961, hưởng thọ 75 tuổi. Đám đưa vào ngày Chủ Nhật 31-12-1961. Hôm đó trời mưa nhẹ hạt, cả một rừng đối trướng đưa tiễn Thầy trên dốc Nam Giao đến nơi an nghỉ cuối cùng (Nguyễn Ái Việt: Ông tôi được an táng tại vườn cụ Phan Bội Châu dành cho những người yêu nước, nay là Nghĩa trang Phan Bội Châu, số 5 đường Thanh Hải, Huế) . Riêng kẻ sao lục hai bài điếu văn sau đây, nhớ lại bức trướng mấy anh em khóc thầy lúc đó, mang bốn chữ khiêm tốn Phong Phạm Do Lưu mà lòng trí lúc nào cũng như nhìn thấy thầy trước mắt.
Đoàn Khoách sưu lục
BÀI THỨ NHẤT
(DO ANH LÊ QUANG TẤN SINH VIÊN VIỆT HÁN NĂM THỨ HAI ĐỨNG CHỦ TẾ)
Kính dâng hương hồn cố Giáo sư NGUYỄN HUY NHU
Hỡi ơi!
Núi Ngự mây mờ. Sông Hương nước vẩn.
Trời Thuận Hóa sụt sùi mưa rả. Đất Nam Giao lã chã lệ rơi.
Tủi chúng con chưa vẹn chữ thành nhân. Mà tiên sinh đã chia đường kim cổ.
Nhớ linh xưa:
Hào mại thiên tư. Khoa nhàn phong độ.
Dòng Lam Thủy chung anh. Đỉnh Hồng Sơn dục tú.
Trí tuệ quang minh, trời xanh phú bẩm vốn không cùng.
Tâm linh chính đại, đạo lớn uẩn tàng nguyên sẵn có.
Hỡi ơi!
Núi Ngự mây mờ. Sông Hương nước vẩn.
Trời Thuận Hóa sụt sùi mưa rả. Đất Nam Giao lã chã lệ rơi.
Tủi chúng con chưa vẹn chữ thành nhân. Mà tiên sinh đã chia đường kim cổ.
Nhớ linh xưa:
Hào mại thiên tư. Khoa nhàn phong độ.
Dòng Lam Thủy chung anh. Đỉnh Hồng Sơn dục tú.
Trí tuệ quang minh, trời xanh phú bẩm vốn không cùng.
Tâm linh chính đại, đạo lớn uẩn tàng nguyên sẵn có.
Kinh sử nước tràn miền Nghệ Tĩnh, bảng vàng sáng chói chốn thần kinh.
Những tưởng trời Nghiêu đất Thuấn, giữa Nam thiên gặp gỡ hội thanh bình.
Nào ngờ gió Á mưa Âu, trên Quế hải tưng bừng cơn giông tố.
Tiên sinh đã quyết tránh đường khủng bố, chẳng quản chi lưu lạc nước non người.
Chí tiên sinh toan bận áo chính triều, đành phải chịu lìa xa quê quán cũ.
Cuộc tao loạn vào năm Đinh Hợi, khi lên đèo, khi xuống thác, lòng trượng phu nào quản lúc chông gai (Nguyễn Ái Việt Năm Đinh Hợi (1947) có lẽ tác giả chỉ sự kiện khi đó ông tôi là Chánh án Tòa án Tỉnh Quảng Binh, bác trưởng tôi là Nguyễn Huy Sương, khi đó là Trưởng Ty Giáo dục, bị kẻ gian ám sát)
Cơ hàn giữa tiết đông thiên, lúc gió táp lúc mưa sa, thân quân tử chẳng nài bề khốn khó.
Đi đến nơi về đến chốn, khúc khải hoàn những ngỡ rập hoan ca.
Chí còn mạnh, tiết vẫn bền, câu tịch cốc ai ngờ nơi biến cố.
Cày mây cuốc nguyệt, cảnh điền viên chi xiết vui vầy.
Nâng ly rượu vịnh thi, rèm phong nguyệt biết bao chí thú.
Màn loan gối phụng muôn thuở sum vầy. Mụn quế chồi lan một nhà đầy đủ.
Những tưởng tháng ngày tiên sinh còn rộng rãi. Nào ngờ giây phút đệ tử hết cậy trông.
Thương thay thời vận khôn lường. Ngán nỗi đầy vơi có số.
Cảm tiên sinh:
Đền cổ học lạnh lẽo khói mây. Trường sư phạm ủ ê hoa cỏ.
Hội nọ thường phiên vẫn họp, kẻ đi về lủi thủi, nào ngờ tiên sinh âm hưởng vắng không.
Trường kia giờ học còn nguyên, người trở lại ngậm ngùi, những tưởng tiên sinh dung nghi còn đó.
Những tưởng trời Nghiêu đất Thuấn, giữa Nam thiên gặp gỡ hội thanh bình.
Nào ngờ gió Á mưa Âu, trên Quế hải tưng bừng cơn giông tố.
Tiên sinh đã quyết tránh đường khủng bố, chẳng quản chi lưu lạc nước non người.
Chí tiên sinh toan bận áo chính triều, đành phải chịu lìa xa quê quán cũ.
Cuộc tao loạn vào năm Đinh Hợi, khi lên đèo, khi xuống thác, lòng trượng phu nào quản lúc chông gai (Nguyễn Ái Việt Năm Đinh Hợi (1947) có lẽ tác giả chỉ sự kiện khi đó ông tôi là Chánh án Tòa án Tỉnh Quảng Binh, bác trưởng tôi là Nguyễn Huy Sương, khi đó là Trưởng Ty Giáo dục, bị kẻ gian ám sát)
Cơ hàn giữa tiết đông thiên, lúc gió táp lúc mưa sa, thân quân tử chẳng nài bề khốn khó.
Đi đến nơi về đến chốn, khúc khải hoàn những ngỡ rập hoan ca.
Chí còn mạnh, tiết vẫn bền, câu tịch cốc ai ngờ nơi biến cố.
Cày mây cuốc nguyệt, cảnh điền viên chi xiết vui vầy.
Nâng ly rượu vịnh thi, rèm phong nguyệt biết bao chí thú.
Màn loan gối phụng muôn thuở sum vầy. Mụn quế chồi lan một nhà đầy đủ.
Những tưởng tháng ngày tiên sinh còn rộng rãi. Nào ngờ giây phút đệ tử hết cậy trông.
Thương thay thời vận khôn lường. Ngán nỗi đầy vơi có số.
Cảm tiên sinh:
Đền cổ học lạnh lẽo khói mây. Trường sư phạm ủ ê hoa cỏ.
Hội nọ thường phiên vẫn họp, kẻ đi về lủi thủi, nào ngờ tiên sinh âm hưởng vắng không.
Trường kia giờ học còn nguyên, người trở lại ngậm ngùi, những tưởng tiên sinh dung nghi còn đó.
Thế là thôi
Núi Ngự cương thường chia nửa gánh, non mờ nước mịt, đoái cảnh tình lệ lại chứa chan.
Sông Hương liên tục rẽ đôi đường, én bắc nhạn nam, gẫm tâm sự lòng càng đau đớn.
Chua xót nhẽ. Chí trượng phu không định, ngời lấp đồi cao suối thẳm, xác tha hương nấm đất trơ trơ.
Đau đớn thay! Cơn số kiếp đã rồi, mơ màng đất tổ quê cha, hồn cố quốc trông chờ vò vò.
Thôi thì thôi!
Mặc kệ chiến tranh thời xung đột, bạn Di Tề cùng lên đỉnh Thủ Dương;
Kể chi danh lợi lúc xôn xao, theo Hoàng Thạch mà qua miền Lạc Thổ.
Đau lòng thay lúc chia phôi.
Hỡi ơi
Huế, trọng Đông năm Tân Sửu
BÀI SỐ HAI
(Do anh Hà Thúc Hoan, sinh viên Việt Hán năm thứ hai đọc trước lúc hạ huyệt)
Kính lạy Thầy
Vẫn biết, sinh hữu hạn, tử vô kỳ, nhưng khi nghe tin Thầy mất, chúng con không khỏi ngỡ ngàng đến đau xót!
Mới hôm nào hầu chuyện với Thầy bên giường bệnh, được thấy Thầy vẫn quắc thước như xưa, chúng con vui vẻ ra về với một niềm tin: tin rằng Thầy con sống lâu để chỉ dạy chúng con, sống để trao lại cho bao thế hệ đang lên những tư tưởng hay, những tình cảm đẹp, sống để lưu lại cho đời mới những gì là hoa gấm một thời.... Nhưng bỗng nhiên sự thực phũ phàng vẫn xảy đến, để hôm nay chúng con chỉ biết nghẹn ngào lên đây nấc lên tiếng khóc.
Kính lạy Thầy!
Trong những năm qua, chúng con kẻ trước người sau, nhờ duyên may vừa nhận được sự giáo huấn của Thầy. Chính trong những năm này mà ngoài việc thu nhận tư tưởng của Thánh hiền, chúng con học được ở Thầy lối xử thế lý tưởng của một nhà nho tiết tháo: trước đây trong thời Pháp thuộc vì không chịu cúi mình trước quyền thế của một nhóm người, nên trên đường mây, Thầy không được chóng thăng quan tiến chức. Rồi tiếp đến, làn sóng mới ồ ạt dâng lên, Thầy vẫn hiển nhiên sống trong cảnh thanh đạm để giữ vẹn danh tiết của mình. Chúng con tìm thấy ở Thầy thái độ khí khái của một Nhan Chúc biết khước từ tước hầu vạn hộ và cỗ thái lao của vua Tề. Chúng con cũng tìm thấy ở Thầy nếp sống thanh cao của người ẩn sĩ ở núi Phương Sơn, luôn biết ngưng mình trong cảnh thanh bần để khí tiết khỏi bị cát bụi của cuộc đời làm vẩn đục.
Bên cạnh hình ảnh một nhà Nho khả kính ấy, chúng con còn tìm thấy ở Thầy hình ảnh một nhà giáo tận tụy với nghề. Mặc dù vì tuổi tác và sức khỏe không cho phép, suốt những năm qua Thầy vẫn tận tình chỉ dạy chúng con. Ở vào lớp tuổi Thầy, những người khác thường lo an nghỉ để tĩnh dưỡng tuổi già, Thầy của chúng con thì trái lại: vì lo cho nền cựu học thiếu kẻ phát huy, nên Thầy thường đứng trọn một giờ để chép cho xong một áng cổ văn, rồi phải nói nhiều trong suốt một giờ tiếp, để truyền lại cho chúng con những tư tưởng thâm sâu của người đã khuất. Và trong những tháng gần đây dầu bị cơn bịnh âm ỉ dày vò, Thầy rất ít khi chịu nghỉ dạy. Cho đến một hôm, Thầy nghỉ dạy liên tiếp ba tuần, thì đây chính là lúc chúng con không bao giờ được gặp lại Thầy nữa!
Bình sinh Thầy không muốn ai ca tụng đức độ của mình, nhưng ở đây, trong phút ly biệt cuối cùng này, chúng con xin phép nói lên một phần nào cảm nghĩ của chúng con về Thầy, may ra nguôi đi một phần nào thương tiếc.
Kính lạy Thầy,
Chốc nữa đây, ba thước đất vô tình sẽ đưa Thầy và chúng con vào hai cảnh âm dương nghìn đời cách biệt. Từ đây Đại học Huế mất đi một vị Giáo Sư duy nhất có cấp bằng Tiến Sĩ Việt Nam và chúng con mất một vị Thầy uyên thâm Nho học. Và cũng từ đây khi đứng trước rừng Nhan Khổng vô hạn thâm u hay trước bể Trình Chu bao la vời vợi, chúng con còn biết nhờ ai chỉ lối đưa đường. Thầy đã theo mây ngàn hạc nội mà tìm đến một thế giới huyền bí xa xôi!
Từ đây ai sẽ dẫn chúng con đi xem lầu Nhạc Dương, đình Khoái Tai hay trăng nước của sông Xích Bích. Ai tha thiết với nền cựu học mà không nuối tiếc khi hay tin Thầy đã qua đời? Ai lưu tâm đến nền văn hóa quốc gia mà không ngậm ngùi khi hay tin Thầy không còn nữa? Và những ai lưu luyến với những nét đẹp xưa, sẽ nghĩ thế nào khi thấy Thầy cũng như những mẫu người lý tưởng khác của một thời qua, cứ xa dần chúng con để đi vào thế giới mơ hồ của dĩ vãng!
Kính lạy Thầy!
Vẫn biết rằng sống là chết đi từng phút, nhưng ai có nhìn đoạn bài giảng mà Thầy còn bỏ dở, ai có nhìn tập bài làm mà Thầy chấm chưa xong, mới ý thức được tính cách dở dang đến chua xót của chuyến đi vĩnh viễn này: Thầy phải ra đi trong ý hướng thiết tha ở lại, Thầy phải từ giã cuộc đời trước tấm lòng khắc khoải muốn níu lại của chúng con. Cái chết vô tình đột nhiên đến đã cướp mất Thầy của chúng con, nhưng không phải vì thế Thầy kính yêu đã chưa làm trọn thiên chức cao cả của một nhà giáo đối với cuộc đời. Hơn hai mươi năm miệt mài nghiên bút và gần năm mươi năm tận tụy giảng sách Thánh hiền, thầy đã đào tạo cho xã hội những mẫu người biết sống làm sao cho phải đạo. Nếu người nghệ sĩ lưu lại cho đời một tác phẩm nghệ thuật sau vết chân đi, thì Thầy của chúng con đã lưu lại cho đời những tác phẩm bằng xương và thịt, những tác phẩm biết tư duy để sống cho ra người, những tác phẩm biết nghiền ngẫm những tư tưởng của thời xưa để phục vụ quốc gia và xã hội ngày nay một cách đắc lực. Thế cho nên hôm nay tuy Thầy không còn nữa với đời, nhưng hình ảnh khả kính của Thầy vẫn còn mãi trong tâm hồn chúng con. Ngày Thầy mất đi chính là ngày Thầy bắt đầu sống trong tình kính mến và thương yêu của mọi người.
Kính lạy Thầy!
Cuộc chia ly nào không làm nấc lòng kẻ ở người đi? Lần vĩnh biệt nào không làm xé lòng người còn trước kẻ mất? Bút mực hữu hạn làm sao diễn tả được cái vô hạn của tình người? Tiếng nói ngập ngừng của chúng con hôm nay, làm sao tát cạn được tấm lòng của những người đang thổn thức? Trước khi dứt lời, chúng con chỉ biết yên lặng, cúi đầu, kính cẩn dâng lên Thầy tất cả tấm lòng xót thương và kính mến của chúng con.
Núi Ngự cương thường chia nửa gánh, non mờ nước mịt, đoái cảnh tình lệ lại chứa chan.
Sông Hương liên tục rẽ đôi đường, én bắc nhạn nam, gẫm tâm sự lòng càng đau đớn.
Chua xót nhẽ. Chí trượng phu không định, ngời lấp đồi cao suối thẳm, xác tha hương nấm đất trơ trơ.
Đau đớn thay! Cơn số kiếp đã rồi, mơ màng đất tổ quê cha, hồn cố quốc trông chờ vò vò.
Thôi thì thôi!
Mặc kệ chiến tranh thời xung đột, bạn Di Tề cùng lên đỉnh Thủ Dương;
Kể chi danh lợi lúc xôn xao, theo Hoàng Thạch mà qua miền Lạc Thổ.
Đau lòng thay lúc chia phôi.
Hỡi ơi
Huế, trọng Đông năm Tân Sửu
BÀI SỐ HAI
(Do anh Hà Thúc Hoan, sinh viên Việt Hán năm thứ hai đọc trước lúc hạ huyệt)
Kính lạy Thầy
Vẫn biết, sinh hữu hạn, tử vô kỳ, nhưng khi nghe tin Thầy mất, chúng con không khỏi ngỡ ngàng đến đau xót!
Mới hôm nào hầu chuyện với Thầy bên giường bệnh, được thấy Thầy vẫn quắc thước như xưa, chúng con vui vẻ ra về với một niềm tin: tin rằng Thầy con sống lâu để chỉ dạy chúng con, sống để trao lại cho bao thế hệ đang lên những tư tưởng hay, những tình cảm đẹp, sống để lưu lại cho đời mới những gì là hoa gấm một thời.... Nhưng bỗng nhiên sự thực phũ phàng vẫn xảy đến, để hôm nay chúng con chỉ biết nghẹn ngào lên đây nấc lên tiếng khóc.
Kính lạy Thầy!
Trong những năm qua, chúng con kẻ trước người sau, nhờ duyên may vừa nhận được sự giáo huấn của Thầy. Chính trong những năm này mà ngoài việc thu nhận tư tưởng của Thánh hiền, chúng con học được ở Thầy lối xử thế lý tưởng của một nhà nho tiết tháo: trước đây trong thời Pháp thuộc vì không chịu cúi mình trước quyền thế của một nhóm người, nên trên đường mây, Thầy không được chóng thăng quan tiến chức. Rồi tiếp đến, làn sóng mới ồ ạt dâng lên, Thầy vẫn hiển nhiên sống trong cảnh thanh đạm để giữ vẹn danh tiết của mình. Chúng con tìm thấy ở Thầy thái độ khí khái của một Nhan Chúc biết khước từ tước hầu vạn hộ và cỗ thái lao của vua Tề. Chúng con cũng tìm thấy ở Thầy nếp sống thanh cao của người ẩn sĩ ở núi Phương Sơn, luôn biết ngưng mình trong cảnh thanh bần để khí tiết khỏi bị cát bụi của cuộc đời làm vẩn đục.
Bên cạnh hình ảnh một nhà Nho khả kính ấy, chúng con còn tìm thấy ở Thầy hình ảnh một nhà giáo tận tụy với nghề. Mặc dù vì tuổi tác và sức khỏe không cho phép, suốt những năm qua Thầy vẫn tận tình chỉ dạy chúng con. Ở vào lớp tuổi Thầy, những người khác thường lo an nghỉ để tĩnh dưỡng tuổi già, Thầy của chúng con thì trái lại: vì lo cho nền cựu học thiếu kẻ phát huy, nên Thầy thường đứng trọn một giờ để chép cho xong một áng cổ văn, rồi phải nói nhiều trong suốt một giờ tiếp, để truyền lại cho chúng con những tư tưởng thâm sâu của người đã khuất. Và trong những tháng gần đây dầu bị cơn bịnh âm ỉ dày vò, Thầy rất ít khi chịu nghỉ dạy. Cho đến một hôm, Thầy nghỉ dạy liên tiếp ba tuần, thì đây chính là lúc chúng con không bao giờ được gặp lại Thầy nữa!
Bình sinh Thầy không muốn ai ca tụng đức độ của mình, nhưng ở đây, trong phút ly biệt cuối cùng này, chúng con xin phép nói lên một phần nào cảm nghĩ của chúng con về Thầy, may ra nguôi đi một phần nào thương tiếc.
Kính lạy Thầy,
Chốc nữa đây, ba thước đất vô tình sẽ đưa Thầy và chúng con vào hai cảnh âm dương nghìn đời cách biệt. Từ đây Đại học Huế mất đi một vị Giáo Sư duy nhất có cấp bằng Tiến Sĩ Việt Nam và chúng con mất một vị Thầy uyên thâm Nho học. Và cũng từ đây khi đứng trước rừng Nhan Khổng vô hạn thâm u hay trước bể Trình Chu bao la vời vợi, chúng con còn biết nhờ ai chỉ lối đưa đường. Thầy đã theo mây ngàn hạc nội mà tìm đến một thế giới huyền bí xa xôi!
Từ đây ai sẽ dẫn chúng con đi xem lầu Nhạc Dương, đình Khoái Tai hay trăng nước của sông Xích Bích. Ai tha thiết với nền cựu học mà không nuối tiếc khi hay tin Thầy đã qua đời? Ai lưu tâm đến nền văn hóa quốc gia mà không ngậm ngùi khi hay tin Thầy không còn nữa? Và những ai lưu luyến với những nét đẹp xưa, sẽ nghĩ thế nào khi thấy Thầy cũng như những mẫu người lý tưởng khác của một thời qua, cứ xa dần chúng con để đi vào thế giới mơ hồ của dĩ vãng!
Kính lạy Thầy!
Vẫn biết rằng sống là chết đi từng phút, nhưng ai có nhìn đoạn bài giảng mà Thầy còn bỏ dở, ai có nhìn tập bài làm mà Thầy chấm chưa xong, mới ý thức được tính cách dở dang đến chua xót của chuyến đi vĩnh viễn này: Thầy phải ra đi trong ý hướng thiết tha ở lại, Thầy phải từ giã cuộc đời trước tấm lòng khắc khoải muốn níu lại của chúng con. Cái chết vô tình đột nhiên đến đã cướp mất Thầy của chúng con, nhưng không phải vì thế Thầy kính yêu đã chưa làm trọn thiên chức cao cả của một nhà giáo đối với cuộc đời. Hơn hai mươi năm miệt mài nghiên bút và gần năm mươi năm tận tụy giảng sách Thánh hiền, thầy đã đào tạo cho xã hội những mẫu người biết sống làm sao cho phải đạo. Nếu người nghệ sĩ lưu lại cho đời một tác phẩm nghệ thuật sau vết chân đi, thì Thầy của chúng con đã lưu lại cho đời những tác phẩm bằng xương và thịt, những tác phẩm biết tư duy để sống cho ra người, những tác phẩm biết nghiền ngẫm những tư tưởng của thời xưa để phục vụ quốc gia và xã hội ngày nay một cách đắc lực. Thế cho nên hôm nay tuy Thầy không còn nữa với đời, nhưng hình ảnh khả kính của Thầy vẫn còn mãi trong tâm hồn chúng con. Ngày Thầy mất đi chính là ngày Thầy bắt đầu sống trong tình kính mến và thương yêu của mọi người.
Kính lạy Thầy!
Cuộc chia ly nào không làm nấc lòng kẻ ở người đi? Lần vĩnh biệt nào không làm xé lòng người còn trước kẻ mất? Bút mực hữu hạn làm sao diễn tả được cái vô hạn của tình người? Tiếng nói ngập ngừng của chúng con hôm nay, làm sao tát cạn được tấm lòng của những người đang thổn thức? Trước khi dứt lời, chúng con chỉ biết yên lặng, cúi đầu, kính cẩn dâng lên Thầy tất cả tấm lòng xót thương và kính mến của chúng con.