Thứ Bảy, 1 tháng 10, 2016

Ngã học Dịch [8] Hệ Từ, Thượng Thiên, Chương 3

Nguyên văn:
 者,言    也。爻 者,言    也。
  者,言     也。悔  者,言     也。無  者,善  也。
 故,列      位。齊   者,存  卦。辯   者,存  辭。
   者,存  介。震   者,存  悔。
 故,卦   大,辭   易。辭  者,各    之。
Phiên âm Hán Việt
Thoán giả, ngôn hồ tượng giả dã. Hào giả, ngôn hồ biến giả dã.
Cát hung giả, ngôn hồ kỳ thất đắc dã. Hối lận giả, ngôn hồ kỳ tiểu tỳ dã. Vô cữu giả, thiện bổ quá dã.
Thị cố, liệt quý tiện giả tồn hồ vị. Tề tiểu đại giả, tồn hồ quái. Biện cát hung giả, tồn hồ từ.
Ưu hối lận giả, tồn hồ giới. Chấn vô cữu giả, tồn hồ hối.
Thị cố, quái hữu tiểu đại, từ hữu hiểm dịch. Từ dã giả, các chỉ kỳ sở chi.

Dịch văn
       Thoán nói về tượng. Hào nói về biến hóa.
       Cát hung nói về được mất. Hối hận nói về thiếu sót. Gắng bù lỗi thì được vô tội.
       Vì thế, giữ vị trí của hào để xếp quý tiện, giữ quẻ để sắp đặt lớn nhỏ. 
       Lo hối hận, giữ được giới luật,  làm phấn chấn  sự vô tội, phải giữ sự ăn năn. 
        Vì thế, quẻ có lớn nhỏ, lời có hung hiểm hay bình an, đều hướng tới điều đó
Lời bình của Lệnh Lỗi Dương
      Điểm căn bản của Dịch học là dựa trên khái niệm "tượng" để tìm một lời giải đoán. Cũng giống như phương pháp phân tích khoa học của phương Tây từ dữ liệu đầu vào đưa ra kết luận đầu ra. Cũng là một mối quan hệ nhân quả. Trong một quẻ lại nói về từng hào, là các biến thể khác nhau nhưng có liên quan theo một quy luật nào đó.
      Mục tiêu của Dịch là nói về được mất và đưa ra khuyến nghị về cách hành xử. Dịch không đưa ra cách hành xử tuyệt đối. Con người sinh ra ở đời không ai không có lỗi. Gọi là vô tội tức là biết ăn năn mà sửa lỗi mà thôi.
      Giới luật chính là biết phân biệt thiện ác ngay cả khi ở ranh giới sai một ly thiện trở thành ác, hoặc ác trở thành thiện. Muốn giữ được giới luật phải biết lo mà hối cải. Vì vậy, quẻ có lớn nhỏ, lời từ đều hướng tới nguy hay an. 
     Ở đây người học Dịch nảy sinh băn khoăn nghi hoặc, trong một sự kiện có vô vàn "tượng" là sao tóm gọn được về một quẻ. Dường như ở đây Dịch đã giả thiết có tâm lý của người xem quẻ (và người được xem) xen vào.  Quẻ có liên hệ tới hai tâm lý đó mà được chọn. Biến của hào là liên tục nên có thể hiểu được phương pháp của Dịch, dựa trên biến hóa tuần tự. Hạ không thể sang Đông nếu không qua Thu. Đang đêm phải qua bình minh mới tới được chính ngọ. Đó là khách quan. Tuy vậy, luận đoán tốt xấu cũng phải dựa trên yếu tố tâm lý và chủ quan mà thôi. Từ tượng vốn đã có yếu tố tâm lý, nên lời giải đoán cũng phụ thuộc tâm lý là lẽ đương nhiên.
    Mối quan hệ giữa tâm lý chủ quan và luận đoán gắn liền với các sự kiện khách quan là một điều huyền bí đối với tư duy khoa học và đối với đa số người học ngày nay.
   Điều đó là điểm tồn nghi. Không biết nghi ngờ chẳng thà đừng đọc sách. Nhưng phải cởi mở cho dù mâu thuẫn với điều mình đã biết. Dù sao suy đoán của Dịch tuyệt đối chỉ là xác suất, để dần bù đắp dần dần những chỗ sai như nội dung của chương này. 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét