Chủ Nhật, 26 tháng 7, 2015

The research ideas and program

Two years ago, being excited about BICEPT2 results, which unfortunately turned out to be wrong, I have initiated an action plan in Cosmology.
The action plan
I have been very busy in the last year with Research and Development in Computer Science, Projects and Administration at ITI-VNU. During the time I have organized a small group of young physicists and we started discussions on a regular weekly basis. We have four people right now and used to work Saturday afternoon or a late afternoon during the work days. We have streamlined the topic very much. The research seems feasible with promising results. However, the program still encompasses a very large field ranging from the symbolic computation, non-commutative geometry, general relativity, cosmology and elementary particle physics. That why we need more helps from others as well.

For the interested physicists, I would like to call their attentions and invite them to participate, even if they are just interested in one aspect of the topic. Let me summarize the recent discussion:

   1. Our cosmology is expanding with an observed acceleration. This needs an explanation.

   2. The acceleration can be explained by the existence dark matter or a modification of general relativity (or both).

   3. Adding a mass to gravity is an old and traditional idea from Pauli-Fierz. However, this theory suffers two issue:
          a) Van Dame- Veltman-Zakharov discontinuity: Massive gravity has five degree of freedom and massless gravity has only two. So, the transition between the two theories has a gap, that might be problematic, since GR is verified with a high accuracy. The additional three degrees of freedom will have quite different consequences.
          b)  Deser-Boulware ghost: In the nonlinear theory, massive gravity has ghost degrees of freedom with negative kinetic energy and might move with a speed larger than the one of light.
 
   4. Recently, these problems has been cured by adding higher interactions (de Rham-Garbadge-Tolley, 2010) or by using bigravity (Hassan-Rosen, 2011).

   5. Actually, a theory of bigravity based on noncommutative geometry was constructed by Nguyen Ai Viet and K.C.Wali in the period of 1995-2000. In this theory, one massive and one massless gravity have emerged naturally from noncommutative space-time on the geometric foundation like Einstein theory, while Hassan-Rosen bigravity lacks theoretical foundations derived from first principle.

   6. Since Viet-Wali model contains more contents, our group is working on a special case, trying to compare the mass terms with Hassan-Rosen and DeRham et al.

   7.  Secondly, we must identify two types of matter fields which are coupled to the two gravity fields. In two works of Nguyen Ai Viet in 1995,1996, I have naively used Alain Connes's noncommutative space-time of M4 X Z2, where each copy of spacetime contained one type of chiral matter field.  From this unified I have derived some relations between fundamental parameters. Among other relations, the Higgs and top quark masses could be calculated.

   8. In a more generic sense, the space-time for bigravity does not necessarily coincide with Connes'. Connes' space-time is good to describe the unified Higgs-Electromagnetic-Weak interactions ( or full model of SM).  This theory can emerge from gravity in another noncommutative space-time. So, we can have a minimal finite content theory of all the interations. This model can explain why gluons do not have related Higgs fields as well. We are to recalculate the Higgs and top quark mass in this model before going further to explore the cosmological consequences.

    9. Looks like a lot of good ideas have streamlined in this model. It is promising but needs a lot of work in next couple years. We hope to have some ground to attack the new field with success.

  

Thứ Bảy, 25 tháng 7, 2015

Tại sao Lưu Bị theo Đổng Thừa mưu giết Tào Tháo?

Có chi tiết ít ai biết, trước khi Tào Tháo mưu giết Đổng Trác không thành phải chạy trốn, đã có giao du với Lưu Bị, cũng đang làm một chức quan võ ở Tràng An.

Bị cũng chạy theo Tào Tháo về Tiểu Bái hưng binh thảo phạt Đổng Trác. Sau khi thua trận, bèn chạy về nương nhờ vào ông anh kết nghĩa, vừa là bạn học cùng thày Lư Thực là Công Tôn Toản, đang làm Thái Thú Bột Hải. Công Tôn Toản tiến cử Bị làm quan Biệt Bộ Tư Mã, dần thăng lên chức Bình Nguyên Tướng. Cảm ơn Công Tôn Toản, Bị phải dốc sức đánh nhau vì Toản, cũng chỉ đánh trận lằng nhằng như một võ quan nhỏ.

Đời của Lưu Bị chuyển, khi do cơ duyên và trượng nghĩa cứu Đào Khiêm, được Khiêm chỉ định làm quan Mục Từ Châu. Vị thế đó đưa Bị lên ngang hàng với các sứ quân trong thiên hạ. Từ Châu là địa bàn trong thiên hạ rất khó nuốt. Vì vậy Lưu Bị phải liên tục đánh nhau với Tào Tháo, Viên Thuật, Lã Bố, tinh những hổ báo.

Tuy vậy, bôn ba bao năm mới có được địa vị như thế, nên Bị phải cố giữ. Giữ mà luôn luôn đe dọa bị mất, thời gian sức lực chỉ nghĩ tới chuyện giữ thành, chẹn đường, cướp quân lương mà không lúc nào nghĩ tới việc rốt cuộc sẽ không giữ được mà không tích lũy được vốn liếng gì trong tay. Tướng thì mãi cũng chỉ có hai ông Quan, Trương võ nghệ cũng chưa đủ mức bạt thiên hạ, văn thì toàn bọn thư sinh mặt trắng như Tôn Càn, My Chúc. Chỉ có Trần Đăng là có vẻ hơi có mưu mẹo một chút.

Nói như vậy, việc Lã Bố cướp được Từ Châu là giải thoát cho Bị khỏi u mê và lòng tham danh. Bị buộc phải chạy về đầu hàng Tào Tháo. Tháo chắc vẫn còn giận Bị vì cứu Đào Khiêm, nhưng là người rất hiểu khát vọng làm quan của Bị, lại có chút tình xưa nghĩa cũ, nên dung nạp Bị.

Rất may cho Bị là nhờ Lã Bố vũ dũng trùm đời, Tháo rất kiêng sợ, nên tích lũy ngay được một cái vốn kha khá. Giá trị lợi dụng của Bị đối với Tháo là đi thảo phạt Lã Bố. Thực ra, Bị chưa phải là đối thủ của Lã Bố, nhưng về hình thức, Bị phải hết lòng đánh Lã Bố vì Bố đã cướp Từ Châu của Bị. Lòng trung thành vì quyền lợi có giá trị hơn năng lực nhiều. Giá trị lợi dụng thứ hai của Bị là ở Từ Châu còn nhiều dư đảng của Bị và Khiêm, có thể làm gián điệp cho Tháo chống lại Bố. Giá trị của Bị càng tăng, khi các tướng của Tháo như Hạ Hầu Đôn, Tào Hồng đã nhiều lần bị các tướng của Bố như Cao Thuận, Trương Liêu đánh cho thất điên bát đảo.

Với ngần đó vốn còn lại trong tay, Bị phải bày lại một ván bài mới để kiếm lợi nhiều nhất. Kết cục, Bố bị Trần Đăng xui dại, các tướng phản thùng mà bị bắt. Khi đó, Bố đã thương lượng với Tháo, tình nguyện đầu hàng, thề đem hết sức chinh phục thiên hạ vì Tào Tháo. Cổ phiếu của công ty Lưu Huyền Đức có nguy cơ rớt giá thê thảm. Do đó Bị phải ra tay xui Tào Tháo giết Lã Bố. Sở dĩ Bị dễ thành công là vì cách nói của Bố vừa  ngu vừa võ biền. Ngu ở chỗ nói tài chính trị của Tháo và vũ dũng của Bố là đều vô địch thiên hạ. Đúng là không hiểu sự kiêu căng này nói nguy hiểm cỡ nào. Vì Tào Tháo sẽ nghĩ ngay đến việc, bây giờ tao may mà túm được mày do thằng Hầu Thành nó cho mày uống rượu say, trói lại. Sau này mày khôn hơn, đem cái vũ dũng của mày ra phá cái chính trị của tao thì tổn thất cỡ nào. Võ biền ở điểm không thấy mày cam kết trung thành, mà chỉ nói chuyện đánh đá. Tao cần cái thằng bảo đánh đá là đánh đá, bảo hiền như thỏ là hiền như thỏ. Lại chẳng may gặp anh tai to, khích bác thêm nên Bố mất mạng, cũng đáng đời, không trách ai được.

Nếu thiên hạ không còn Mã Đằng-Hàn Toại, Tôn Sách, Lưu Biểu và hai anh em họ Viên thì sau khi bắt Lã Bố, cổ phiếu của Lưu Bị sẽ rớt giá thảm hại. Nhưng vì muốn quảng cáo cổ phiểu của mình để cạnh tranh, Tháo bắt buộc phải nâng giá Lưu Bị. Thế là Bị được phong Nghi Thành hầu, Dự châu Mục, Tả Tướng Quân mà sau này trên đường lưu vong, khi nào Bị cũng đem ra xưng. Rất được việc, nhất là đối với bọn nho sĩ.

Khi này đối với Lưu Bị sẽ có khả năng làm quan to, sống yên ấm ở kinh thành. Nếu phục vụ Tào Tháo cho tốt, Bị có thể được thăng dần lên Phiêu Kỵ, Xa Kỵ hay Đại Tướng quân chưa biết chừng. Liệu Bị có muốn như vậy không hay tiếp tục làm loạn bôn ba. Nhiều khả năng Bị muốn ở lại kinh thành hưởng xa hoa phú quý, chứ không muốn "luân chuyển cán bộ" miễn cưỡng. Bởi vì bằng tầm nhìn của Bị lúc bấy giờ không thể nào nhìn ra sẽ cướp được đất của ai, chưa nói chuyện lên ngôi Hoàng đế ở Xuyên.  Trương Phi thì đang chết mệt với cô con gái của Hạ Hầu Uyên. Quan Vũ thì đang chén tạc chén thù với Trương Liêu, Từ Hoảng, lại đang hy vọng Tháo thưởng cho cô vợ của Bố.  Nên chắc không ông nào muốn lăn vào chỗ đâm chém.

Tuy nhiên, trong màn kịch này có vai trò của Hiến Đế. Rõ ràng ông vua này sau khi thịt Đổng Trác, lại muốn làm thịt nốt Tào Tháo. Chẳng trách quan to phải bức hiếp vua để giữ mình. Ông này vừa gặp Lưu Bị đã nhận họ nhận hàng, gọi là hoàng thúc. Mặc dù vài trăm năm sau Tư Mã Quang phán một câu xanh rờn: đời đã xa, không có bằng cứ, thế là nhận xằng. Thực ra, Hiến Đế mới là anh nhận xằng. Còn Bị thì hiểu nhầm mà có lợi cho ta thì càng tốt.

Chính Hiến Đế đã ra lệnh cho Đổng Thừa bày mưu, khiến Bị không có cách nào thoát, đành nhắm mắt ký vào từ chiếu đai áo. Đó cũng là cái giá, khi được nhận làm chú vua. Khi tỉnh ra thì chỉ còn con đường trổ vách vườn rau mà chạy.

Chủ Nhật, 19 tháng 7, 2015

Gia Cát Lượng và bài Lương Phủ Ngâm

Người ta thường truyền tụng rằng, khi Gia Cát Lượng còn ẩn mình cày ruộng ở Long Trung, thường ngâm bài Lương Phụ ngâm, rồi ví mình như Quản Trọng, Nhạc Nghị. Nếu ngâm nga một bài từ ngày này qua tháng khác, ắt trong đó có những ý tưởng tâm đắc nào đó, có thể liên quan tới chí kinh bang tế thế. Hãy thử tìm hiểu xem bài Lương Phủ Ngâm có gì hay. 

Hiện nay còn có thể tìm được hai bài Lương Phủ Ngâm. Bài phổ biến hơn cả và được cho là Gia Cát Lượng hay ngâm là một bài nhạc phủ, theo âm luật, ngôn từ thì nhiều khả năng sáng tác vào thời Hán, trùng với thời Gia Cát Lượng đang sống. Khúc ngâm này có phong cách như ca dao. Nhiều người còn cho rằng chính Gia Cát Lượng là tác giả của khúc ngâm này. Cho đến gần đây, có học giả là Dư Quán Anh, đặt nghi vấn là khúc ngâm này không phải do Gia Cát Lượng sáng tác.

Nguyên văn:

梁父吟 

Lương Phủ ngâm

Bộ xuất Tề thành môn,
Dao vọng đãng âm lý.
Lý trung hữu tam phần,
Luỹ luỹ chính tương tự.
Vấn thị thuỳ gia trủng,
Điền Cương, Cổ Dã Tử.
Lực năng bài Nam sơn,
Văn năng tuyệt địa lý.
Nhất triêu bị sàm ngôn,
Nhị đào sát tam sĩ.
Thuỳ năng vi thử mưu,
Quốc tướng Tề Án Tử.


Dịch nghĩa

Đi bộ ra ngoài cổng thành nước Tề,
Từ xa nhìn về một ngôi làng mơ ảo nơi xa xa.
Ở trong làng có ba ngôi mộ,
Giống nhau tựa như xếp chồng lên nhau.
Hỏi là mộ của ai vậy ?
(Trả lời) Là mộ của những người Điền Khai Cương, Cổ Dã Tử (và Công Tôn Tiếp).
Tài võ của họ có thể lật đổ núi Nam,
Tài văn của họ có thể xoay chuyển đất trời.
Nhưng một sớm bị lời sàm ngôn,
Hai trái đào đã giết chết ba dũng sĩ.
Ai là người có thể nghĩ ra mưu kế đó?
Là tướng quốc nước Tề: Án Bình Trọng.

Bài thứ hai có trong Tam Quốc Diễn Nghĩa của La Quán Trung, tả cảnh Lưu Bị đến Long Trung tìm Gia Cát Lượng thì gặp Hoàng Thừa Ngạn, bố vợ của Gia Cát Lượng đang ngâm một bài. Hoàng Thừa Ngạn nói rằng bài này là "Lương Phủ Ngâm" do con rể là Gia Cát Lượng làm ra.

Nguyên văn

        一夜北风寒, 万里彤云厚.

长空雪乱飘, 改尽江山旧.

仰面观太虚, 疑是玉龙斗.

纷纷鳞甲飞, 顷刻遍宇宙.


骑驴过小桥, 独叹梅花瘦!

Phiên âm
         Nhất dạ bắc phong hàn, vạn lý đồng vân hậu.
Trường không tuyết loạn phiêu, cải tận giang sơn cựu.
Ngưỡng diện quan thái hư, nghi thị ngọc long đấu.
Phân phân lân giáp phi, khoảnh khắc biến vũ trụ.
Kỵ lư quá tiểu kiều, độc thán mai hoa sấu!

Dịch nghĩa
         Một đêm  gió bấc lạnh, vạn dặm mây mịt mù
         Trên không tuyết bay loạn, biến đổi cả giang sơn
         Ngửa mặt nhìn trời cao, thấy như rồng đang đấu
         Trùng trùng sư tử bay, chớp mắt biến vũ trụ
         Cưỡi lừa qua cầu nhỏ, một mình than mai gầy 

Về mặt thơ ca, bài thứ hai rõ ràng là hay hơn. Lời lẽ cũng hùng tráng, có chí khí vút tận trời cao, nhưng có tài hoa thi sĩ phảng phất như Tào Mạnh Đức. Anh hùng khí trùm trời đất, muốn nuốt cả trăng sao,nhưng thơ thẩn một mình đơn độc, thương một đóa hoa mai mảnh mai trong trời lạnh. Tuy nhiên không loại trừ, bài thơ do chính La Quán Trung sáng tác nên mới toàn bích như thế.

Gia Cát Lượng có lẽ không có được văn tài như thế. Bởi lẽ, trước tác để lại đúng là của Gia Cát Lượng chỉ có hai bài biểu là Xuất Sư Biểu và Hậu Xuất Sư Biểu, cũng không có gì đặc biệt về văn chương. Có một khả năng, bài này không phải do Gia Cát Lượng làm, mà ông chỉ ngâm nga do hợp chí của mình. Bài ngâm này hoàn toàn có thể phù hợp về nội dung.

Bài thứ hai thuật lại tích Nhị đào sát tam sĩ thời Chiến Quốc. Thời Chiến Quốc ở nước Tề có ba dũng sĩ, "Sức có thể dời Nam Sơn". Lịch sử chỉ ghi về sức mạnh của họ, nhưng bài Lương Phủ còn tán thêm là "Văn năng tuyệt địa lý". Án Anh, một trong những danh thần thời Chiến Quốc, lấy làm lo ngại, các dũng sĩ kiêu ngạo này có thể làm loạn lễ nghi. Ông dùng kế, dọn 2 quả đào, nói rằng ai là dũng sĩ mạnh nhất đáng ăn đào. Hai người ăn đào, một người thấy xấu hổ vì không được ăn đào bèn tự sát. Hai người kia thấy vậy cũng xấu hổ mà tự sát theo.

Bài ca rõ ràng là oán trách Án Anh, mưu sâu kế hiểm, giết oan người tài, mặc dù Khổng Tử trong kinh Xuân Thu thuật lại chuyện này có ý khen Án Anh mưu kế, vì nước. Khả năng Gia Cát Lượng ngâm nga bài này không nhiều. Thứ nhất, bài này không có gì hay về ngôn từ và nội dung, đến mức phải ngâm đi ngâm lại. Thứ hai, Gia Cát Lượng thuộc dòng Thanh Lưu, theo thói quen là sùng bái Án Anh, Nhạc Nghị, Quản Trọng,... không có lý gì lại oán trách Án Anh.

Một khả năng rất ít là Gia Cát Lượng có thù oán với các võ tướng nào đó đến tận xương tủy, mong có ngày xây dựng một thể chế không có bọn võ tướng. Điều đó cũng có khả năng vì Gia Cát Lượng hồi nhỏ mồ côi cha. Chú là Gia Cát Huyền, được Viên Thuật cho làm Thái Thú ở Hợp Phì. Có thể cả gia đình chú cháu rất hy vọng có một cuộc sống đầy đủ, no ấm. Nhưng chưa tới nơi, nhà Hán lại cử một võ tướng làm Thái Thú. Do đó Gia Cát Huyền phải đưa đàn cháu về Kinh Châu sống nương nhờ vào Lưu Biểu. Biểu cũng là văn quan, nổi tiếng trong đám Bát Tuấn thời Tam Quốc. Biểu cho Huyền một chức huyện lệnh nào đó, cũng đủ sống sung túc. Sau đó, Biểu nghe bọn võ tướng là Sái Mạo bỏ rơi Huyền. Chú cháu phải dắt nhau về cày ruộng ở vùng Long Trung. Có lẽ chính vì thế Gia Cát Lượng ghét bọn võ quan kiêu dũng. Sau này thái độ của Gia Cát Lượng với Quan Trương là áp chế. Đặc biệt với Ngụy Diên ông cư xử tương đối tàn độc, bất công.

Nhưng không lẽ một người như Gia Cát Lượng ngâm nga một bài thơ quèn ngày này qua tháng khác chỉ vì một mối thù vặt vãnh như thế.

Thứ Tư, 15 tháng 7, 2015

Chuyển động có gia tốc có gì lạ - Trích "Khối lượng là gì? Nghệ thuật đặt các câu hỏi"

Mọi hoạt động thường ngày đều liên quan tới gia tốc, là việc thay đổi vận tốc, dù tăng hay giảm. Buổi sáng bạn nổ máy xe chạy ra khỏi nhà với gia tốc dương. Buổi chiều bạn cất xe vào nhà xe với gia tốc âm.



 Chuyển động quay đều cũng là chuyển động có gia tốc, tuy độ lớn của vận tốc không thay đổi, nhưng hướng của vận tốc luôn thay đổi. Chính vì thế luôn có một gia tốc hướng tâm giữ vật quay trên quỹ đạo tròn. Tất nhiên, chỉ các vật có khối lượng mới cảm thấy được lực hướng tâm tác động lên nó. Ngoài ra còn có thể có câu hỏi gì hay ho ở đây được nhỉ?



Muốn đi đến câu hỏi bạn hãy bắt đầu bằng một câu hỏi bình thường. Câu hỏi đó có thể hơi ngây ngô. Nhưng bạn có còn nhớ bí quyết mà tôi đã nói: hãy trả lời câu hỏi bằng cách đặt ra các câu hỏi khác. Trong một loạt câu hỏi tiếp sau bạn sẽ có được một số câu hỏi hay. Nhớ đừng quên kinh nghiệm và quan sát của bạn khi đặt câu hỏi. Đó là sự khác biệt mà bạn mang lại cho cuộc sống. Hãy tin tôi đi, sự khác biệt của bạn là vô giá vì nó là duy nhất.

Đừng ao ước bạn trở thành một bản sao giống hệt như Ngô Bảo Châu, hay thậm chí như Albert Einstein hoặc Henri Poincaré. Hãy tin rằng thêm một Einstein sẽ là thừa. Nhưng nếu phải thiếu đi các suy nghĩ khác biệt của bạn, thế giới này sẽ buồn biết mấy. Tôi rất yêu các trí tuệ trác tuyệt, nhưng không bao giờ thần tượng hóa bằng cách cố gắng trở thành bản sao của họ. Sao chép rập khuôn bao giờ cũng là một sự chế nhạo lố bịch đối với nguyên bản.



Cần phải phân biệt việc dũng cảm đặt niềm tin vào suy luận của chính mình với bệnh vĩ cuồng vô căn cứ. Đơn giản chỉ vì tôi và bạn đều sinh ra với một sứ mệnh nhất định. Chúng ta không có thời gian để làm những việc thừa thãi, cho dù vì những danh vọng hão nào đó. Tôi đã học điều đó từ cậu con trai, hồi cậu 7 tuổi. Khi đó tôi đã hỏi cậu có muốn trở thành một người như Andrew Wiles để giải được một bài toán mà nhân loại hàng trăm năm không giải được hay không. Cậu ta hỏi tôi Wiles đã mất bao lâu để làm điều đó. Khi được biết Wiles đã mất 10 năm để giải bài toán Fermat, cậu nói với tôi: Con bận lắm, không có thời gian chỉ làm một bài toán đâu. Tôi cố thuyết phục: Nhưng đây là một bài toán không ai giải được trong hàng trăm năm. Cậu con trai tôi nhún vai: Cũng vậy thôi, con không thể bỏ thời gian vào việc như thế. Thế đấy! Chúng ta có thể bỏ cả cuộc đời theo đuổi một câu hỏi dành cho mình, chứ không tội gì phí thời gian chỉ để được giống bất cứ nhân vật nào, dù đáng kính đến đâu.

Câu hỏi tôi đặt ra ở phần này như sau: Giữa các hệ quy chiếu chuyển động có gia tốc so với nhau, có một nguyên lý tương đối như giữa các hệ quy chiếu chuyển động thẳng đều so với nhau không? Chắc bạn còn nhớ những con tàu chuyển động trên sân ga. Con tàu bên cạnh bạn tăng tốc, nhưng bạn có cảm giác con tàu của bạn đang lùi lại.



Nếu lý luận một cách hình thức theo logic toán học thì dường như phải có nguyên lý tương đối vì một vật chuyển động có gia tốc đối với một nhà quan sát bất kỳ sẽ thấy nhà quan sát chuyển động với cùng một gia tốc theo chiều ngược lại.

Cho đến khi trở thành thầy giáo, bước lên bục giảng ở một trường đại học ở Âu Châu, tôi vẫn còn tin ở thứ lý luận đơn giản như thế và không bao giờ nghĩ rằng mình chẳng hiểu gì về các định luật Newton. Chính vì thế, thời còn sinh viên, tôi đã đọc lướt qua các định luật Newton, nghĩ chúng là hiển nhiên. Tôi đã trả bài như một con vẹt, giải các bài toán khó nhất như một cỗ máy và nhận điểm cao nhất khóa, nhưng kiến thức đó hoàn toàn vô dụng. Được điểm cao, bằng cấp không hề đảm bảo bạn có thể hiểu sâu sắc và đúng đắn những thứ cần học. Sau đó 20 năm, đọc lại các định luật của Newton tôi mới chợt nhận ra mình đúng là "ếch ngồi đáy giếng". Chính việc ngộ nhận vội vã do lười suy nghĩ đã làm tôi đã bỏ qua những điều tinh túy nhất của Isac Newton đã để lại cho nhân loại.



Thực ra, giữa các hệ quy chiếu chuyển động có gia tốc, còn gọi là hệ quy chiếu phi quán tính, không có sự bình đẳng như giữa các hệ quy chiếu quán tính. Điểm khác biệt giữa hai hệ quy chiếu chuyến động có gia tốc so với nhau ở chỗ luôn có một phản lực ngược chiều với gia tốc tác động lên những người quan sát chuyển động cùng với hệ quy chiếu đó. Trong các hệ quy chiếu mà định luật quán tính của Newton là đúng sẽ không có một lực nào tác động lên người quan sát. Khối lượng chính là nguyên nhân của sự khác biệt đó. Những vật không có khối lượng sẽ không cảm thấy được bất cứ sự khác biệt nào giữa các hệ quy chiếu phi quán tính.

Chính vì vật chất có khối lượng mà Newton đã phải giả thiết có hệ quy chiếu quán tính, trong đó một vật không có ngoại lực tác dụng sẽ đứng yên hoặc chuyển động thẳng đều.

Đó cũng là lý do vì sao chúng ta cảm thấy động đất, xe hơi đổi hướng ở chỗ ngoặt và không thể tự mình quay tròn và nói rằng cả thế giới đang quay xung quanh mình. Trong khi đó, chúng ta hầu như không cảm thấy mình đang chuyển động trên một chiếc xe thật êm, chạy thẳng với vận tốc gần như không đổi, hoặc không hề cảm thấy Trái Đất đang chuyển động với vận tốc siêu thanh xung quanh Mặt Trời.

Cũng vì thế, việc Trái Đất xoay quanh Mặt Trời và quanh trục của chính mình không hề tương đương với việc Mặt Trời và cả thế giới quay quanh Trái Đất. Chính điều đó đã làm Copernicus trở nên vĩ đại. Chúng ta cảm nhận được điều đó nhờ có khối lượng. Đối với những vật không có khối lượng, gia tốc sẽ không có ý nghĩa gì.

Chúng ta cùng chuyển động với Trái Đất. Nếu bạn ném một quả bóng lên theo phương thẳng đứng, nó sẽ rơi trở lại chỗ cũ. Một chiếc máy bay bay từ San Francisco sang Hà Nội hết 12 giờ, nếu bay theo chiều ngược lại từ Hà Nội sang Francisco cũng mất 12 giờ bay. Đôi khi người ta nói chiều bay này sẽ lợi được về thời gian, chiều kia thiệt về thời gian. Nhưng đó chỉ là do chênh lệch giờ địa phương.

Người ta có thể sử dụng hiệu ứng Coriolis để phát hiện một hệ quy chiếu đang quay. Nội dung cua hiệu ứng này như sau: Cực Nam và cực Bắc của một vật đang quay thường được quy ước xác định bằng quy tắc bàn tay phải như trong hình sau



Khi đó, một vật có khối lượng chuyển động thẳng trên bán cầu Bắc của vật đang quay sẽ chịu tác động của một lực gọi là lực Coriolis làm chệch hướng chuyển động sang tay phải. Đối với vật chuyển động trên bán cầu Nam, quỹ đạo chuyển động sẽ bị lực Coriolis làm chệch sang tay trái.

Có rất nhiều cách quan sát được tác động của lực Coriolis trên Trái Đất. Chẳng hạn, dưới tác động của lực Coriolis, các xoáy lốc trên bán cầu Bắc sẽ xoáy ngược chiều kim đồng hồ, còn các xoáy lốc trên bán cầu Nam sẽ xoáy theo chiều kim đồng hồ. Bạn hãy xem xoáy lốc trong hình dưới đây xảy ra ở bán cầu Bắc hay bán cầu Nam.



Đúng vậy, đây là xoáy lốc ở bán cầu Bắc, xảy ra ngày 4 tháng 9 năm 2003 ở Iceland, gần nước Anh. Dựa trên điều này, các nhà văn viết truyện trinh thám đã hư cấu ra những câu chuyện người bị bắt cóc quan sát xoáy nước trong nhà vệ sinh để phát hiện ra mình ở bán cầu Bắc hay bán cầu Nam. Thực ra, trong trường hợp đó, lực Coriolis không đủ tạo ra quy luật về chiều của xoáy nước.

Bằng chứng về Trái Đất tự xoay quanh trục của mình còn quan sát được ở quỹ đạo của tên lửa tầm xa không có điều khiển và đạn đại bác tầm xa sẽ bị lệch đi khác nhau ở bán cầu Bắc và bán cầu Nam.

Hiệu ứng Eotvos gắn liền với tên tuổi của nhà vật lý Hungari Eotvos Lorand mà chúng ta đã nhắc tới cũng là bằng chứng về Trái Đất quay. Eotvos Lorand phát hiện ra hiệu ứng này khi phân tích các dữ liệu đo trọng lực Trái Đất do một nhóm nghiên cứu thực hiện trên một số tàu biển trên Ấn Độ Dương, Đại Tây Dương và Thái Bình Dương. Eotvos nhận thấy dữ liệu có xu hướng dịch chuyển lệch về giá trị thấp hơn khi tàu chuyển động về phía đông, và về giá trị cao hơn khi tàu chuyển động về phía Tây. Eotvos đã giải thích được các sai lệch đó là do lực Coriolis gây ra.

Thứ Sáu, 10 tháng 7, 2015

Bình Tam Quốc: Có túi khôn cũng không biết dùng

Tào Phi chết. Các đại thần cố mệnh là Tào Chân, Tư Mã Ý và Chung Do. Tào Chân làm Đại Tướng Quân, Tư Mã Ý làm Thái Úy cùng giữ binh quyền. Chung Do làm Tư Đồ. Tào Chân chết, con trai là Tào Sảng lên thay, được nhiều người giúp rập, trong đó có Hoàn Phạm, nổi tiếng là túi khôn.

Hoàn Phạm xui Tào Sảng tâu với vua Ngụy thăng chức Tư Mã Ý lên Thái Phó, tước hết binh quyền. Dần dần, Tào Sảng đưa tay chân nắm hết các chức vụ xung yếu, quyền át vua. Sảng cử em trai coi cấm quân, nhất cử nhất động ở kinh thành đều kiểm soát. Tư Mã Ý phải giả ốm, không nhìn ngó gì tới triều chính. Sảng tưởng Ý già yếu lẩm cẩm không còn lo lắng gì nữa, bèn nghĩ đến chuyện ra ngoài thành đi săn.

Hoàn Phạm nói: Đại tướng quân đi săn lỡ ở nhà có chuyện gì thì làm thế nào? Sảng nói: Ta ra ngoài mang theo cả vua, hiệu lệnh thiên hạ ai dám chống. Bèn đưa vua, các quan văn võ và cấm quân xuất cung đi săn.

Ý nghe Sảng xuất cung bèn nai nịt gọn gàng, cùng hai con trai, cầm ấn Thái Phó đến mở kho vũ khí phát cho thân binh, rồi chia nhau phong tỏa tất cả các công sở và vị trí xung yếu, đóng cửa Kinh thành, ra lệnh nội bất xuất ngoại bất nhập. Lại cho người vào cung xin Thái Hậu ra chiếu chỉ bắt Tào Sảng vì tội chuyên quyền.

Hoàn Phạm nghe tin bèn lấy ấn Đại Tướng Quân và binh phù của Tào Sảng bỏ vào tay áo, một mình một ngựa phóng qua cửa thành mà đi. Vừa may, quan giữ thành lại là học trò Hoàn Phạm, không dám cản thầy.

Phe Tư Mã Ý nghe tin Hoàn Phạm chạy thoát đều biến sắc mặt nói: Túi khôn lọt ra ngoài mất rồi biết làm thế nào. Ý nói: Sảng tính tham lam, ngu dốt, lười biếng có túi khôn cũng không biết dùng. Nay đem lợi ra nhử chắc bắt được.

Lại nói Tào Sảng nghe tin Tư Mã Ý nổi loạn sợ luống cuống chân tay. Em Sảng chỉ huy cấm quân khóc hu hu "bây giờ biết làm thế nào". Ngay lúc đó Hoàn Phạm phóng ngựa tới nói "Tư Mã Ý làm loạn. Nhưng tôi đã mang ấn Đại Tướng Quân và binh phù tới. Nay ngài rước xa giá ra miền đông, hiệu triệu các châu đem quân về bắt Tư Mã Ý, ai dám không theo." Anh em Tào Sảng quen ăn chơi sung sướng, nghĩ chuyện xa kinh thành, đi xa mệt nhọc, ngại ngùng.

Hoàn Phạm lại nói: "Chuyện gấp lắm rồi. Xin ngài quyết định ngay, nếu không sẽ chết cả họ.". Sảng nói "Ngươi để ta suy nghĩ thêm." Sảng nghĩ suốt một đêm vẫn không quyết được gì. Đến sáng chợt có sứ của Tư Mã Ý đến nói chỉ muốn tước bớt binh quyền, vẫn cho Sảng giữ chức vụ và tài sản. Sảng mừng lắm. Em Sảng cũng nói: Thái Phó chắc không phụ ta đâu. Sảng nói: Cùng lắm bỏ binh quyền làm một ông nhà giàu.

Hoàn Phạm ngửa cổ lên trời khóc mà nói "Than ôi! Tào Tử Đan tự phụ tài trí hơn người lại sinh một lũ con toàn chó lợn."

Tào Sảng về đến thành, bị Tư Mã Ý sai bắt giết cả ba họ. Đồng đảng của Sảng, trong đó có Hoàn Phạm đều bị tận diệt. Quyền bính nước Ngụy từ đó rơi và tay họ Tư Mã.

Lời bình của Lệnh Lỗi Dương: Xét ra Hoàn Phạm vẫn chưa thể gọi là túi khôn. Khôn thì đã không bày kế cho kẻ ngu. Mưu hay, thì chúa phải cầu. Chúa không cầu mà tự mình phải bày mưu, thuyết phục chỉ có hai trường hợp. Chúa ngu không dùng như Tào Sảng, cùng như ngọc dưới chân trâu. Chúa sáng biết dùng như Tào Tháo dùng Tuân Úc, cũng không khỏi bị nghi ngờ chịu họa sát thân.
Đã gọi là chúa sáng phải tự biết tài và cầu lấy mưu hay. Cố tình bày mưu cho vua, đều không có kết cục tốt.