Hầu như các thần thoại, thần tích Việt Nam đều có bóng dáng nhang nhác trong thần thoại Trung Quốc. Để giải thích điều đó có hai thuyết trái ngược. Có một thuyết cho rằng người Việt Nam đã tiếp nhận tôn giáo, thần thoại Trung Quốc trong thời Bắc thuộc với cố gắng của Nhâm Diên, Sĩ Nhiếp, Cao Biền,... Các thần thoại này được thay đổi đôi chút cho phù hợp với thần thoại địa phương. Vào khoảng thời kỳ giành độc lập, từ thời Ngô Quyền tới đầu đời Lý, đã có những nỗ lực có ý thức, có thể gắn với tên tuổi cá nhân, nhằm tạo ra một hệ thống thần thoại riêng. Và sau này hệ thống thần thoại vẫn không ngừng được bổ sung thêm bởi các yếu tố mới du nhập từ Trung Quốc. Gần đây có một thuyết cho rằng thần thoại Trung Quốc bắt nguồn từ thần thoại Bách Việt, do người Hán là sự hòa huyết của Bách Việt với các chủng Mongoloid. Chính các phần tử gốc Bách Việt này đã mang các yếu tố thần thoại nói riêng và văn hóa nói chung vào văn hóa Trung Hoa. Thực tế có thể là tổng hòa của hai thuyết này. Trước hết, đã có những bằng chứng về các luồng di dân xuất phát từ Miến Điện-Vân Nam. Cũng có những bằng chứng về các luồng di dân muộn hơn từ vùng hạ lưu sông Dương tử về phía Nam và trở lại Vân Nam. Các yếu tố văn hóa được mang theo, sáng tạo thêm rồi du nhập trở lại là điều dễ hiểu. Tuy nhiên, nếu lần lượt phân tích có hệ thống các yếu tố thần thoại, sẽ thấy rõ được nguồn gốc của các yếu tố thần thoại được sinh ra như thế nào. Điều đó có thể phản biện và phòng ngừa một trào lưu khoa học mang tính dân tộc chủ nghĩa, tự tôn thái quá mà gốc gác của nó lại là một tâm lý tự ty dân tộc ở dạng bán khai. Bài viết này sẽ tập trung vào thần thoại về Bàn Cổ, nhân vật sinh ra đầu tiên trong thần thoại Trung Quốc và dường như không có vết tích trong thần thoại Việt Nam.
Bàn Cổ là nhân vật sinh ra từ Hỗn mang nguyên thủy, khi chưa có Trời Đất, Âm Dương chưa phân biệt, Ngũ Hành chưa sinh. Bàn Cổ vừa là sinh vật đầu tiên vừa là người sáng tạo ra vũ trụ, nhưng không mang tính tối cao như Thượng Đế, mà có sinh có diệt như mọi sinh vật. Bàn Cổ mang hình hài của một người nguyên thủy, lông lá, cơ bắp, đầu đội trời, chân đạp đất, tay cầm lưỡi búa. Ông tách trời ra khỏi đất, tách âm dương, tạo ra ngày đêm, tinh tú, vạn vật. Bàn Cổ tồn tại 16 vạn năm, rồi chết. Hình hài của ông để lại thành rừng núi, sấm chớp, sông biển,... Trong thần thoại của người Việt không có Bàn Cổ, có thể vì người Việt không quan tâm tới những vấn đề trừu tượng như Sáng thế. Văn bản cổ nhất nói tường minh về Bàn Cổ là của Từ Chỉnh, người thời Tam Quốc. Gần đây người ta cũng đã tìm thấy bia mộ có khắc tên Từ Chỉnh có niên đại phù hợp. Tuy nhiên, các văn tự về Bàn Cổ đã có dấu vết trong các sách như Chu Ngữ, sách Quốc ngữ từ thời Xuân Thu, Chiến Quốc.
Bàn Cổ cũng tồn tại trong thần thoại của người Miêu và người Dao. Trong thần thoại của người Bố Y (một nhánh của người Choang, sống ở vùng Quý Châu) Bàn Cổ là hai người, một nam, một nữ cũng tạo ra thế giới như Bàn Cổ. Gần đây, các nhà nghiên cứu cho rằng Bàn Cổ cũng tồn tại trong thần thoại Ấn Độ, thần thoại Lưỡng Hà, thần thoại Hy Lạp, trên tuyến đường di cư từ châu Phi của các nhóm người cổ Nam Á. Điều đó chứng tỏ sau khi qua vượt dãy Himalaya, sau thời đại băng hà, nhóm người cổ thông minh đến Nam Á đã dừng lại ở vùng Miến Điện Vân Nam. Khi đó họ còn mang theo các ý tưởng về Sáng thế-Bàn Cổ từ các vùng đất cũ. Các tư tưởng này có thể mai một trong những nhóm người tràn xuống các châu thổ sông Hồng và sông Cửu Long, các nhóm người đi lên phía Bắc và còn ở lại vùng Vân Nam Quý Châu, còn giữ lại các câu chuyện có khác nhau chút ít về Bàn Cổ.
Thứ Bảy, 29 tháng 11, 2014
Thứ Hai, 24 tháng 11, 2014
Lỗi chính tả
Có người nhờ tôi quét lỗi chính tả
http://giadinh.net.vn/song-khoe/hoa-qua-xuat-xu-trung-quoc-da-duoc-tam-thuoc-doc-nhu-the-nao-20141124081908021.htm
Dưới đây là kết quả, lỗi màu đỏ. Bên cạnh đó rất nhiều lỗi văn phong.
Hoa quả xuất xứ Trung Quốc đã được “tẩm
Đã có một thời gian rất daì, các phương tiện truyền thông trong nước đã rầm rồ loan tin rằng hoa quả Trung Tuốc đang trực tiếp đe dọa đến sức khoẻ người dân, Thậm chí là chính báo chí Trung Quốc cũng em ngại, cũng phát hoảng vì những chất độc trong hoa quả không được kiểm soát.
Biết thế, nhưng rồi thì sao? Tất cả những hoa quả xuất xứ Trung Quốc vẫn được người ta tuồn về Việt Nam để đầu đầu người tiêu dùng.thuốc độc” như thế nào?
Hễ nói đến cam Tàu thi ai cũng ngán ngại, ai cũng biết nó có độc. Nhưng quả cam xuất xứ từ Trung Quốc có hình thù thế nào, phân biệt ra sao thì không phải ai cũng biết. Cũng phải thôi, khi cam Tàu đã chỗm chễ nằm trên quầy với cái mác cam Việt thì người tiêu dùng có thông thái đến mấy chũng chịu bó tay. Đó là thủ thuật của gian thương người Việt khi "hô biến" một các hết sức tài tình.
Cam mua ở Trung Quốc có giá rất rẻ. Nếu cam trong nước giá 30 ngàn đồng/1kg thì cam Trung Quốc chỉ bằng một phần ba hoặc cao thì chỉ bằng nửa giá ấy. Giá rẻ đánh trúng tâm lý tiêu dùng của người Việt nên cam giá rẻ tất nhiên được nhiều người lựa chọn. Nhưng có câu "của rẻ là của tôi", trong trường hợp này rất chính xác.
Vì sao cam Tàu có độc? Đó là độc gì? Chính người viết bài có một thời gian đã lần theo dấu chân của thương nhân Trung Quốc nhằm trả lời câu hỏi của độc giả về chuyện họ mua con đỉa Việt Nam để làm gì. May mắn thay, trong thời gian này tôi cũng vô tình tìm được câu trả lời cho chất độc và cách "tẩm độc" của nông dân Trung Quốc vào trái cam như thế nào.
Nhìn bề ngoài vỏ trái cam Trung Quốc rất bóng dù vỏ xanh hay vỏ vàng. Nhưng khi bổ trái cam ra thì bên trong lại bị thối rữa. Mùi trái cam không đặc trung mà có mùi rất hắc, tanh. Sự thực thì trái cam đó đã qua ít nhất 3 lần "thẩm mỹ" để có một hình hài bắt mắt nhưng bên trong lại ngắm ngầm tồn tại một chất độc chết người.
Đất nước Trung Hoa rộng lớn, những vùng giáp ranh với biên giới Việt Nam và cả sâu trong nội địa đều hình thành những vùng chuyên canh cây ăn quả như cam, táo, nho rộng hàng ngàn hecta ở Quảng Tây, Hồ Nam, Trùng Khánh. Một số lượng hoa quả rất lớn dùng để xuất khẩu sang các nước và phục vụ thị trường nội địa. Với những sản phẩm đóng gó xuất khẩu đi các nước phương Tây, Châu Phi và thị trường nội địa được kiểm tra ngặt nghèo, Nhưng những thứ tuồn sang Việt Nam thì khác, nó hoàn toàn khác so với những gì trong đầu chúng ta hình dung.
Ngoại ô TP. Phúc Châu, Trung Quốc vốn đã sớm hình thành nhiều trang trại lưu giữ hoa quả. Ở đây, có những nông trường chứa hàng triệu tấn hoa quảm trong đó có cam. Sau khi được chọn lọc, những trái cam đẹp nhất được đóng gói chuyển đi tiêu thụ. Có hàng chục tấn quả bị thối, bị mốc sẽ tiếp tục được đưa vào quy trình "tái chế" hết sức kinh hoàng. "Không có bất cứ thứ gì bị vứt bỏ đi ở đây", đó là khẳng định của một công nhân trong nông trường rộng lớn.
Một chiếc bồn chứa hàng tấn cam luôn luôn trong tình trạng đầy ắp những quả cam hỏng, cam mốc. Những công nhân của nông trường sẽ đổ vào bồn đó một thứ dung dịch dạng lỏng. Đồng thời, họ dùng một lọ thuốc bột màu đỏ đổ vào dung dịch trên, sau đó khuấy đều để điều chỉnh màu. Sau khi cam được tắm bằng dung dịch này tất cả những nấm mốc sẽ biến mất, ngược lại quả cam có màu sáp bóng rất đẹp.
Ngay cả những quả cam hỏng, nát được công nhân bóc múi và ngâm trong dung dịch để làm nguyên liệu chế biến nước cam tươi. Người ta sẽ thắc mắc, chai bột màu đỏ và dung dịch loãng ấy là gì? Đó chính là dầu hoả và phẩm màu. Những độc tố ngấm qua vỏ cam sẽ là hung thủ gây ra vô số bệnh tật và báo trước cái chết trong tương lai không xa khi chúng ta ăn phải những sản phẩm này.
Ngay cả ở vùng Vân Nam, Quảng Tây nơi mà cam được nhập lậu vào nước
ta với số lượng lớn không qua kiểm tra đều được làm bằng cách tương tự
như vậy. Triệu chứng đầu tiên khi ăn phải thứ chất độc trong những trái
cam này là đau bụng, buồn nôn, đi ngoài. Và khi việc tích tụ độc tố tăng
dần thì những căn bệnh nguy hiểm như ung thư sẽ là kết quả mà chúng ta
gánh lấy
Sự thật hãi hùng về "công thức" biến đào chua thành đào ngọtCách đây không lâu, nếu ai đi qua trục đường quốc lộ 6A thuộc địa phận Mai Châu (tỉnh Hoà Bình) hoặc tỉnh Sơn La thấy xuất hiện rất nhiều đào bán la liệt. Ai ngang qua cũng đáp xe mua một ít làm quà, người ta ngỡ ngàng đó chính là đào mà bà con dân tộc nơi đây trồng sâu trong hẻm núi. Thế nhưng, ít ai biết, số lượng đào được trực tiếp tròng và bán ở đây không nhiều. Phần lớn đào được đem từ nơi khác đến rồi khoác vào "cái áo" đào ta, đào sạch.
Khi hỏi một người nông dân rằng chúng tôi có thể vào thăm tận vườn đào không? Chị dân tộc Mường lắc đầu nguây nguẩy: "Không được đâu mà. Xa lắm mà". Hỏi: "Thế đây là đào nhà chị trồng được à?". Chị thành thật "Đào nhà mình trồng bán hết rồi. Mình mua lại bán kiếm lời thôi". Chúng tôi hỏi tiếp: "Chị mua lại của ai?". "Nó ở dưới xuôi, chở cả ô tô to lắm lên đây. Nó bán lại cho dân bản địa, rồi dân bản địa bán lại cho người đi đường", chị nông dân cho biết. Chúng tôi thắc mắc: "Sao ai cũng bảo đào nhà trồng được?". Chị ta tủm tỉm: "Nói thế để bán được nhiều mà".
Đào Trung Quốc trồng ở khu vực biên giới giáp với các tỉnh phía Tây Bắc nước ta không có gì khác so với đào Sơn La hay Hòa Bình. Hơn thế, trái đào còn có mẫu mã đẹp hơn, ăn giòn, ngon hơn. Nhưng để có được trái đào như thế người Trung Quốc đã làm gì? Một công thức phá chế dung dịch rồi "tẩm" vào trái đào được thương lái người Việt trực tiếp chứng kiến đã tiết lộ khiến chúng tôi choáng váng. Đào bán sớm thường được giá nên người Trung Quốc thường thu hoạch ngay khi trái đào còn xanh và ăn rất chua. Nhưng họ đã "phù phép" vào nó một thứ dung dịch và không phải ăn vào miệng ai cũng nhận ra.
Đào xanh sau khi được thu hoạch sẽ tập trung vào từng cái thùng lớn chứa đầy nước để ngâm trong vài tiếng đồng hồ. Nếu hỏi, người nông dân Trung Quốc sẽ nói đó chỉ là nước để rửa đào cho sạch lông rặm bên ngoài. Thế nhưng, họ đã cho những gì vào đó? Nó bao gồm phèn chua, mì chính, rượu và nước. Những thứ này được trộn lẫn nhau thành một hỗn hợp có thể biến đào xanh thành đào chín, đào chua thành đào ngọt và trọng lượng có thể tăng gấp đôi. Nếu không tin độc giả có thể thí nghiệm bằng phương pháp hết sức đơn giản này và theo dõi sự biến đổi đáng ngạc nhiên của nó.
Và như chúng ta đã biết thì phèn chua có chứa nhôm vô cùng độc hại và nó ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển trí thông minh của trẻ em. Những trái đào Trung Quốc khi bị "tẩm độc" sẽ chỉ giữ được độ giòn trong thời gian rất ngắn sau đó thì ỉu và thối rữa phía trong ruột. Và khó có thể trách rằng, người tiêu dùng không thông thái mà chỉ bởi kẻ bất nhân đã dùng thủ thuật quá tinh vi.
Thứ Bảy, 22 tháng 11, 2014
Bệnh ếch ngồi đáy giếng - Lệnh Lỗi Dương
Nhiều người nói sự phát triển của Việt Nam đặc biệt. Có người nói là do văn hóa của ta nó thế. Nếu đã nói đến văn hóa và đặc biệt, có nghĩa là "trời sinh ra thế, thế thời phải thế", không thể làm gì được. Có một số người, lạc quan hơn, có quan điểm "biến nhược điểm thành ưu điểm", hy vọng rằng tìm được một việc B mà nhược điểm khiến ta không làm được việc A sẽ khiến ta là việc B tốt hơn người khác. Tất nhiên, hy vọng dù mong manh vẫn đáng khen, và rõ ràng là cũng có những cái B như thế, nhưng hiếm và cũng chẳng ngon lành gì (nên mới tới phần mình).
Tuy nhiên, có những việc nhất thiết phải làm mà lại nói tôi không làm vì tôi không có ưu thế, tôi sẽ chỉ làm những cái tôi có ưu thế, thì có khác nào một anh chàng lập dị, trời lạnh mặc áo may ô, trời nóng quấn khăn phu la, sáng không đánh răng. Đúng là đặc biệt, đúng là tự hào vì không ai làm được như thế. Như đó có phải là một cuộc sống hạnh phúc không thì mới là việc cần bàn.
Sớm muộn chúng ta cũng phải sống, làm việc như những người bình thường, vì cuộc sống không thể chỉ mãi mãi là một sàn biểu diễn trí thông minh, hay một cuộc thi lấy kỷ lục. Toa thuốc "biến nhược điểm thành ưu điểm" chẳng qua là để trị cấp tính dành cho người bệnh chứ không thể là một cách sống bình thường lâu dài. Phương chi tôi ngờ rằng các sự đặc biệt được đổ lỗi cho văn hóa đó, thực ra nó cũng không đặc biệt gì, vốn ai cũng đã từng phải trải qua trong giai đoạn ấu trĩ. Có đặc biệt chăng là trì trệ và tụt hậu trong hoàn cảnh hiếm còn ai vẫn chậm phát triển vừa tự mãn. Chính hoàn cảnh như vậy tạo nên một tâm lý thể hiện bằng một thái độ mang tính bệnh lý "ếch ngồi đáy giếng".
Rất nhiều việc đangg bế tắc hiện nay, thay vì vận dụng suy luận bình thường là có thể triển khai tốt, đều có những tiên đề huyền thoại, không quy định trên văn bản nào, không biết lấy từ đâu ra, bẻ gãy mọi lập luận như chơi. Hoặc đơn giản hơn, có những việc trên thế giới, những người phát triển trí tuệ bình thường đều phải làm như vậy, mà ở Việt Nam, các hội đồng hùng mạnh, có các giáo sư bằng cấp nghe dọa chết người cũng đọc sách Tây, đi hội nghị Tây, cũng gật gù thông qua những cách làm hoàn toàn khác lạ, dù thất bại từ thế hệ này qua thế hệ khác. Sản phẩm thì hàng núi giấy, người đi sau chui vào đó mà chui được ra không bị dị tật suốt đời cũng đã là kỳ quan. Tiếc thay, đó không phải là đặc biệt gì về văn hóa, chẳng qua là bệnh "ếch ngồi đáy giếng" do ấu trĩ pha với tự mãn
Con ếch ngồi dưới đáy giếng rất nhiều lý luận, sử dụng đến phán đoán rất nhiều, nên rất giống người thông minh. Chỉ có điểm khác biệt duy nhất, người thông minh phán đoán trên tình huống thật, con ếch ngồi đáy giếng, phán đoán dựa trên rất nhiều giả tưởng, đa số không bao giờ xảy ra. Chính vì có quá nhiều giả tưởng (có khác giả thiết khoa học, tuy nhiều người vẫn hay lẫn lộn, một số vô tình, một số khác cố ý), nên nếu có nhiều ếch sẽ tranh luận liên miên theo kiểu ếch ngồi đáy giếng. Có một số tiêu chí để nhận biết các tranh luận của ếch ngồi đáy giếng để khỏi mang tiếng phản dân chủ bóp nghẹt tranh luận. Tranh luận của ếch ngồi đáy giếng luôn đi vòng tròn theo kiểu kiến bò miệng chén, bởi vì trong giếng các vấn đề cũng chật hẹp như miệng chén. Có thể tranh thủ làm một việc gì đó có ích chừng mười năm như luyện dịch cân kinh, học ngoại ngữ, hoặc lấy tay phải vật với tay trái, thành một công phu trác tuyệt, quay lại bàn tranh luận của ếch thấy câu chuyện vẫn thế, như phim Tàu nhiều bộ, không có tiến triển gì, bàn bàn và bàn tiếp, chẳng ra ngô khoai gì. Thời Trung cổ ở phương Tây cũng có vô thiên lủng các vấn đề kiểu như thế, nào là việc luyện vàng, nào là sự tồn tại của ê te, động cơ vĩnh cửu,... tạo ra hàng tấn lý luận, phép ngụy biện, siêu hình học mà không phải trí tuệ thông thường nào cũng có thể hiểu, cũng đầy rẫy tự mãn. Không có gì mới lạ.
Một đặc điểm khác của ếch ngồi đáy giếng là rất khinh bỉ, ghét những lý luận đơn giản hướng tới thực tế. Bởi vì dù là ếch, trực quan mách bảo chính những lý luận tầm thường, thực tế dựa trên lương năng sẽ đập vỡ mớ lý luận phức tạp của ếch ngồi đáy giếng. Chính Lệnh tôi nhiều lần cũng phải thừa nhận mình không đủ chữ nghĩa, và không đủ năng lực theo dõi các lược đồ logic phức tạp của các học giả ếch ngồi đáy giếng. Sự khinh rẻ đối với thực tế bên ngoài miệng giếng là vũ khí vô song của ếch ngồi đáy giếng, bởi vì nó sẽ đập tan mọi câu hỏi nghi ngờ về phương pháp luận của ếch, buộc những kẻ phản biện rơi vào mê hồn trận của ếch. Phải nói theo kiểu ếch, lập luận như ếch, tư duy được như ếch, thì ếch mới nói chuyện. Học xong được lý luận của ếch thì cũng đã tàn đời hoa, mong gì tìm được lối ra.
Kiến thức hạn hẹp của ếch không phải là điều đáng giận. Làm sao có thể giận được hoàn cảnh không may. Cái đáng giận là ếch không muốn ra khỏi giếng khi có điều kiện và tìm cách ngăn trở những con ếch khác mưu toan bò qua miệng giếng. Lý luận của ếch là người khác cũng sống dưới đáy giếng như mình mới tốt mới phát triển. Có biết đâu, người ta cũng bắt đầu đả phá cái thói "không đàm ngộ quốc" của ếch.
Tuy nhiên, có những việc nhất thiết phải làm mà lại nói tôi không làm vì tôi không có ưu thế, tôi sẽ chỉ làm những cái tôi có ưu thế, thì có khác nào một anh chàng lập dị, trời lạnh mặc áo may ô, trời nóng quấn khăn phu la, sáng không đánh răng. Đúng là đặc biệt, đúng là tự hào vì không ai làm được như thế. Như đó có phải là một cuộc sống hạnh phúc không thì mới là việc cần bàn.
Sớm muộn chúng ta cũng phải sống, làm việc như những người bình thường, vì cuộc sống không thể chỉ mãi mãi là một sàn biểu diễn trí thông minh, hay một cuộc thi lấy kỷ lục. Toa thuốc "biến nhược điểm thành ưu điểm" chẳng qua là để trị cấp tính dành cho người bệnh chứ không thể là một cách sống bình thường lâu dài. Phương chi tôi ngờ rằng các sự đặc biệt được đổ lỗi cho văn hóa đó, thực ra nó cũng không đặc biệt gì, vốn ai cũng đã từng phải trải qua trong giai đoạn ấu trĩ. Có đặc biệt chăng là trì trệ và tụt hậu trong hoàn cảnh hiếm còn ai vẫn chậm phát triển vừa tự mãn. Chính hoàn cảnh như vậy tạo nên một tâm lý thể hiện bằng một thái độ mang tính bệnh lý "ếch ngồi đáy giếng".
Rất nhiều việc đangg bế tắc hiện nay, thay vì vận dụng suy luận bình thường là có thể triển khai tốt, đều có những tiên đề huyền thoại, không quy định trên văn bản nào, không biết lấy từ đâu ra, bẻ gãy mọi lập luận như chơi. Hoặc đơn giản hơn, có những việc trên thế giới, những người phát triển trí tuệ bình thường đều phải làm như vậy, mà ở Việt Nam, các hội đồng hùng mạnh, có các giáo sư bằng cấp nghe dọa chết người cũng đọc sách Tây, đi hội nghị Tây, cũng gật gù thông qua những cách làm hoàn toàn khác lạ, dù thất bại từ thế hệ này qua thế hệ khác. Sản phẩm thì hàng núi giấy, người đi sau chui vào đó mà chui được ra không bị dị tật suốt đời cũng đã là kỳ quan. Tiếc thay, đó không phải là đặc biệt gì về văn hóa, chẳng qua là bệnh "ếch ngồi đáy giếng" do ấu trĩ pha với tự mãn
Con ếch ngồi dưới đáy giếng rất nhiều lý luận, sử dụng đến phán đoán rất nhiều, nên rất giống người thông minh. Chỉ có điểm khác biệt duy nhất, người thông minh phán đoán trên tình huống thật, con ếch ngồi đáy giếng, phán đoán dựa trên rất nhiều giả tưởng, đa số không bao giờ xảy ra. Chính vì có quá nhiều giả tưởng (có khác giả thiết khoa học, tuy nhiều người vẫn hay lẫn lộn, một số vô tình, một số khác cố ý), nên nếu có nhiều ếch sẽ tranh luận liên miên theo kiểu ếch ngồi đáy giếng. Có một số tiêu chí để nhận biết các tranh luận của ếch ngồi đáy giếng để khỏi mang tiếng phản dân chủ bóp nghẹt tranh luận. Tranh luận của ếch ngồi đáy giếng luôn đi vòng tròn theo kiểu kiến bò miệng chén, bởi vì trong giếng các vấn đề cũng chật hẹp như miệng chén. Có thể tranh thủ làm một việc gì đó có ích chừng mười năm như luyện dịch cân kinh, học ngoại ngữ, hoặc lấy tay phải vật với tay trái, thành một công phu trác tuyệt, quay lại bàn tranh luận của ếch thấy câu chuyện vẫn thế, như phim Tàu nhiều bộ, không có tiến triển gì, bàn bàn và bàn tiếp, chẳng ra ngô khoai gì. Thời Trung cổ ở phương Tây cũng có vô thiên lủng các vấn đề kiểu như thế, nào là việc luyện vàng, nào là sự tồn tại của ê te, động cơ vĩnh cửu,... tạo ra hàng tấn lý luận, phép ngụy biện, siêu hình học mà không phải trí tuệ thông thường nào cũng có thể hiểu, cũng đầy rẫy tự mãn. Không có gì mới lạ.
Một đặc điểm khác của ếch ngồi đáy giếng là rất khinh bỉ, ghét những lý luận đơn giản hướng tới thực tế. Bởi vì dù là ếch, trực quan mách bảo chính những lý luận tầm thường, thực tế dựa trên lương năng sẽ đập vỡ mớ lý luận phức tạp của ếch ngồi đáy giếng. Chính Lệnh tôi nhiều lần cũng phải thừa nhận mình không đủ chữ nghĩa, và không đủ năng lực theo dõi các lược đồ logic phức tạp của các học giả ếch ngồi đáy giếng. Sự khinh rẻ đối với thực tế bên ngoài miệng giếng là vũ khí vô song của ếch ngồi đáy giếng, bởi vì nó sẽ đập tan mọi câu hỏi nghi ngờ về phương pháp luận của ếch, buộc những kẻ phản biện rơi vào mê hồn trận của ếch. Phải nói theo kiểu ếch, lập luận như ếch, tư duy được như ếch, thì ếch mới nói chuyện. Học xong được lý luận của ếch thì cũng đã tàn đời hoa, mong gì tìm được lối ra.
Kiến thức hạn hẹp của ếch không phải là điều đáng giận. Làm sao có thể giận được hoàn cảnh không may. Cái đáng giận là ếch không muốn ra khỏi giếng khi có điều kiện và tìm cách ngăn trở những con ếch khác mưu toan bò qua miệng giếng. Lý luận của ếch là người khác cũng sống dưới đáy giếng như mình mới tốt mới phát triển. Có biết đâu, người ta cũng bắt đầu đả phá cái thói "không đàm ngộ quốc" của ếch.
Thứ Bảy, 15 tháng 11, 2014
Thời thượng và khai phóng - Lệnh Lỗi Dương
Tôi không bao giờ tin rằng số đông luôn sáng suốt trong mọi đánh giá và quyết định. Xã hội loài người không ít lần bị những kẻ mị dân làm lầm lạc. Cũng không thiếu các bi kịch của anh hùng lỡ vận. Nói một cách rộng ra, luôn luôn có thể thủ tiêu các xu thế tiến bộ và dân chủ bằng những đám đông. Đó chính là một nghịch lý của xã hội của loài người. Đó là lý do vì sao mà Robespiere và các bạn của ông bị đưa lên đoạn đầu đài do chính thể chế các ông đã chiến đấu để tạo ra. Chính Chúa Giê xu cũng bị đám đông đóng đinh câu rút. Nhà hiền triết Socrates cũng bị đám đông nhân danh dân chủ bỏ phiếu khép vào tội tử hình. Chừng đó ví dụ cũng đủ để ta phải suy nghĩ về chân lý của đám đông và ý nghĩa của dân chủ thực sự.
Một thể chế dân chủ thực sự phải phản ánh được ý chí chung của xã hội nhưng không được bóp chết các tư tưởng khai phóng của những bộ óc kiệt xuất soi đường hiếm hoi. Xã hội loài người đi lên nhờ những tư tưởng khai phóng, chứ không nhờ những ý thích thời thượng. Hãy thử tưởng tượng xem nếu lý thuyết tương đối của Einstein, định lý Godel, hệ thức bất định cũng phải đưa ra lấy phiếu tín nhiệm, hay đánh giá bằng các hội đồng thì làm sao khoa học công nghệ phát triển được. Tư tưởng khai phóng tự thân nó đã có giá trị, sẽ trở thành chân lý, không cần đến sự yêu ghét cảm tính, thay đổi thất thường của đám đông.
Không có gì bất công hơn bằng cách cho những người chưa chuẩn bị đủ kiến thức, không sẵn sàng tư cách ngang bằng với những người đã dày công nghiên cứu kỹ trong một quyết định đòi hỏi trí tuệ, kiến thức và sự chính trực. Một ý kiến cá nhân chỉ có ý nghĩa khi cá nhân đó thực sự có đủ năng lực đánh giá, đủ thông tin và kiến thức cần thiết, nhất là phải có được các phẩm chất đảm bảo cho công minh. Ngày nay không hiếm những hội đồng, tổ chức mà đa số thành viên không được chuẩn bị kiến thức đầy đủ, đứng ra góp ý thậm chí có quyền sửa đổi những đề xuất của các nhà chuyên môn đã dày công chuẩn bị. Nhiều cuộc họp, các thành viên chỉ đọc tài liệu 10-15 phút trước khi vào họp, để phát biểu hùng hồn, đánh giá nặng nhẹ một cách tức cười lãng xẹt, đó là chưa kể đến những người dù có nghiên cứu kỹ cũng không hiểu được hoặc cố tình không hiểu vấn đề. Bất công đó chính là phản dân chủ, dù áp dụng nguyên tắc đa số.
Nói cho cùng Cách mạng văn hóa, Cải cách ruộng đất, Chủ nghĩa vô chính phủ, đều là kích động đám đông để chống lại các mầm mống giá trị đang còn mong manh. Tư tưởng khai phóng cũng như các đồ quý hiếm, bao giờ cũng mong manh dễ vỡ, khó vượt qua được thử thách thô bạo của đám đông. Cách đây vài hôm, tôi có tham gia một hội đồng thẩm định, đã góp ý kiến. Một ủy viên hội đồng nói: anh không thực tế gì cả. Tôi trả lời: Đúng, tôi là người không thực tế, nhưng không có nghĩa là tôi không biết thực tế, nhưng không bao giờ chấp nhận thực tế theo đuôi đám đông.
Cấu trúc hai viện lập pháp ở nhiều nước chính là để giải quyết song đề sử dụng đám đông để xây dựng nền dân chủ và cũng đề phòng đám đông bị điều khiển bởi một nhóm mị dân sẽ bóp chết dân chủ thực sự.
Đối với tôi, dân chủ có nghĩa là khi tôi giao phó quyền bỏ phiếu cho một người đại diện trong cơ quan lập pháp, hành pháp hay hội đồng khoa học, không có nghĩa là tôi mong người đó luôn phải làm theo ý tôi. Tôi trao quyền của tôi có nghĩa là tôi tin ở tư cách và năng lực của người đó để đưa ra quyết định tốt nhất thay tôi trong những vấn đề tôi không đủ thời gian tìm hiểu, không có hiểu biết tối thiểu hoặc có thể sai lầm. Tôi mong dân chủ là sự minh bạch, người ra quyết định phải chịu trách nhiệm với quyết định của họ, khi họ thay mặt chúng tôi làm điều đó.
Việc bỏ phiếu tín nhiệm gần đây của Quốc Hội, có vẻ là một hành vi theo phong trào vì thời thượng, nhưng có nhiều điểm không được minh bạch về mục đích. Nếu nhằm mục tiêu để bãi miễn những quan chức không đủ phiếu tín nhiệm, Quốc Hội e rằng không đủ thẩm quyền. Không có một đạo luật nào nói rằng những người đã được bổ nhiệm một cách hợp pháp có thể bị bãi miễn bởi phiếu tín nhiệm thấp. Ở các nước dân chủ, để lấy phiếu tín nhiệm một quan chức, cần phải có lý do là người đó có dấu hiệu vi phạm luật pháp. Ở một số nước có tư tưởng khai phóng, luật pháp cho phép, khi một nguyên thủ đưa ra một quyết định không được đám đông ủng hộ, nguyên thủ đó có thể yêu cầu bỏ phiếu tín nhiệm, nếu vẫn đủ số phiếu cần thiết, vị nguyên thủ đó có thể đơn phương ra quyết định.
Nếu bỏ phiếu tín nhiệm trở thành một thứ phong vũ biểu cho các nhà quản lý, các chính trị gia, sẽ là một thảm họa cho những tính cách khai phóng và khơi nguồn cho việc đầu cơ thói chuộng thời thượng, mị dân. Các nhà lãnh đạo sẽ thôi không làm việc, bỏ bê sáng tạo, khinh thường động não và trở thành những nhà diễn tuồng. Khi đất nước lâm nguy hay khó khăn, thay vì cần ra những quyết định sáng suốt, nhà chính trị gia thời thượng sẽ chỉ nghĩ đến việc đo xem có bao nhiêu người ủng hộ phương án nào để ra quyết định.
Vấn đề là làm thế nào để đám đông có thể ra quyết định sáng suốt. Một xã hội có thể ra các quyết định sáng suốt, nếu như có một hệ thống giá trị vững chắc. Không phải là không làm được đinh ốc, xe hơi, cho dù giải thưởng Fields có là sản phẩm của trí tuệ Việt Nam, thất bại lớn nhất của trí thức Việt Nam là việc không xây dựng nổi một hệ thống giá trị để có thể thẩm định được các vấn đề xã hội một cách sáng suốt, thậm chí là để trí thức Việt Nam tự biết xấu hổ khi vẫn tham gia vào các việc thẩm định không trung thực rồi cao đạo trách móc những người khác.
Nếu năm 1945, Nguyễn Văn Tố và Nguyễn Hữu Đang cũng phải lấy ý kiến bằng phổ thông đầu phiếu là biết chữ Quốc ngữ có cần thiết hay không, có lẽ hai ông đã bị tín nhiệm thấp, đã không có phong trào Bình dân học vụ. Việc đó cũng không phải đưa ra tranh luận học thuật trên báo chí như Nghệ thuật vị Nhân sinh hay Nhân sinh vị Nghệ thuật.
Đã đến lúc người Việt Nam, nhất là những người lãnh đạo cần phải quả cảm để ra quyết định tốt nhất khai phóng cho đất nước ngay cả khi những ý tưởng của họ chưa trở thành thời thượng.
Cấu trúc hai viện lập pháp ở nhiều nước chính là để giải quyết song đề sử dụng đám đông để xây dựng nền dân chủ và cũng đề phòng đám đông bị điều khiển bởi một nhóm mị dân sẽ bóp chết dân chủ thực sự.
Đối với tôi, dân chủ có nghĩa là khi tôi giao phó quyền bỏ phiếu cho một người đại diện trong cơ quan lập pháp, hành pháp hay hội đồng khoa học, không có nghĩa là tôi mong người đó luôn phải làm theo ý tôi. Tôi trao quyền của tôi có nghĩa là tôi tin ở tư cách và năng lực của người đó để đưa ra quyết định tốt nhất thay tôi trong những vấn đề tôi không đủ thời gian tìm hiểu, không có hiểu biết tối thiểu hoặc có thể sai lầm. Tôi mong dân chủ là sự minh bạch, người ra quyết định phải chịu trách nhiệm với quyết định của họ, khi họ thay mặt chúng tôi làm điều đó.
Việc bỏ phiếu tín nhiệm gần đây của Quốc Hội, có vẻ là một hành vi theo phong trào vì thời thượng, nhưng có nhiều điểm không được minh bạch về mục đích. Nếu nhằm mục tiêu để bãi miễn những quan chức không đủ phiếu tín nhiệm, Quốc Hội e rằng không đủ thẩm quyền. Không có một đạo luật nào nói rằng những người đã được bổ nhiệm một cách hợp pháp có thể bị bãi miễn bởi phiếu tín nhiệm thấp. Ở các nước dân chủ, để lấy phiếu tín nhiệm một quan chức, cần phải có lý do là người đó có dấu hiệu vi phạm luật pháp. Ở một số nước có tư tưởng khai phóng, luật pháp cho phép, khi một nguyên thủ đưa ra một quyết định không được đám đông ủng hộ, nguyên thủ đó có thể yêu cầu bỏ phiếu tín nhiệm, nếu vẫn đủ số phiếu cần thiết, vị nguyên thủ đó có thể đơn phương ra quyết định.
Nếu bỏ phiếu tín nhiệm trở thành một thứ phong vũ biểu cho các nhà quản lý, các chính trị gia, sẽ là một thảm họa cho những tính cách khai phóng và khơi nguồn cho việc đầu cơ thói chuộng thời thượng, mị dân. Các nhà lãnh đạo sẽ thôi không làm việc, bỏ bê sáng tạo, khinh thường động não và trở thành những nhà diễn tuồng. Khi đất nước lâm nguy hay khó khăn, thay vì cần ra những quyết định sáng suốt, nhà chính trị gia thời thượng sẽ chỉ nghĩ đến việc đo xem có bao nhiêu người ủng hộ phương án nào để ra quyết định.
Vấn đề là làm thế nào để đám đông có thể ra quyết định sáng suốt. Một xã hội có thể ra các quyết định sáng suốt, nếu như có một hệ thống giá trị vững chắc. Không phải là không làm được đinh ốc, xe hơi, cho dù giải thưởng Fields có là sản phẩm của trí tuệ Việt Nam, thất bại lớn nhất của trí thức Việt Nam là việc không xây dựng nổi một hệ thống giá trị để có thể thẩm định được các vấn đề xã hội một cách sáng suốt, thậm chí là để trí thức Việt Nam tự biết xấu hổ khi vẫn tham gia vào các việc thẩm định không trung thực rồi cao đạo trách móc những người khác.
Nếu năm 1945, Nguyễn Văn Tố và Nguyễn Hữu Đang cũng phải lấy ý kiến bằng phổ thông đầu phiếu là biết chữ Quốc ngữ có cần thiết hay không, có lẽ hai ông đã bị tín nhiệm thấp, đã không có phong trào Bình dân học vụ. Việc đó cũng không phải đưa ra tranh luận học thuật trên báo chí như Nghệ thuật vị Nhân sinh hay Nhân sinh vị Nghệ thuật.
Đã đến lúc người Việt Nam, nhất là những người lãnh đạo cần phải quả cảm để ra quyết định tốt nhất khai phóng cho đất nước ngay cả khi những ý tưởng của họ chưa trở thành thời thượng.
Thứ Tư, 12 tháng 11, 2014
Hoa nở đêm - Truyện ngắn của Huy Phương
Chị ra đi, để lại cho anh năm nghìn đồng, rút trong món tiền tiết kiệm bé bỏng của hai vợ chồng và một lời dặn.
Khi chỉ còn hai vợ chồng trong căn phòng hẹp, chị choàng tay lên vai anh, nói như nói thầm:
-
Công việc của anh, em không phải nhắc. Chỉ xin anh điều độ và giữ gìn
sức khỏe...
Nhớ coi giùm em chậu hoa ở hiên sau. Chỉ vài ba tuần nữa là
hoa nở đấy.
Tưởng
là việc gì. Bây giờ anh mới hiểu vì sao mấy hôm nay chị cứ dậy từ tờ mờ
sáng. Lịch kịch thu dọn ở cái hiên sau giá buốt gió mùa ấy. Chẳng biết bao nhiêu lần anh tiễn đưa chị ở sân ga. Lòng anh nao nao, khi vẫy tay theo cái khung cửa cứ bé dần đi như một tấm ảnh thu hình, ở cuối con đường tàu loáng ướt nước mưa.
*
* *
* *
Anh
vẫn sống điều độ. Cái trật tự gia đình đã đi theo chị. Bàn viết của anh
bây giờ là cả một mớ bòng bong những giấy má, sách báo, những chén trà
cáu bẩn, cái gạt tàn đầy ngộn mẩu thuốc lá. Món tiền năm ngàn là quá nhỏ
đối với cái công trình khoa học anh đang theo đuổi. Còn chậu hoa dưới
mái hiên khuất nẻo kia là biểu tượng quá lớn của vũ trụ thiên nhiên. Anh
đóng cửa về phía vũ trụ từ khi chị đi. Vì đó là nơi hứng gió mùa, là
một nửa thành phố pha tạp, quay cuồng mua bán. Còn phía sau cửa sổ, nơi
bàn viết của anh là mặt hồ yên tĩnh, là hàng sấu lốm đốm lá vàng, là nửa
cái thành phố thuộc về suy tưởng. Những đêm thức rất khuya tiêu nốt
những đồng bạc cuối cùng thành khói thuốc, anh có cái cảm giác đang sống
lửng lơ trên một vùng biên giới nào đó nửa hư nửa thực của cái thành
phố vừa đáng yêu lại vừa đáng ghét này.
*
* *
* *
Anh
nghiên cứu về Trần Thủ Độ. Rồi anh sẽ viết về Cống Chỉnh, về Võ Văn
Nhậm. Có thể là cả về Nguyễn Ánh... Về những danh nhân ra đời ở nơi giáp
giới của Công và Tội, về bao nhiêu bậc tài đức còn khuất tên. Sử học,
theo anh, đáng yêu chính là ở những vùng tranh tối tranh sáng ấy. Trong
cái môn khoa học đầy bất trắc này, anh muốn soi rọi ánh sáng vào những
nơi còn che khuất "đằng sau mặt trăng", như người ta thường nói. Và có
thể, với anh, một nhà nghiên cứu trẻ tuổi, đó là con đường mạo hiểm, dẫn
dắt bởi một tham vọng điên rồ.
Chị
chẳng hiểu gì về nghề nghiệp của anh. Chị chỉ là một thầy thuốc. Chuyên
về bệnh sốt rét, yêu con người, yêu thiên nhiên. Không, chị còn yêu anh
nữa. Nhưng cái thành phố dở trăng dở đèn này không ráp mối nổi những
sợi dây mong manh trong trái tim giầu xúc cảm và sôi nổi của chị. Nên
chị vẫn thường sẵn lòng nhận những chuyến đi công tác ở nơi xa.
Giống
như anh, chị cũng đang tìm kiếm một điều gì đấy. Họ chẳng bao giờ cản
trở nhau. Vì hai người đều hiểu căn phòng ở nơi biên giới của hai nửa
thành phố này sẽ chỉ còn là một đảo băng dễ vỡ, ngày nào cả hai người
chẳng còn chút khát khao nào đối với những chân trời mà họ muốn tìm
kiếm.
*
* *
* *
"Cuối
cùng, cũng chỉ là tình yêu thôi". Chị nói thế. Và anh cũng nghĩ thế.
Với mỗi chuyến đi xa, chị mang theo nỗi nhớ anh. Vậy mà anh, để làm cái
công việc này, anh lại đang cần nhiều quên lãng.
Cứ
vậy, cho đến một buổi sáng ngẫu nhiên anh mở cửa, trông ra hiên sau.
Anh suýt bật kêu lên thành tiếng khi thấy cả chậu quỳnh sum suê trắng
xóa một mầu hoa. Giữa những cành lá rậm rạp, những cuống hoa dài rủ
xuống thõng mượt, với những búp hoa đã khép lại như những cái đầu thiên
nga đã gẫy cánh. Lồng ngực anh đau tức như có một cái gì đang thít lại:
Hoa đã nở hết đêm qua, có lẽ vào lúc cơn gió mùa đổ về dữ dội nhất,
những bông hoa mà chị chăm bón, nâng niu, gửi gắm cho anh trước khi lên
đường.
Bàng
hoàng, anh bước qua bậu cửa sổ. Còn nhìn ngắm gì nữa, những đóa hoa
tàn, tối qua đã nở hết mình trong mưa, trước một nửa thành phố ghẻ lạnh,
thờ ơ và bên cạnh một ông chủ mải lang thang ở chân trời sử học. Anh
đếm từng bông hoa, như đếm sức nặng mỗi lỗi lầm của chính mình.
*
* *
* *
May
mắn cho anh, sục tìm một lúc trong đám lá dày, anh vẫn còn thấy sót lại
một bông hoa chưa nở. Tim phập phồng, anh tìm kéo cắt vội cả cành hoa,
thận trọng mang cắm vào lọ.
Và
đêm nay, trong căn phòng vắng, anh thấp thỏm chờ hoa nở. Dưới vầng ánh
sáng ngọn đèn bàn giờ phút này, đối diện với nhau chỉ có anh và bông hoa
còn khép cánh.
"Em có nở không bông hoa...
"Em
có chịu nở không bông hoa hoang dã và hết mực vô tư kia?". Anh thầm thì
và hơi thấy buồn cười với cái ý nghĩ chải chuốt của mình. Không, anh
đang nghĩ đến một điều thật nghiêm chỉnh. Đến mức gần như gắn liền với
hạnh phúc và số phận của anh lúc này. Lẽ ra, cẩn thận hơn, anh phải đi
hỏi bạn anh, một nhà thực vật học, xem hoa quỳnh có còn nở được không
khi đã cắt lìa thân đem cắm vào lọ. Và bây giờ anh thấy lo lắng, canh
cánh trong lòng một mối băn khoăn, day dứt.
Hai
nửa thành phố như không còn nữa. Cái biên giới thực hư lửng lơ trên căn
nhà không còn nữa. Mà ngoài cửa sổ chỉ là một thứ ánh sáng bàng bạc mầu
xanh của đêm cuối thu, không có thời gian. ánh sáng ấy chiếu tỏa khắp
nơi, đến mãi nơi đáy lòng của anh. Và đúng lúc ấy, anh thấy búp hoa cựa
mình, giống như một sinh vật vào phút giây thoát xác. Rồi một chớp mắt
sau, rất nhanh, khi những chiếc lá bên cạnh chưa ngớt rung rinh, những
cánh hoa trắng muốt chậm rãi xòe ra với dáng mực thước, tự tin của những
ngón tay nghệ sĩ, một mùi hương thoang thoảng tỏa ra từ những nhị hoa
vàng nhạt.
Lúc
đó, anh nghẹn ngào cảm thấy như có hàng vạn đóa hoa như thế, cùng một
lúc bung nở khắp thành phố với một mùi hương thầm trìu mến và hòa giải.
Riêng
với anh, bông hoa này mới thực là bông hoa chị giữ lại cho riêng anh.
Cùng với năm ngàn đồng chóng tan thành mây khói, với chìa khóa, với sổ
gạo, phiếu dầu và bao nhiêu thứ vụn vặt làm nên hạnh phúc.
Những bông hoa như thế vẫn nở mãi từ ngàn xưa trong lịch sử.
Mùa xuân 1999
Thứ Hai, 10 tháng 11, 2014
Nghiên cứu và phát triển trong đại học – Ngô Quang Hưng
By HỌC THẾ NÀO • 22/09/2014 HTN: Tham luận cuả GS Ngô Quang Hưng (ĐH bang New York
tại Buffalo, Mỹ) tại Hội thảo VED 2014. Slides báo cáo có thể xem và
download tại đây: Research and Development in Universities
Nghiên cứu và phát triển (R&D) là một thành tố tối quan trọng trong một trường đại học hiện đại. R&D không những quan trọng về mặt kinh tế, phát triển khoa học nói chung và kỹ năng nghiên cứu nói riêng, mà còn đóng vai trò thiết yếu trong việc cải thiện chất lượng giáo dục.
Trong bài viết này, tôi sẽ chia sẻ một vài thu thập, quan sát, và kinh nghiệm cá nhân về việc làm R&D trong đại học. Các ví dụ và quan sát sẽ chủ yếu xoay quanh ngành Khoa Học Máy Tính, vì đó là ngành mà tôi làm việc và có chút ít hiểu biết. Tôi hy vọng rằng các quan sát này có thể phần nào có tính phổ quát và trở nên hữu dụng trong nhiền ngành khác nữa. Cuối cùng, bài viết nêu ra một vài ý tưởng cho việc cải thiện cả chất lẫn lượng của R&D trong các trường đại học ở Việt Nam.
(Tác giả xin chân thành cảm ơn các thành viên Nhóm Đối Thoại Giáo Dục, các anh Lương Thành Nam, Cao Hoàng Trụ, Võ Hưng Sơn, và Nguyễn Xuân Long, đã đóng góp các ý kiến quý báu cho bài viết này. Lỗi trong bài là lỗi của cá nhân tôi, không phải của họ.)
Nghiên cứu và phát triển (R&D) là gì?
Để có một ngôn ngữ nhất quán cho toàn bộ bài viết về ý nghĩa của cụm từ R&D, trước hết chúng ta thống nhất ngữ nghĩa của cụm từ R&D sẽ được dùng cho bài viết này.
Chữ D — phát triển — thì đã tương đối rõ: phát triển một sản phẩm mới hoặc một bộ phận nào đó cấu thành một sản phẩm cụ thể. Trong ngành máy tính thì một sản phẩm mới có thể là một phần mềm mới giải quyết một vấn đề cụ thể, ví dụ như phần mềm điều khiển không lưu. Một bộ phận của một thành phẩm có thể là một con chip, hay một thư viện thuật toán giải quyết các bài toán tối ưu trong vận trù học, mà dùng nó ta có thể giải quyết các vấn đề ách tắc giao thông hay vận chuyển và đóng gói hàng hóa.
Chữ R — nghiên cứu — thì có nhiều tầm mức, và có thể nôm na chia thành hai loại chính, phỏng theo (adaptation) và sáng tạo (innovation). Hai loại nghiên cứu này cũng phù hợp với hai loại nhóm R&D ở các công ty, tập đoàn. Một loại nhóm R&D bao gồm chủ yếu là các kỹ sư, loại còn lại cần được gầy dựng bởi một nhóm các nhà khoa học nghiên cứu. Những nghiên cứu mang tính sáng tạo cao hơn tất nhiên là có rủi ro cao hơn, nhưng khi thành công thì lợi tức đầu tư cũng lớn hơn.
Ý nghĩa kinh tế của R&D
Các nghiên cứu kinh tế cho thấy lợi tức đầu tư công vào R&D thường là khá cao, khoảng 30% đến 100% hoặc hơn nữa, theo các báo cáo của phòng nghiên cứu Kinh Tế Quốc Gia Mỹ (NBER), của các nhà kinh tế Charles Jones và John Williams của Stanford, hoặc của ngân hàng dự trữ liên bang của San Francisco.
Nhiều trường đại học ở Mỹ có các phòng chuyển giao công nghệ làm việc rất tốt. Ở các trường hàng đầu có một “văn hóa” làm chuyển giao công nghệ lâu đời, kết hợp công tư nhuần nhuyễn, thì lợi tức của họ thật sự là đáng ghen tị. Stanford sở hữu bằng sáng chế thuật toán Page-Rank của Google, một công nghệ mang tính đột phá ngành sinh học phân tử (DNA tái tổ hợp — recombinant DNA), cùng với thu nhập từ nhiều công ty khởi nghiệp của sinh viên họ, thu về trung bình 60-100 triệu USD mỗi năm trong 40 năm qua. NYU đồng sở hữu bằng sáng chế thuốc Remicate trị thấp khớp, cùng với các sáng chế khác đã thu về 157 triệu năm 2006 (tổng chi phí nghiên cứu là 210 triệu, lời 75%). Nhưng ta không cần lấy các ví dụ từ các đại học đỉnh của thế giới như MIT, Stanford, Berkeley. Đại học Wake Forest năm 2006 thu về 60 triệu (trên tổng chi phí 146 triệu); phần nào nhờ hệ thống V.A.C., một hệ thống tạo chân không cơ học giúp hồi phục vết thương. Đại học Florida có nước Gatorade, v.v.
Trong các ngành XH hội học như kinh tế, chính trị, ngoại giao thì R có ý nghĩa rất lớn về mặt làm chính sách. Ví dụ như trong công cuộc đổi mới giáo dục của chúng ta, chỉ tính trong 3 tháng qua thôi là báo chí đã đăng đầy các dự án, dự thảo về thay đổi quy chế tuyển sinh, cơ chế tự chủ, trang bị máy tính bảng, vân vân. Nhưng ít khi ta thấy một công trình nghiên cứu khoa học nghiêm túc đi kèm, đánh giá lợi hại của các dự án dự thảo mới. Các tranh luận trên báo chí phần nhiều mang tính định tính, và kể cả khi có ít định lượng thì cũng manh mún. Dân chúng không biết đâu mà lường là nên theo cái nào, làm cái nào đúng, cái nào không nên.
Một điều không thể chối cãi là R&D đã mang lại các công nghệ và sản phẩm mang tính đột phá, như Internet, hay vaccines và các thiết bị y tế, v.v., những thứ đã trực tiếp cải thiện cuộc sống sinh học, cuộc sống vật chất, và cuộc sống tinh thần của nhiều tỉ người trên trái đất. R&D ở các trường đại học cũng đã giúp khởi nghiệp nhiều nghìn công ty, tạo công ăn việc làm cho nhiều triệu người. Những đóng góp này không thể dễ dàng quy thành đô la.
Ý nghĩa khoa học của R&D
Ở đa số các ngành khoa học (có lẽ chỉ loại trừ Toán lý thuyết), thì làm R&D có ảnh hưởng rất tích cực đến sự phát triển của khoa học và của sự nghiệp khoa học của những nhà nghiên cứu tham gia làm R&D.
R&D giúp các nhà nghiên cứu định hình một tầm nhìn và nhận thức đúng đắn về các đề tài lý thuyết và phạm vi ứng dụng của chúng. Các kết quả lý thuyết hầu như bao giờ cũng bị trói trong một bộ các giả thiết đơn giản hóa vấn đề (như môi trường chân không trong Vật Lý, hay thuật toán chạy trong bộ nhớ chính của máy tính). Các bộ giả thiết đơn giản này đôi khi vẫn xấp xỉ thực tế rất tốt và khi đó kết quả lý thuyết có tính ứng dụng trực tiếp cao. Nhưng đôi khi, chúng xa thực tế đến mức trở thành vô dụng. Nếu không làm D, nhà nghiên cứu sẽ có khả năng sẽ sống và thác trong tháp ngà của mình, bất kể chỉ số ảnh hưởng của họ cao đến mức nào. (Các cư dân trong tháp ngà trích dẫn lẫn nhau!)
R&D không chỉ giúp chúng ta phát triển ứng dụng hoặc phủ định các kết quả lý thuyết, mà còn truyền cảm hứng cho chúng ta về những hướng nghiên cứu hoàn toàn mới, được bắt rễ chắc chắn từ những bài toán thực tế và những nhu cầu có thật, hoặc của xã hội, hoặc của các công nghệ liên quan. Ví dụ, mấy năm qua tôi viết chương trình hiện thực hóa một thuật toán của mình cho cơ sở dữ liệu, nhưng lại phát hiện ra nó làm việc tốt hơn rất nhiều nếu dùng để tính một số mô hình đồ thị thống kê, một vấn đề hoàn toàn khác.
Làm R&D cũng giúp cho các nhà nghiên cứu dễ tìm nguồn tài trợ để làm nghiên cứu cơ bản, từ cả các cơ quan tài trợ khoa học cơ bản của nhà nước lẫn từ doanh nghiệp tư nhân. Một đề án nghiên cứu, dù là nghiên cứu khoa học cơ bản, mà có cơ sở ứng dụng vững chắc bao giờ cũng “nặng ký” hơn nhiều các đề tài trên trời, với các động cơ ứng dụng “vẽ vời” ra cho kêu. Điều này hoàn toàn đúng ở Mỹ, và tôi hy vọng nó cũng sẽ phổ biến ở Việt Nam.
Ý nghĩa giáo dục của R&D
Các giảng viên hay giáo sư đã từng làm D bao giờ cũng có khả năng giảng dạy hứng khởi hơn rất nhiều so với những người giảng bài chay. Họ biết cái gì dùng được trên thực tế, những giả thiết nào là những giả thiết đơn giản hóa để gói gọn bài học, và những giả thiết nào hoàn toàn sai thực tế. Họ biết cách thiết kế các bài tập nắm bắt được tinh thần của một vấn đề thực tế, thiết lập ngữ cảnh cho bài tập để sinh viên hiểu tại sao bài tập này lại hữu dụng cho việc phát triển kỹ năng của họ.
Sâu sắc hơn một chút, khi ta có các dự án R&D mà một nhóm sinh viên được làm việc trực tiếp, tham gia giải quyết một góc của một vấn đề thực tế, thì đây là môi trường huấn luyện tuyệt vời cho các kỹ sư tương lai: khi ra trường họ đã có sẵn kinh nghiệm thực tế để làm việc. Ngược lại, phần nghiên cứu của R&D cho sinh viên các trải nghiệm làm nền tảng để họ có thể phát triển thành các nhà nghiên cứu độc lập nếu họ muốn theo đuổi con đường hàn lâm. Tất cả các sinh viên tôi đã từng tham gia hướng dẫn làm R&D, đại học hay sau đại học, đều nói rằng việc tham gia một dự án R&D dạy cho họ những kinh nghiệm quí báu hơn việc học chay rất nhiều lần.
Tham gia dự án R&D liên kết với doanh nghiệp là một dòng rất có giá trong resume của cả sinh viên lẫn chủ nhiệm đề tài.
Tại sao R&D trong trường đại học mà không phải ở các tập đoàn hay công ty?
Do các áp lực thị trường và lợi nhuận thường là ngắn hạn, khu vực tư nhân (private sector) có xu hướng không hoặc ít đầu tư vào R&D đúng nghĩa. Ở Mỹ chẳng hạn, đầu tư vào R&D từ các công ty tư chỉ khoảng 1/4 con số “tối ưu”, nói chung. Tất nhiên, khi nói riêng thì có các ngoại lệ như các chàng khổng lồ tương đối rủng rỉnh kiểu Microsoft, Facebook, Google, IBM, có hệ thống R&D rất sung mãn; và các ngành công nghiệp “sống” bằng R&D như ngành dược, và các công nghệ đột phá như công nghệ sinh học, công nghệ nano. Ở những ngành này thì các cty tư nhân có thể chi trả đến 75% chi phí cho R&D. Một lý do nữa mà các cty đầu tư ít vào R&D là trong một số công nghiệp thì quá dễ để các đối thủ copy ý tưởng. Trong ngành máy tính chẳng hạn, hệ thống bảo hộ bằng sáng chế ở Mỹ là một hệ thống hoàn toàn mục ruỗng, làm cản trở sáng tạo, tốn tiền tỉ cho các luật sư. Do đó, hệ thống bằng sáng chế không giải quyết được vấn đề sở hữu trí tuệ, làm các cty tư nhân ít đầu tư theo diện rộng vào R&D hơn.
Ở các đại học ta thường có nhân lực giá rẻ, kỹ năng nghiên cứu và kiến thức cao, tiếp cận được với những phát kiến mới nhất của nhận loại. Nhân lực ở đại học sở hữu tốt kỹ năng thực hiện chữ R trong R&D.
Chỉ có môi trường đại học, mà về mặt lý tưởng nó dung dưỡng tuyệt đối sự tự do tìm tòi, độc lập khỏi các áp lực thị trường ngắn hạn, mới có nhiều khả năng ươm các phát kiến mang tính đột phá.
Cuối cùng, như đã nói ở trên, R&D trong các đại học có ý nghĩa lớn về giáo dục, về khoa học, về phát triển sự nghiệp cho sinh viên, giảng viên, và giáo sư, và còn đóng góp về kinh tế cho trường, địa phương, quốc gia, và đôi khi cả nhân loại.
Hệ sinh thái R&D ở các đại học Mỹ
Hai nguồn tài trợ chính cho nghiên cứu trong các đại học ở Mỹ là từ các cty tư nhân và từ các quỹ tài trợ nghiên cứu quốc gia như (NSF, DARPA, DoD, DoE, DoT, NIH, v.v.) đều có nhận thức sâu sắc về chữ D trong R&D. Tài trợ từ các cty tư nhân thì hiển nhiên họ mong muốn thành quả tiến đến các sản phẩm cụ thể. Còn các quỹ tài trợ khoa học quốc gia cũng chịu áp lực lớn khi phải giải trình trước quốc hội về hiệu quả của các đầu tư vào nghiên cứu khoa học.
Ở mỗi trường đại học thì các phòng chuyển giao công nghệ đều có kinh nghiệm giúp đăng ký bằng sáng chế và giúp kết nối các nguồn nhân lực vật lực để tạo các công ty khởi nghiệp. Nhìn chung, ý tưởng thì có thể thiếu chứ môi trường và tài nguyên phục vụ cho thương mại hóa ý tưởng thì họ làm tương đối tốt, kể cả ở các trường ít danh tiếng.
Một quan sát tôi nhận thấy trong ngành máy tính là quan hệ trực tiếp giữa các giáo sư và các công ty tư nhân rất chặt chẽ và chất lượng. Tất nhiên khi một cty cần kết quả nghiên cứu từ một nhóm nghiên cứu thì họ tài trợ; nhưng các cty cũng rất hay “nuôi quân” để tìm các nhân viên chất lượng cho họ trong tương lai. Ngoài việc nhận tài trợ trực tiếp từ các công ty tư nhân, thì một GS trong trường đại học cũng có thể nhận tài trợ từ quỹ NSF thông qua một công ty tư nhân qua các dự án SBIR/STTR, vốn dùng để kích thích các nghiên cứu có tính rủi ro cao nhưng có khả năng mang lại hiệu quả thương mại lớn.
Ngược lại, các đề án phát triển và tài trợ nghiên cứu gầy dựng từ các chính trị gia, nhất là các chương trình từ các tiểu bang hay địa phương, thì lại có vẻ hoang phí hơn rất nhiều. Phần vì các chương trình này thường không có tính bền vững về mặt thời gian, các chính trị gia hay dùng chúng để làm bậc thang chính trị. Phần vì sự quan liêu của các chương trình địa phương cồng kềnh hơn các chương trình liên bang đã qua nhiều năm thử thách như NSF hay DARPA.
Một điều đáng lưu ý là budget của các quỹ nghiên cứu từ bên Quốc Phòng (DARPA, DoD, US Army, US Airforce) rất lớn, rất fluid (nội DARPA không thôi đã có đến 3 tỉ, gầng bằng nửa NSF). Và DARPA dùng phần lớn tiền đó tài trợ cho các dự án lớn ở các phòng Labs và các đại học, với các program managers tài năng, kiến thiết ra các chương trình thiết yếu cho quốc phòng. Ngoài ra họ có một hệ thống thẩm định đề tài khá chặt chẽ (đến mức cồng kềnh — nên những ai làm KH cơ bản có thể không thích thú lắm). Ví dụ, nếu anh phán là anh làm phần mềm bảo mật, họ sẽ có một đội-đỏ (red team) gồm vài hackers có kinh nghiệm đến “thử” phần mềm của anh. Phương pháp nghiệm thu bằng “đội-đỏ” này được phát triển từ văn hóa tổ chức quân đội Mỹ.
Hiện trạng phát triển R&D trong các đại học Việt Nam
Ở Việt nam đã có nhiều khởi xướng nhân vật lực từ trung ương, địa phương, đến các trường đại học để thúc đẩy R&D và tạo doanh nghiệp từ R&D. Nhiều trường đại học có các trung tâm sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ, trung tâm ươm tạo công nghệ và doanh nghiệp. Khi xưa thì cơ sở hạ tầng, nay thì cả đào tạo, hướng dẫn, đăng ký bản quyền, dịch vụ đỡ đầu, và huy động vốn cũng đã được các trung tâm ươm tạo cho vào danh sách dịch vụ của họ.
Luật KH&CN được Quốc hội thông qua và có hiệu lực từ năm 2014 cũng có rất nhiều điểm tích cực: đầu tư từ ngân sách nhà nước ít nhất 2%, bắt buộc các doanh nghiệp phải dành phần lợi nhuận để tái đầu tư cho R&D, mô hình quản lý quỹ phát triển KH&CN có nhiều thông thoáng, có hình thức “đặt hàng” nghiên cứu cho các nhà khoa học, cụ thể hóa rất nhiều chính sách đãi ngộ về lương và bổng cho các nhà nghiên cứu.
Cộng các nguồn kinh phí từ nhà nước xuống địa phương, vốn tài trợ nước ngoài (ví dụ như dự án FIRST), thì tổng kinh phí cho R&D ở VN không phải là ít. (Các con số tôi đọc được biến thiên từ 0,2% đến 2% GDP, từ 600 tỉ đến 1000 tỉ một năm, nhưng lại được xan ra 1600 trung tâm và các viện nghiên cứu, nuôi 60 nghìn nhân sự.) Cũng có không ít các ví dụ làm R&D tốt từ các trường đại học và phát triển thành doanh nghiệp thành công, như Sơn Kova chẳng hạn.
Tuy nhiên, do nhiều yếu tố khách quan và chủ quan, phát triển R&D ở các đại học VN còn yếu.
Số lượng các trung tâm ươm tạo còn hạn chế. Trong khi ở TQ có khoảng trên dưới 700 trung tâm ươm tạo, tạo được 45000 công ty; Hàn quốc trên dưới 300 trung tâm, tạo được 5000 công ty, thì ở ta có khoảng trên dưới 15 trung tâm, tạo được 50 công ty.
Các Đại học của ta đều quá tải, dẫn đến tình trạng các giảng viên, đặc biệt là giảng viên trẻ, bị quá tải đến mức khủng khiếp về mặt giảng dạy. Họ không có thời gian để phát triển kỹ năng nghiên cứu, phát triển các mối quan hệ với các doanh nghiệp để tìm tòi đề tài nghiên cứu. Sinh viên ta tương đối thụ động, do thụ hưởng nền giáo dục từ chương lâu năm, ít năng động hơn so với sinh viên các nước phát triển khi đối mặt với các đề tài mở. Cho một bài toán được thiết lập chặt chẽ với các giả thiết kiểu môi trường chân không, khí lý tưởng, thì giải cái rụp; nhưng chỉ hơi ra ngoài lề thì không biết bắt đầu từ đâu, kể cả khi họ đã có đủ kỹ năng toán học và công nghệ để giải quyết.
Một điểm quan trọng nữa là các dự án R&D đều cần làm việc theo nhóm thì mới làm được việc lớn, mà kỹ năng mềm của chúng ta nhìn chung là yếu. Làm việc với các doanh nghiệp thì kỹ năng mềm của giảng viên, giáo sư, cũng cực kỳ quan trọng; đó là những kỹ năng phần nào mang tính văn hóa. Không chỉ giao tiếp thuần túy, còn cần khả năng lãnh đạo dự án, huy động vốn, kỹ năng quản lý công nghệ và kinh doanh. Cũng phải nhắc đến cả khả năng ngoại ngữ, cả đọc hiểu lẫn giao tiếp. Tôi biết nhiều giáo sư ở các đại học phương Tây hoặc Brazil, có quan hệ rất tốt với các đối tác là các công ty ngoại quốc, Âu Mỹ, và nhờ đó tìm được các tài trợ lớn.
Về mặt cơ chế thì chưa có các cơ chế cụ thể để cho lợi ích của các bên (faculty, nhà nước, và nhà trường) được khớp với nhau. Ví dụ, ở Mỹ một faculty có thể xin tài trợ và dùng tiền tài trợ trả cho trường để “buy out” các lớp mà họ dạy. Dùng tiền này, trường và khoa có thể tìm người khác dạy thay các lớp thuộc về trách nhiệm của faculty, và nhờ đó faculty này có thời gian nghiên cứu. Nhìn chung giảng viên chúng ta ít có incentives để làm R&D thật sự, nguyên nhân mấu chốt là vấn đề tài chính: làm thì phi phỏng, không được bao nhiêu, và thu nhập không ổn định. Do đó nhiều người chọn con đường đi dạy thêm để có thu nhập ổn định. Vấn đề “lương sống được” vẫn là vấn đề then chốt. Không ai có thể nuôi một gia đình bằng cách dạy dự án khoa học.
Về tài trợ từ nhà nước, thì tiêu chí đánh giá nghiệm thu dự án chưa tạo động cơ tốt nhất để làm R&D. Luật KH&CN 2014 của quốc hội chưa có tiêu chí đánh giá rõ ràng về cách đánh giá và nghiệm thu đề tài. Ví dụ, tập trung đánh giá dựa vào các con số thô sơ như tổng số bài ISI, hay chỉ số ảnh hưởng, chưa đề cao tầm quan trọng và sự khó khăn của việc phát triển một sản phẩm phần mềm có giá trị xã hội cao. Và phải nói thẳng đây là cách đánh giá lười biếng, làm dễ cho người quản lý, nhưng cản trở tiến trình khoa học. Gầy dựng một sản phẩm có tính phổ dụng trong xã hội và trong nghiên cứu khoa học thường là tiêu tốn thời gian và công sức lao động rất lớn so với việc viết một bài báo ISI chẳng ai đọc.
Về tài trợ từ tư nhân, thì hiện có một sự khủng hoảng niềm tin của các doanh nghiệp vào khả năng nghiên cứu và phát triển của nhân lực hàn lâm. Một mặt, ta phải công nhận là sự mất niềm tin này có cơ sở khi mà R&D từ các trường đại học của ta còn rất yếu; có rất ít bằng chứng cho thấy khả năng nghiên cứu và phát triển các sản phẩm có tính sáng tạo khoa học cao, hoặc tính ứng dụng xã hội phổ biến. Mặt khác, sự mất niềm tin này cũng do nhiều doanh nghiệp thiếu một tầm nhìn về mặt đầu tư nghiên cứu, theo đuổi các mục tiêu tài chính ngắn hạn. Có những ví dụ cho thấy một sinh viên vào làm cho doanh nghiệp, giải quyết được vấn đề cho doanh nghiệp, nhưng doanh nghiệp lại không hiểu được rằng để có giải pháp đó thì sinh viên đã tham gia các dự án nghiên cứu “không có thành phẩm cụ thể” trong một thời gian dài.
Khi thật sự có các sáng tạo mới, thì lý ra các phòng chuyển giao công nghệ như ở Trung Tâm sở Hữu Trí Tuệ và Chuyển Giao Công Nghệ (iptc) của đại học quốc gia có thể đóng vai trò làm cầu nối giữa thầy trò và cách doanh nghiệp, đem lại lợi tức cho các bên tham gia, thì có hiện tượng nhóm nghiên cứu “đi đêm” để bán công nghệ ra ngoài mà không tuân theo giao kết khi nhận tiền đầu tư từ trường hay thành phố. Khi mà tình trạng chất lượng R&D còn yếu kém, thì sự thiếu chế tài sẽ làm cho các vườn ươm công nghệ/doanh nghiệp sống ngắc ngoải, trong khi đáng lý ra vai trò của các phòng chuyển giao công nghệ rất quan trọng cho việc phát triển R&D.
Nói tóm lại, có ba yếu tố cấp bách gây cản trở cho sự phát triển R&D hài hòa ở VN:
Phân chia rạch ròi nhánh nào nên adapt, nhánh nào nên innovate cần rất nhiều công sức tỉ mẩn, dữ liệu khoa học, nằm quá phạm vi và khả năng của người viết bài này. Ở đây chỉ xin nêu một vài ví dụ.
Ở ngành y dược, đầu tư để sáng tạo thường là cực kỳ lớn. Trong khi nó, nếu ta mô phỏng được một loại thuốc đã có sẵn trên thị trường thế giới để cho phù hợp với thủy thổ và y sinh của dân địa phương thì hiệu quả xã hội và kinh tế rất lớn. Tương tự như vậy, các ngành làm phân bón, thức ăn gia cầm, thuốc trừ sâu trong điều kiện kinh tế đất nước nặng về nông nghiệp, hay thực phẩm trong sự bùng nổ dân số VN, đều tạo ra các thị trường đặc trưng nội địa có quy mô rất lớn mà chỉ một ít mô phỏng cũng có tác động mạnh mẽ.
Trong khi đó, ngành Khoa Học Máy Tính còn non trẻ, với chi phí truy cập vào các tài liệu, bài giảng, hội nghị hiện đại rất rẻ, thì sẽ có rất ít lý do để ta đánh giá cao chất lượng R&D của một đề tài “Việt Hóa” một phần mềm quản trị doanh nghiệp.
Trong lãnh vực quốc phòng, khi điều kiện tiếp xúc trực tiếp với công nghệ tiên tiến bị giới hạn bởi bí mật quân sự, thì sáng tạo là chỉ tiêu đánh giá rất quan trọng. Một phần chi phí quốc phòng nên được dùng cho các trường đại học nghiên cứu các công nghệ tiên tiến dành cho quốc phòng. DARPA của Mỹ chi rất nhiều tiền cho các trường đại học Mỹ làm các dự án của họ.
Chúng ta không nên bám theo một số chỉ số định lượng có vẻ khách quan nhưng lại hời hợt về khả năng đánh giá như số bài báo ISI hay chỉ số ảnh hưởng. Có chăng thì các chỉ số này chỉ nên mang tính chất tham khảo. Ta cần đánh giá của chuyên gia. Trong ngành Máy Tính, có tình trạng các quí vị trong tháp ngà “sáng tạo” ra các vấn đề không có tính phổ quát, giải quyết chúng bằng các kỹ thuật tầm thường, và trích dẫn lẫn nhau. Tạp chí ISI hẳn hòi. Trong khi đó, làm được một loại phân bón mới, cho dù chỉ là mô phỏng từ nước ngoài, cũng có giá trị tốt hơn hẳn cả về mặt xã hội lẫn về mặt khoa học. Ở Mỹ không có chuyện dùng “số bài báo” để đánh giá nghiệm thu đề tài. Như vậy, ở đây ta cũng có vấn đề niềm tin giữa cơ quan tài trợ và giới làm R&D.
Đó là nói về đánh giá đầu ra, đầu nghiệm thu. Còn đánh giá đầu vào của các đề án thì, một lần nữa, ta cũng cần chuyên gia: cần những người làm R giỏi, để biết về mặt ý tưởng thì có gì sáng tạo không, những người làm D giỏi, để biết về mặt thực tế thì có khó khăn không, và đại diện kỹ thuật của ngành công nghiệp liên đới, để hiểu phạm vi ứng dụng của đề tài.
Một cách định trị giá trị kinh tế của một đề tài là ta dùng cơ chế tài trợ dùng vốn đối ứng (matching funds) giữa nhà nước và doanh nghiệp. Ví dụ, một nhóm R&D phải tự tìm cho mình một doanh nghiệp cam kết tài trợ x% kinh phí cho đề tài, rồi một quỹ tài trợ của nhà nước sẽ “match” (100-x)% còn lại. Cơ chế này đảm bảo là đề tài đã được “thực tế” đánh giá có khả năng ứng dụng, nhưng lại cũng cho doanh nghiệp được chia sẻ bớt rủi ro tài chính cho các đề tài mà phần sáng tạo cao. Ví dụ, chính phủ Úc có chính sách giảm thuế và hỗ trợ chi phí cho doanh nghiệp hợp tác làm R&D với đại học. Ở Mỹ có các chương trình SBIR/STIR. ..
Cơ chế vốn đối ứng này ở ta đã có mấy năm nay. Nhưng lại có tình trạng doanh nghiệp ngần ngại khẳng định là sản phẩm có tiềm năng, vì nó vẫn chưa thành thành phẩm, mà cơ quan tài trợ nhà nước đã bảo “nếu anh kinh doanh được thì sao không tài trợ toàn bộ dự án?”
Để cải thiện trình độ nhân lực làm R&D thì ta cần tạo điều kiện và động cơ cho họ làm R&D, và tạo ra cơ chế rất mềm dẻo để có thể điều phối nhân lực phù hợp với dự án. (Tất nhiên là dưới các qui chuẩn đánh giá chất lượng đề tài như đã nêu ở trên.)
Điều kiện và động cơ cho các giảng viên, giáo sư, làm R&D bao gồm:
Tính mềm dẻo của việc điều phối nhân lực là cực kỳ quan trọng. Ví dụ ở Mỹ thì chuyện nghỉ không lương sang một trường khác vài năm làm nghiên cứu — dùng tiền dự án trả lương hoàn toàn — rất là phổ biến. Tại vì có nhiều dự án ta cần một expertise nhất định, và tính mềm dẻo trong việc tìm nhân sự làm tăng chất lượng dự án lên rất nhiều. Ở ta có các ví dụ khởi sắc như Viện Khoa Học và Công Nghệ Tính Toán, Viện JVN chỗ anh Dương Nguyên Vũ, hay Viện VIASM chỗ anh Ngô Bảo Châu, có tính mềm dẻo (tương đối) về nhân sự, thu hút được nhiều tài năng và có các seminars/workshops với nhiều nhà khoa học giỏi tham gia báo cáo. Những mô hình tương đối tự chủ như vậy nên được nhân rộng ra hơn.
Một cách nữa để tăng hàm lượng tri thức cả nghiên cứu lẫn thực tế ở các trường đại học lớn là ta chuyển phần lớn các phòng/trung tâm nghiên cứu trực thuộc các Bộ, xáp nhập các viện nghiên cứu đó vào các trường đại học. Làm như vậy thì những người làm R&D giỏi ở các Viện đó có thể tham gia giảng dạy, tăng cường chất lượng đại học, giảm tải giảng dạy cho những giảng viên sẵn có. Rồi mối liên kết đến các dự án của các Bộ, ngành, cũng sẽ thu hút được thêm các đề tài về cho các trường đại học.
Các vấn đề này làm cho bên có expertise và bên có nhu cầu bị “trật giuộc” với nhau. Ví dụ, một thực tế đáng lưu ý là có tình trạng giảng viên trẻ đi học nước ngoài về lại đi làm thuê (R&D) cho các cty nước ngoài. Thế là ta bị chảy máu chất xám từ bên trong.
Bên cạnh việc tổ chức cách kênh giao tiếp mà các trung tâm chuyển giao công nghệ đóng vai trò thiết yếu, thì các giảng viên và giáo sư đại học cần phải “pro-active” hơn trong việc giao hảo với các doanh nghiệp, tạo dựng những kênh giao tiếp cá nhân, tạo niềm tin giữa những con người cụ thể và những công việc cụ thể. Ví dụ, hầu hết các hội nghị hay tạp chí hàng đầu thế giới đều rất coi trọng những lời giải cho những vấn đề thực tế, có dữ liệu thực tế. Những nghiên cứu với dữ liệu thật thường được đánh giá rất cao so với những nghiên cứu dùng dữ liệu “tổng hợp” hoặc tự tạo. Do đó, incentive của người làm nghiên cứu là đi tìm các vấn đề thực tế có dữ liệu thực tế, còn incentive của doanh nghiệp là có một vấn đề cụ thể được giải quyết.
Một động cơ thứ hai cho các doanh nghiệp hợp tác và đầu tư vào một dự án R&D “trên trời” là nguồn vốn nhân lực. Họ sẽ có truy cập đến những sinh viên giỏi, được tham gia và huấn luyện “miễn phí” trong một dự án R&D, cho dù có tính rủi ro cao thì doanh nghiệp nhiều khả năng là sẽ tự tạo cho mình được các nhân viên tương lai, đã làm qua một dự án cụ thể có lợi cho doanh nghiệp.
Một chương trình R&D được hợp tác như vậy có thể bắt đầu từ một vài sinh viên làm internship. Ở đây ta cần sự chủ động của cả sinh viên lẫn thầy/cô hướng dẫn để sinh viên này phát triển niềm tin, chứng minh cho doanh nghiệp nọ thấy rằng một dự án R&D sẽ có ảnh hưởng trực tiếp đến bottom-line của công ty. Đây cũng là cách mà doanh nghiệp tuân thủ luật KH&CN đã được quốc hội thông qua. Niềm tin xây dựng qua những con người cụ thể, bằng những công việc cụ thể, sẽ có khả năng phát triển bền vững.
Cuối cùng, niềm tin cũng có thể được xây dựng bằng tiền. Mỹ có các chương trình SBIR, STTR để thúc đẩy R&D và chuyển giao công nghệ giữa các trường đại học và doanh nghiệp. SBIR tài trợ cho các nghiên cứu rủi ro cao của các doanh nghiệp nhỏ. STTR tài trợ cho doanh nghiệp làm chuyển giao công nghệ. Và hợp tác kiểu này tự động mang các kỹ năng quản lý, gây quỹ, bán hàng, marketing v.v. đến với nhà nghiên cứu.
Tham khảo
[1] http://info.crunchbase.com/2013/08/entrepreneurs-and-universities/
[2] http://web.mit.edu/industry/industry-collaboration.html
[3] http://www.forbes.com/2008/09/12/google-general-electric-ent-tech-cx_mf_0912universitypatent.html
[4] http://unctad.org/en/Docs/iteiia20056_en.pdf
[5] http://tiasang.com.vn/Default.aspx?tabid=112&News=3670&CategoryID=43
[6] http://vanban.chinhphu.vn/portal/page/portal/chinhphu/hethongvanban?class_id=1&mode=detail&document_id=169383
[7] http://www.nature.com/gim/journal/v14/n2/full/gim201159a.html
[8] http://www.icsu.org/publications/cfrs/scientific-relations-between-academia-and-industry-building-on-a-new-era-of-interactions-for-the-benefit-of-society/download-report
Nghiên cứu và phát triển (R&D) là một thành tố tối quan trọng trong một trường đại học hiện đại. R&D không những quan trọng về mặt kinh tế, phát triển khoa học nói chung và kỹ năng nghiên cứu nói riêng, mà còn đóng vai trò thiết yếu trong việc cải thiện chất lượng giáo dục.
Trong bài viết này, tôi sẽ chia sẻ một vài thu thập, quan sát, và kinh nghiệm cá nhân về việc làm R&D trong đại học. Các ví dụ và quan sát sẽ chủ yếu xoay quanh ngành Khoa Học Máy Tính, vì đó là ngành mà tôi làm việc và có chút ít hiểu biết. Tôi hy vọng rằng các quan sát này có thể phần nào có tính phổ quát và trở nên hữu dụng trong nhiền ngành khác nữa. Cuối cùng, bài viết nêu ra một vài ý tưởng cho việc cải thiện cả chất lẫn lượng của R&D trong các trường đại học ở Việt Nam.
(Tác giả xin chân thành cảm ơn các thành viên Nhóm Đối Thoại Giáo Dục, các anh Lương Thành Nam, Cao Hoàng Trụ, Võ Hưng Sơn, và Nguyễn Xuân Long, đã đóng góp các ý kiến quý báu cho bài viết này. Lỗi trong bài là lỗi của cá nhân tôi, không phải của họ.)
Nghiên cứu và phát triển (R&D) là gì?
Để có một ngôn ngữ nhất quán cho toàn bộ bài viết về ý nghĩa của cụm từ R&D, trước hết chúng ta thống nhất ngữ nghĩa của cụm từ R&D sẽ được dùng cho bài viết này.
Chữ D — phát triển — thì đã tương đối rõ: phát triển một sản phẩm mới hoặc một bộ phận nào đó cấu thành một sản phẩm cụ thể. Trong ngành máy tính thì một sản phẩm mới có thể là một phần mềm mới giải quyết một vấn đề cụ thể, ví dụ như phần mềm điều khiển không lưu. Một bộ phận của một thành phẩm có thể là một con chip, hay một thư viện thuật toán giải quyết các bài toán tối ưu trong vận trù học, mà dùng nó ta có thể giải quyết các vấn đề ách tắc giao thông hay vận chuyển và đóng gói hàng hóa.
Chữ R — nghiên cứu — thì có nhiều tầm mức, và có thể nôm na chia thành hai loại chính, phỏng theo (adaptation) và sáng tạo (innovation). Hai loại nghiên cứu này cũng phù hợp với hai loại nhóm R&D ở các công ty, tập đoàn. Một loại nhóm R&D bao gồm chủ yếu là các kỹ sư, loại còn lại cần được gầy dựng bởi một nhóm các nhà khoa học nghiên cứu. Những nghiên cứu mang tính sáng tạo cao hơn tất nhiên là có rủi ro cao hơn, nhưng khi thành công thì lợi tức đầu tư cũng lớn hơn.
Ý nghĩa kinh tế của R&D
Các nghiên cứu kinh tế cho thấy lợi tức đầu tư công vào R&D thường là khá cao, khoảng 30% đến 100% hoặc hơn nữa, theo các báo cáo của phòng nghiên cứu Kinh Tế Quốc Gia Mỹ (NBER), của các nhà kinh tế Charles Jones và John Williams của Stanford, hoặc của ngân hàng dự trữ liên bang của San Francisco.
Nhiều trường đại học ở Mỹ có các phòng chuyển giao công nghệ làm việc rất tốt. Ở các trường hàng đầu có một “văn hóa” làm chuyển giao công nghệ lâu đời, kết hợp công tư nhuần nhuyễn, thì lợi tức của họ thật sự là đáng ghen tị. Stanford sở hữu bằng sáng chế thuật toán Page-Rank của Google, một công nghệ mang tính đột phá ngành sinh học phân tử (DNA tái tổ hợp — recombinant DNA), cùng với thu nhập từ nhiều công ty khởi nghiệp của sinh viên họ, thu về trung bình 60-100 triệu USD mỗi năm trong 40 năm qua. NYU đồng sở hữu bằng sáng chế thuốc Remicate trị thấp khớp, cùng với các sáng chế khác đã thu về 157 triệu năm 2006 (tổng chi phí nghiên cứu là 210 triệu, lời 75%). Nhưng ta không cần lấy các ví dụ từ các đại học đỉnh của thế giới như MIT, Stanford, Berkeley. Đại học Wake Forest năm 2006 thu về 60 triệu (trên tổng chi phí 146 triệu); phần nào nhờ hệ thống V.A.C., một hệ thống tạo chân không cơ học giúp hồi phục vết thương. Đại học Florida có nước Gatorade, v.v.
Trong các ngành XH hội học như kinh tế, chính trị, ngoại giao thì R có ý nghĩa rất lớn về mặt làm chính sách. Ví dụ như trong công cuộc đổi mới giáo dục của chúng ta, chỉ tính trong 3 tháng qua thôi là báo chí đã đăng đầy các dự án, dự thảo về thay đổi quy chế tuyển sinh, cơ chế tự chủ, trang bị máy tính bảng, vân vân. Nhưng ít khi ta thấy một công trình nghiên cứu khoa học nghiêm túc đi kèm, đánh giá lợi hại của các dự án dự thảo mới. Các tranh luận trên báo chí phần nhiều mang tính định tính, và kể cả khi có ít định lượng thì cũng manh mún. Dân chúng không biết đâu mà lường là nên theo cái nào, làm cái nào đúng, cái nào không nên.
Một điều không thể chối cãi là R&D đã mang lại các công nghệ và sản phẩm mang tính đột phá, như Internet, hay vaccines và các thiết bị y tế, v.v., những thứ đã trực tiếp cải thiện cuộc sống sinh học, cuộc sống vật chất, và cuộc sống tinh thần của nhiều tỉ người trên trái đất. R&D ở các trường đại học cũng đã giúp khởi nghiệp nhiều nghìn công ty, tạo công ăn việc làm cho nhiều triệu người. Những đóng góp này không thể dễ dàng quy thành đô la.
Ý nghĩa khoa học của R&D
Ở đa số các ngành khoa học (có lẽ chỉ loại trừ Toán lý thuyết), thì làm R&D có ảnh hưởng rất tích cực đến sự phát triển của khoa học và của sự nghiệp khoa học của những nhà nghiên cứu tham gia làm R&D.
R&D giúp các nhà nghiên cứu định hình một tầm nhìn và nhận thức đúng đắn về các đề tài lý thuyết và phạm vi ứng dụng của chúng. Các kết quả lý thuyết hầu như bao giờ cũng bị trói trong một bộ các giả thiết đơn giản hóa vấn đề (như môi trường chân không trong Vật Lý, hay thuật toán chạy trong bộ nhớ chính của máy tính). Các bộ giả thiết đơn giản này đôi khi vẫn xấp xỉ thực tế rất tốt và khi đó kết quả lý thuyết có tính ứng dụng trực tiếp cao. Nhưng đôi khi, chúng xa thực tế đến mức trở thành vô dụng. Nếu không làm D, nhà nghiên cứu sẽ có khả năng sẽ sống và thác trong tháp ngà của mình, bất kể chỉ số ảnh hưởng của họ cao đến mức nào. (Các cư dân trong tháp ngà trích dẫn lẫn nhau!)
R&D không chỉ giúp chúng ta phát triển ứng dụng hoặc phủ định các kết quả lý thuyết, mà còn truyền cảm hứng cho chúng ta về những hướng nghiên cứu hoàn toàn mới, được bắt rễ chắc chắn từ những bài toán thực tế và những nhu cầu có thật, hoặc của xã hội, hoặc của các công nghệ liên quan. Ví dụ, mấy năm qua tôi viết chương trình hiện thực hóa một thuật toán của mình cho cơ sở dữ liệu, nhưng lại phát hiện ra nó làm việc tốt hơn rất nhiều nếu dùng để tính một số mô hình đồ thị thống kê, một vấn đề hoàn toàn khác.
Làm R&D cũng giúp cho các nhà nghiên cứu dễ tìm nguồn tài trợ để làm nghiên cứu cơ bản, từ cả các cơ quan tài trợ khoa học cơ bản của nhà nước lẫn từ doanh nghiệp tư nhân. Một đề án nghiên cứu, dù là nghiên cứu khoa học cơ bản, mà có cơ sở ứng dụng vững chắc bao giờ cũng “nặng ký” hơn nhiều các đề tài trên trời, với các động cơ ứng dụng “vẽ vời” ra cho kêu. Điều này hoàn toàn đúng ở Mỹ, và tôi hy vọng nó cũng sẽ phổ biến ở Việt Nam.
Ý nghĩa giáo dục của R&D
Các giảng viên hay giáo sư đã từng làm D bao giờ cũng có khả năng giảng dạy hứng khởi hơn rất nhiều so với những người giảng bài chay. Họ biết cái gì dùng được trên thực tế, những giả thiết nào là những giả thiết đơn giản hóa để gói gọn bài học, và những giả thiết nào hoàn toàn sai thực tế. Họ biết cách thiết kế các bài tập nắm bắt được tinh thần của một vấn đề thực tế, thiết lập ngữ cảnh cho bài tập để sinh viên hiểu tại sao bài tập này lại hữu dụng cho việc phát triển kỹ năng của họ.
Sâu sắc hơn một chút, khi ta có các dự án R&D mà một nhóm sinh viên được làm việc trực tiếp, tham gia giải quyết một góc của một vấn đề thực tế, thì đây là môi trường huấn luyện tuyệt vời cho các kỹ sư tương lai: khi ra trường họ đã có sẵn kinh nghiệm thực tế để làm việc. Ngược lại, phần nghiên cứu của R&D cho sinh viên các trải nghiệm làm nền tảng để họ có thể phát triển thành các nhà nghiên cứu độc lập nếu họ muốn theo đuổi con đường hàn lâm. Tất cả các sinh viên tôi đã từng tham gia hướng dẫn làm R&D, đại học hay sau đại học, đều nói rằng việc tham gia một dự án R&D dạy cho họ những kinh nghiệm quí báu hơn việc học chay rất nhiều lần.
Tham gia dự án R&D liên kết với doanh nghiệp là một dòng rất có giá trong resume của cả sinh viên lẫn chủ nhiệm đề tài.
Tại sao R&D trong trường đại học mà không phải ở các tập đoàn hay công ty?
Do các áp lực thị trường và lợi nhuận thường là ngắn hạn, khu vực tư nhân (private sector) có xu hướng không hoặc ít đầu tư vào R&D đúng nghĩa. Ở Mỹ chẳng hạn, đầu tư vào R&D từ các công ty tư chỉ khoảng 1/4 con số “tối ưu”, nói chung. Tất nhiên, khi nói riêng thì có các ngoại lệ như các chàng khổng lồ tương đối rủng rỉnh kiểu Microsoft, Facebook, Google, IBM, có hệ thống R&D rất sung mãn; và các ngành công nghiệp “sống” bằng R&D như ngành dược, và các công nghệ đột phá như công nghệ sinh học, công nghệ nano. Ở những ngành này thì các cty tư nhân có thể chi trả đến 75% chi phí cho R&D. Một lý do nữa mà các cty đầu tư ít vào R&D là trong một số công nghiệp thì quá dễ để các đối thủ copy ý tưởng. Trong ngành máy tính chẳng hạn, hệ thống bảo hộ bằng sáng chế ở Mỹ là một hệ thống hoàn toàn mục ruỗng, làm cản trở sáng tạo, tốn tiền tỉ cho các luật sư. Do đó, hệ thống bằng sáng chế không giải quyết được vấn đề sở hữu trí tuệ, làm các cty tư nhân ít đầu tư theo diện rộng vào R&D hơn.
Ở các đại học ta thường có nhân lực giá rẻ, kỹ năng nghiên cứu và kiến thức cao, tiếp cận được với những phát kiến mới nhất của nhận loại. Nhân lực ở đại học sở hữu tốt kỹ năng thực hiện chữ R trong R&D.
Chỉ có môi trường đại học, mà về mặt lý tưởng nó dung dưỡng tuyệt đối sự tự do tìm tòi, độc lập khỏi các áp lực thị trường ngắn hạn, mới có nhiều khả năng ươm các phát kiến mang tính đột phá.
Cuối cùng, như đã nói ở trên, R&D trong các đại học có ý nghĩa lớn về giáo dục, về khoa học, về phát triển sự nghiệp cho sinh viên, giảng viên, và giáo sư, và còn đóng góp về kinh tế cho trường, địa phương, quốc gia, và đôi khi cả nhân loại.
Hệ sinh thái R&D ở các đại học Mỹ
Hai nguồn tài trợ chính cho nghiên cứu trong các đại học ở Mỹ là từ các cty tư nhân và từ các quỹ tài trợ nghiên cứu quốc gia như (NSF, DARPA, DoD, DoE, DoT, NIH, v.v.) đều có nhận thức sâu sắc về chữ D trong R&D. Tài trợ từ các cty tư nhân thì hiển nhiên họ mong muốn thành quả tiến đến các sản phẩm cụ thể. Còn các quỹ tài trợ khoa học quốc gia cũng chịu áp lực lớn khi phải giải trình trước quốc hội về hiệu quả của các đầu tư vào nghiên cứu khoa học.
Ở mỗi trường đại học thì các phòng chuyển giao công nghệ đều có kinh nghiệm giúp đăng ký bằng sáng chế và giúp kết nối các nguồn nhân lực vật lực để tạo các công ty khởi nghiệp. Nhìn chung, ý tưởng thì có thể thiếu chứ môi trường và tài nguyên phục vụ cho thương mại hóa ý tưởng thì họ làm tương đối tốt, kể cả ở các trường ít danh tiếng.
Một quan sát tôi nhận thấy trong ngành máy tính là quan hệ trực tiếp giữa các giáo sư và các công ty tư nhân rất chặt chẽ và chất lượng. Tất nhiên khi một cty cần kết quả nghiên cứu từ một nhóm nghiên cứu thì họ tài trợ; nhưng các cty cũng rất hay “nuôi quân” để tìm các nhân viên chất lượng cho họ trong tương lai. Ngoài việc nhận tài trợ trực tiếp từ các công ty tư nhân, thì một GS trong trường đại học cũng có thể nhận tài trợ từ quỹ NSF thông qua một công ty tư nhân qua các dự án SBIR/STTR, vốn dùng để kích thích các nghiên cứu có tính rủi ro cao nhưng có khả năng mang lại hiệu quả thương mại lớn.
Ngược lại, các đề án phát triển và tài trợ nghiên cứu gầy dựng từ các chính trị gia, nhất là các chương trình từ các tiểu bang hay địa phương, thì lại có vẻ hoang phí hơn rất nhiều. Phần vì các chương trình này thường không có tính bền vững về mặt thời gian, các chính trị gia hay dùng chúng để làm bậc thang chính trị. Phần vì sự quan liêu của các chương trình địa phương cồng kềnh hơn các chương trình liên bang đã qua nhiều năm thử thách như NSF hay DARPA.
Một điều đáng lưu ý là budget của các quỹ nghiên cứu từ bên Quốc Phòng (DARPA, DoD, US Army, US Airforce) rất lớn, rất fluid (nội DARPA không thôi đã có đến 3 tỉ, gầng bằng nửa NSF). Và DARPA dùng phần lớn tiền đó tài trợ cho các dự án lớn ở các phòng Labs và các đại học, với các program managers tài năng, kiến thiết ra các chương trình thiết yếu cho quốc phòng. Ngoài ra họ có một hệ thống thẩm định đề tài khá chặt chẽ (đến mức cồng kềnh — nên những ai làm KH cơ bản có thể không thích thú lắm). Ví dụ, nếu anh phán là anh làm phần mềm bảo mật, họ sẽ có một đội-đỏ (red team) gồm vài hackers có kinh nghiệm đến “thử” phần mềm của anh. Phương pháp nghiệm thu bằng “đội-đỏ” này được phát triển từ văn hóa tổ chức quân đội Mỹ.
Hiện trạng phát triển R&D trong các đại học Việt Nam
Ở Việt nam đã có nhiều khởi xướng nhân vật lực từ trung ương, địa phương, đến các trường đại học để thúc đẩy R&D và tạo doanh nghiệp từ R&D. Nhiều trường đại học có các trung tâm sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ, trung tâm ươm tạo công nghệ và doanh nghiệp. Khi xưa thì cơ sở hạ tầng, nay thì cả đào tạo, hướng dẫn, đăng ký bản quyền, dịch vụ đỡ đầu, và huy động vốn cũng đã được các trung tâm ươm tạo cho vào danh sách dịch vụ của họ.
Luật KH&CN được Quốc hội thông qua và có hiệu lực từ năm 2014 cũng có rất nhiều điểm tích cực: đầu tư từ ngân sách nhà nước ít nhất 2%, bắt buộc các doanh nghiệp phải dành phần lợi nhuận để tái đầu tư cho R&D, mô hình quản lý quỹ phát triển KH&CN có nhiều thông thoáng, có hình thức “đặt hàng” nghiên cứu cho các nhà khoa học, cụ thể hóa rất nhiều chính sách đãi ngộ về lương và bổng cho các nhà nghiên cứu.
Cộng các nguồn kinh phí từ nhà nước xuống địa phương, vốn tài trợ nước ngoài (ví dụ như dự án FIRST), thì tổng kinh phí cho R&D ở VN không phải là ít. (Các con số tôi đọc được biến thiên từ 0,2% đến 2% GDP, từ 600 tỉ đến 1000 tỉ một năm, nhưng lại được xan ra 1600 trung tâm và các viện nghiên cứu, nuôi 60 nghìn nhân sự.) Cũng có không ít các ví dụ làm R&D tốt từ các trường đại học và phát triển thành doanh nghiệp thành công, như Sơn Kova chẳng hạn.
Tuy nhiên, do nhiều yếu tố khách quan và chủ quan, phát triển R&D ở các đại học VN còn yếu.
Số lượng các trung tâm ươm tạo còn hạn chế. Trong khi ở TQ có khoảng trên dưới 700 trung tâm ươm tạo, tạo được 45000 công ty; Hàn quốc trên dưới 300 trung tâm, tạo được 5000 công ty, thì ở ta có khoảng trên dưới 15 trung tâm, tạo được 50 công ty.
Các Đại học của ta đều quá tải, dẫn đến tình trạng các giảng viên, đặc biệt là giảng viên trẻ, bị quá tải đến mức khủng khiếp về mặt giảng dạy. Họ không có thời gian để phát triển kỹ năng nghiên cứu, phát triển các mối quan hệ với các doanh nghiệp để tìm tòi đề tài nghiên cứu. Sinh viên ta tương đối thụ động, do thụ hưởng nền giáo dục từ chương lâu năm, ít năng động hơn so với sinh viên các nước phát triển khi đối mặt với các đề tài mở. Cho một bài toán được thiết lập chặt chẽ với các giả thiết kiểu môi trường chân không, khí lý tưởng, thì giải cái rụp; nhưng chỉ hơi ra ngoài lề thì không biết bắt đầu từ đâu, kể cả khi họ đã có đủ kỹ năng toán học và công nghệ để giải quyết.
Một điểm quan trọng nữa là các dự án R&D đều cần làm việc theo nhóm thì mới làm được việc lớn, mà kỹ năng mềm của chúng ta nhìn chung là yếu. Làm việc với các doanh nghiệp thì kỹ năng mềm của giảng viên, giáo sư, cũng cực kỳ quan trọng; đó là những kỹ năng phần nào mang tính văn hóa. Không chỉ giao tiếp thuần túy, còn cần khả năng lãnh đạo dự án, huy động vốn, kỹ năng quản lý công nghệ và kinh doanh. Cũng phải nhắc đến cả khả năng ngoại ngữ, cả đọc hiểu lẫn giao tiếp. Tôi biết nhiều giáo sư ở các đại học phương Tây hoặc Brazil, có quan hệ rất tốt với các đối tác là các công ty ngoại quốc, Âu Mỹ, và nhờ đó tìm được các tài trợ lớn.
Về mặt cơ chế thì chưa có các cơ chế cụ thể để cho lợi ích của các bên (faculty, nhà nước, và nhà trường) được khớp với nhau. Ví dụ, ở Mỹ một faculty có thể xin tài trợ và dùng tiền tài trợ trả cho trường để “buy out” các lớp mà họ dạy. Dùng tiền này, trường và khoa có thể tìm người khác dạy thay các lớp thuộc về trách nhiệm của faculty, và nhờ đó faculty này có thời gian nghiên cứu. Nhìn chung giảng viên chúng ta ít có incentives để làm R&D thật sự, nguyên nhân mấu chốt là vấn đề tài chính: làm thì phi phỏng, không được bao nhiêu, và thu nhập không ổn định. Do đó nhiều người chọn con đường đi dạy thêm để có thu nhập ổn định. Vấn đề “lương sống được” vẫn là vấn đề then chốt. Không ai có thể nuôi một gia đình bằng cách dạy dự án khoa học.
Về tài trợ từ nhà nước, thì tiêu chí đánh giá nghiệm thu dự án chưa tạo động cơ tốt nhất để làm R&D. Luật KH&CN 2014 của quốc hội chưa có tiêu chí đánh giá rõ ràng về cách đánh giá và nghiệm thu đề tài. Ví dụ, tập trung đánh giá dựa vào các con số thô sơ như tổng số bài ISI, hay chỉ số ảnh hưởng, chưa đề cao tầm quan trọng và sự khó khăn của việc phát triển một sản phẩm phần mềm có giá trị xã hội cao. Và phải nói thẳng đây là cách đánh giá lười biếng, làm dễ cho người quản lý, nhưng cản trở tiến trình khoa học. Gầy dựng một sản phẩm có tính phổ dụng trong xã hội và trong nghiên cứu khoa học thường là tiêu tốn thời gian và công sức lao động rất lớn so với việc viết một bài báo ISI chẳng ai đọc.
Về tài trợ từ tư nhân, thì hiện có một sự khủng hoảng niềm tin của các doanh nghiệp vào khả năng nghiên cứu và phát triển của nhân lực hàn lâm. Một mặt, ta phải công nhận là sự mất niềm tin này có cơ sở khi mà R&D từ các trường đại học của ta còn rất yếu; có rất ít bằng chứng cho thấy khả năng nghiên cứu và phát triển các sản phẩm có tính sáng tạo khoa học cao, hoặc tính ứng dụng xã hội phổ biến. Mặt khác, sự mất niềm tin này cũng do nhiều doanh nghiệp thiếu một tầm nhìn về mặt đầu tư nghiên cứu, theo đuổi các mục tiêu tài chính ngắn hạn. Có những ví dụ cho thấy một sinh viên vào làm cho doanh nghiệp, giải quyết được vấn đề cho doanh nghiệp, nhưng doanh nghiệp lại không hiểu được rằng để có giải pháp đó thì sinh viên đã tham gia các dự án nghiên cứu “không có thành phẩm cụ thể” trong một thời gian dài.
Khi thật sự có các sáng tạo mới, thì lý ra các phòng chuyển giao công nghệ như ở Trung Tâm sở Hữu Trí Tuệ và Chuyển Giao Công Nghệ (iptc) của đại học quốc gia có thể đóng vai trò làm cầu nối giữa thầy trò và cách doanh nghiệp, đem lại lợi tức cho các bên tham gia, thì có hiện tượng nhóm nghiên cứu “đi đêm” để bán công nghệ ra ngoài mà không tuân theo giao kết khi nhận tiền đầu tư từ trường hay thành phố. Khi mà tình trạng chất lượng R&D còn yếu kém, thì sự thiếu chế tài sẽ làm cho các vườn ươm công nghệ/doanh nghiệp sống ngắc ngoải, trong khi đáng lý ra vai trò của các phòng chuyển giao công nghệ rất quan trọng cho việc phát triển R&D.
Nói tóm lại, có ba yếu tố cấp bách gây cản trở cho sự phát triển R&D hài hòa ở VN:
- Các tiêu chí đánh giá nghiệm thu đề tài, thăng công tiến chức, đều chưa được cụ thể hóa và đôi khi đi ngược lại với động cơ làm R&D của giới hàn lâm.
- Mặt bằng trình độ làm R&D ở các đại học còn kém, bị quá tải về mặt giảng dạy, và ít có incentives thật sự để giảng viên làm R&D, dẫn đến chất lượng R&D kém.
- Thiếu một sự giao lưu ý tưởng và niềm tin giữa khu vực tư nhân và giới hàn lâm.
- Tiêu chí đánh giá đề tài và cá nhân làm R&D
Phân chia rạch ròi nhánh nào nên adapt, nhánh nào nên innovate cần rất nhiều công sức tỉ mẩn, dữ liệu khoa học, nằm quá phạm vi và khả năng của người viết bài này. Ở đây chỉ xin nêu một vài ví dụ.
Ở ngành y dược, đầu tư để sáng tạo thường là cực kỳ lớn. Trong khi nó, nếu ta mô phỏng được một loại thuốc đã có sẵn trên thị trường thế giới để cho phù hợp với thủy thổ và y sinh của dân địa phương thì hiệu quả xã hội và kinh tế rất lớn. Tương tự như vậy, các ngành làm phân bón, thức ăn gia cầm, thuốc trừ sâu trong điều kiện kinh tế đất nước nặng về nông nghiệp, hay thực phẩm trong sự bùng nổ dân số VN, đều tạo ra các thị trường đặc trưng nội địa có quy mô rất lớn mà chỉ một ít mô phỏng cũng có tác động mạnh mẽ.
Trong khi đó, ngành Khoa Học Máy Tính còn non trẻ, với chi phí truy cập vào các tài liệu, bài giảng, hội nghị hiện đại rất rẻ, thì sẽ có rất ít lý do để ta đánh giá cao chất lượng R&D của một đề tài “Việt Hóa” một phần mềm quản trị doanh nghiệp.
Trong lãnh vực quốc phòng, khi điều kiện tiếp xúc trực tiếp với công nghệ tiên tiến bị giới hạn bởi bí mật quân sự, thì sáng tạo là chỉ tiêu đánh giá rất quan trọng. Một phần chi phí quốc phòng nên được dùng cho các trường đại học nghiên cứu các công nghệ tiên tiến dành cho quốc phòng. DARPA của Mỹ chi rất nhiều tiền cho các trường đại học Mỹ làm các dự án của họ.
Chúng ta không nên bám theo một số chỉ số định lượng có vẻ khách quan nhưng lại hời hợt về khả năng đánh giá như số bài báo ISI hay chỉ số ảnh hưởng. Có chăng thì các chỉ số này chỉ nên mang tính chất tham khảo. Ta cần đánh giá của chuyên gia. Trong ngành Máy Tính, có tình trạng các quí vị trong tháp ngà “sáng tạo” ra các vấn đề không có tính phổ quát, giải quyết chúng bằng các kỹ thuật tầm thường, và trích dẫn lẫn nhau. Tạp chí ISI hẳn hòi. Trong khi đó, làm được một loại phân bón mới, cho dù chỉ là mô phỏng từ nước ngoài, cũng có giá trị tốt hơn hẳn cả về mặt xã hội lẫn về mặt khoa học. Ở Mỹ không có chuyện dùng “số bài báo” để đánh giá nghiệm thu đề tài. Như vậy, ở đây ta cũng có vấn đề niềm tin giữa cơ quan tài trợ và giới làm R&D.
Đó là nói về đánh giá đầu ra, đầu nghiệm thu. Còn đánh giá đầu vào của các đề án thì, một lần nữa, ta cũng cần chuyên gia: cần những người làm R giỏi, để biết về mặt ý tưởng thì có gì sáng tạo không, những người làm D giỏi, để biết về mặt thực tế thì có khó khăn không, và đại diện kỹ thuật của ngành công nghiệp liên đới, để hiểu phạm vi ứng dụng của đề tài.
Một cách định trị giá trị kinh tế của một đề tài là ta dùng cơ chế tài trợ dùng vốn đối ứng (matching funds) giữa nhà nước và doanh nghiệp. Ví dụ, một nhóm R&D phải tự tìm cho mình một doanh nghiệp cam kết tài trợ x% kinh phí cho đề tài, rồi một quỹ tài trợ của nhà nước sẽ “match” (100-x)% còn lại. Cơ chế này đảm bảo là đề tài đã được “thực tế” đánh giá có khả năng ứng dụng, nhưng lại cũng cho doanh nghiệp được chia sẻ bớt rủi ro tài chính cho các đề tài mà phần sáng tạo cao. Ví dụ, chính phủ Úc có chính sách giảm thuế và hỗ trợ chi phí cho doanh nghiệp hợp tác làm R&D với đại học. Ở Mỹ có các chương trình SBIR/STIR. ..
Cơ chế vốn đối ứng này ở ta đã có mấy năm nay. Nhưng lại có tình trạng doanh nghiệp ngần ngại khẳng định là sản phẩm có tiềm năng, vì nó vẫn chưa thành thành phẩm, mà cơ quan tài trợ nhà nước đã bảo “nếu anh kinh doanh được thì sao không tài trợ toàn bộ dự án?”
- Cải thiện chất lượng R&D
Để cải thiện trình độ nhân lực làm R&D thì ta cần tạo điều kiện và động cơ cho họ làm R&D, và tạo ra cơ chế rất mềm dẻo để có thể điều phối nhân lực phù hợp với dự án. (Tất nhiên là dưới các qui chuẩn đánh giá chất lượng đề tài như đã nêu ở trên.)
Điều kiện và động cơ cho các giảng viên, giáo sư, làm R&D bao gồm:
- Quỹ thời gian: phải có các cơ chế giảm tải giảng dạy, ví dụ như cơ chế “buy out”, dùng tiền đề án để trả cho người dạy thay. Từng trường cũng nên có các cơ chế riêng giảm tải giảng dạy và các công việc hành chính khác, để các các nhân xuất sắt tập trung nghiên cứu.
- Quỹ tài chính: đầu tư từ các doanh nghiệp, địa phương, và nhà nước, cộng với những incentive lớn hơn về mặt tài chính nếu nghiên cứu thành công. Sự giúp đỡ của các vườn ươm, phòng chuyển giao công nghệ và phòng quản lý sở hữu trí tuệ của các trường đóng vai trò quan trọng trong việc hướng dẫn faculty về mặt tài chính, quản lý nhân sự, và tìm tài trợ.
- Động cơ thăng tiến trong nghề: đánh giá thăng tiến cấp bực, chức danh giáo sư, cũng cần mềm giẻo trong việc đánh giá các đóng góp R&D. Nếu ta chỉ đếm bài báo “tạp chí quốc tế” đề đánh giá thì nhiều khả năng sẽ tạo ra perverse incentive.
Tính mềm dẻo của việc điều phối nhân lực là cực kỳ quan trọng. Ví dụ ở Mỹ thì chuyện nghỉ không lương sang một trường khác vài năm làm nghiên cứu — dùng tiền dự án trả lương hoàn toàn — rất là phổ biến. Tại vì có nhiều dự án ta cần một expertise nhất định, và tính mềm dẻo trong việc tìm nhân sự làm tăng chất lượng dự án lên rất nhiều. Ở ta có các ví dụ khởi sắc như Viện Khoa Học và Công Nghệ Tính Toán, Viện JVN chỗ anh Dương Nguyên Vũ, hay Viện VIASM chỗ anh Ngô Bảo Châu, có tính mềm dẻo (tương đối) về nhân sự, thu hút được nhiều tài năng và có các seminars/workshops với nhiều nhà khoa học giỏi tham gia báo cáo. Những mô hình tương đối tự chủ như vậy nên được nhân rộng ra hơn.
Một cách nữa để tăng hàm lượng tri thức cả nghiên cứu lẫn thực tế ở các trường đại học lớn là ta chuyển phần lớn các phòng/trung tâm nghiên cứu trực thuộc các Bộ, xáp nhập các viện nghiên cứu đó vào các trường đại học. Làm như vậy thì những người làm R&D giỏi ở các Viện đó có thể tham gia giảng dạy, tăng cường chất lượng đại học, giảm tải giảng dạy cho những giảng viên sẵn có. Rồi mối liên kết đến các dự án của các Bộ, ngành, cũng sẽ thu hút được thêm các đề tài về cho các trường đại học.
- Cải thiện niềm tin giữa các doanh nghiệp và giới làm R&D hàn lâm
- Vấn đế thứ nhất là nhìn chung các doanh nghiệp chưa tin vào khả năng giải quyết các vấn đề thực tiễn. Điều này một phần là do hệ quả của sự yếu kém về năng lực R&D nói chung của giới hàn lâm.
- Vấn đề thứ hai là sự thiếu vắng một kênh giao tiếp giữa các doanh nghiệp và giới hàn lâm. Kể cả khi có kênh giao tiếp, được tạo ra bởi các vườn ươm công nghệ chẳng hạn, thì lại có giới hạn về nhận thức của các doanh nghiệp và giới hạn về kỹ năng mềm của giới hàn lâm. Do đó, vấn đề thực tế là bên A có thể giải quyết được, nhưng bên B lại không biết rằng bên A có thể giải quyết được.
- Vấn đề thứ ba là sự theo đuổi các mục tiêu tài chính ngắn hạn của cách doanh nghiệp làm giới hạn tầm nhìn và giới hạn các quy hoạch đầu tư dài hơi hơn vào R&D.
Các vấn đề này làm cho bên có expertise và bên có nhu cầu bị “trật giuộc” với nhau. Ví dụ, một thực tế đáng lưu ý là có tình trạng giảng viên trẻ đi học nước ngoài về lại đi làm thuê (R&D) cho các cty nước ngoài. Thế là ta bị chảy máu chất xám từ bên trong.
Bên cạnh việc tổ chức cách kênh giao tiếp mà các trung tâm chuyển giao công nghệ đóng vai trò thiết yếu, thì các giảng viên và giáo sư đại học cần phải “pro-active” hơn trong việc giao hảo với các doanh nghiệp, tạo dựng những kênh giao tiếp cá nhân, tạo niềm tin giữa những con người cụ thể và những công việc cụ thể. Ví dụ, hầu hết các hội nghị hay tạp chí hàng đầu thế giới đều rất coi trọng những lời giải cho những vấn đề thực tế, có dữ liệu thực tế. Những nghiên cứu với dữ liệu thật thường được đánh giá rất cao so với những nghiên cứu dùng dữ liệu “tổng hợp” hoặc tự tạo. Do đó, incentive của người làm nghiên cứu là đi tìm các vấn đề thực tế có dữ liệu thực tế, còn incentive của doanh nghiệp là có một vấn đề cụ thể được giải quyết.
Một động cơ thứ hai cho các doanh nghiệp hợp tác và đầu tư vào một dự án R&D “trên trời” là nguồn vốn nhân lực. Họ sẽ có truy cập đến những sinh viên giỏi, được tham gia và huấn luyện “miễn phí” trong một dự án R&D, cho dù có tính rủi ro cao thì doanh nghiệp nhiều khả năng là sẽ tự tạo cho mình được các nhân viên tương lai, đã làm qua một dự án cụ thể có lợi cho doanh nghiệp.
Một chương trình R&D được hợp tác như vậy có thể bắt đầu từ một vài sinh viên làm internship. Ở đây ta cần sự chủ động của cả sinh viên lẫn thầy/cô hướng dẫn để sinh viên này phát triển niềm tin, chứng minh cho doanh nghiệp nọ thấy rằng một dự án R&D sẽ có ảnh hưởng trực tiếp đến bottom-line của công ty. Đây cũng là cách mà doanh nghiệp tuân thủ luật KH&CN đã được quốc hội thông qua. Niềm tin xây dựng qua những con người cụ thể, bằng những công việc cụ thể, sẽ có khả năng phát triển bền vững.
Cuối cùng, niềm tin cũng có thể được xây dựng bằng tiền. Mỹ có các chương trình SBIR, STTR để thúc đẩy R&D và chuyển giao công nghệ giữa các trường đại học và doanh nghiệp. SBIR tài trợ cho các nghiên cứu rủi ro cao của các doanh nghiệp nhỏ. STTR tài trợ cho doanh nghiệp làm chuyển giao công nghệ. Và hợp tác kiểu này tự động mang các kỹ năng quản lý, gây quỹ, bán hàng, marketing v.v. đến với nhà nghiên cứu.
Tham khảo
[1] http://info.crunchbase.com/2013/08/entrepreneurs-and-universities/
[2] http://web.mit.edu/industry/industry-collaboration.html
[3] http://www.forbes.com/2008/09/12/google-general-electric-ent-tech-cx_mf_0912universitypatent.html
[4] http://unctad.org/en/Docs/iteiia20056_en.pdf
[5] http://tiasang.com.vn/Default.aspx?tabid=112&News=3670&CategoryID=43
[6] http://vanban.chinhphu.vn/portal/page/portal/chinhphu/hethongvanban?class_id=1&mode=detail&document_id=169383
[7] http://www.nature.com/gim/journal/v14/n2/full/gim201159a.html
[8] http://www.icsu.org/publications/cfrs/scientific-relations-between-academia-and-industry-building-on-a-new-era-of-interactions-for-the-benefit-of-society/download-report
Thứ Tư, 5 tháng 11, 2014
Lang bạt kỳ hồ
Các nhà dịch thuật Việt Nam còn phải đi một chặng đường dài do gánh nặng di sản để lại quá lớn. Tất nhiên những điều hiểu sai lầm để lại trong quá khứ như "dương là dê", "ngưu là trâu", "mão là mèo",...đã trở thành một phần trong văn hóa dân tộc không cần sửa đổi. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là cần cứ phải tiếp tục sai. Nhất là khi hội nhập với văn hóa phương Tây, với tư duy duy lý vô cùng chính xác. Mặt khác, chúng ta cũng cần tự hỏi đói nghèo có phải từ thói học hành, nghiên cứu và làm việc vô cùng đại khái, dịch thuật thì bịa phét, thêm thắt, miễn sao nghe quen tai, nhìn quen mắt.
Trong bài này sẽ phân tích một cụm thành ngữ, được sử dụng khá phổ biến "lang bạt kỳ hồ" để thấy các cụ ta ẩu tả trong việc tìm hiểu thế nào. "Lang bạt kỳ hồ" trong ngôn ngữ Việt Nam hiện nay được hiểu là "lang thang phiêu bạt giang hồ đến kỳ thích". Thực ra đây là một thành ngữ chữ Hán 狼跋其胡 "lang bạt kỳ hồ" nói về thế mắc kẹt không tiến thoái được.
Trong Kinh Thi có bài Mân phong có câu: "Lang bạt kỳ hồ, tái chí kỳ vĩ"狼跋其胡, 载疐其尾 . Nghĩa đen là "Con sói bước tới dẫm vào yếm lông trước cổ của mình, lui lại vấp phải cái đuôi của mình". Khi dịch cần phân tích để hiểu ý nghĩa của câu này thế nào? Trước hết "lang" không phải là "lang thang" mà đúng là con sói trong từ "sói lang", "vĩ" là đuôi, "tái" là quay lại, là những từ có nghĩa cố định trong câu. Bây giờ còn lại chữ "hồ" cần phải hiểu xem tại sao lại xuất hiện ở đây. Chữ "Hồ" cũng chỉ người rợ Hồ, cái cổ họng,... nhưng không phải chữ "hồ" trong "Tây Hồ" hoặc "giang hồ". Như vậy cần phải tìm một nghĩa "hồ" có liên quan đến "lang", "bạt" hoặc "vĩ". "Hồ" có một nghĩa là cái yếm lông trước ngực ngay dưới cổ họng con sói, cũng là một bộ phận như "vĩ" là đuôi. "Hồ" phía trước, "vĩ" phía sau, cũng như "bạt" là đi về trước, "tái" là lui về sau. Tấm yếm ngực của các con sói già thường mọc lông rất dài. Trong sách Mao truyện lại có viết:老狼有胡, 进则躐其胡, 退则跲其尾, 进退有难"Lão lang hữu hồ, tiến tắc liệp kỳ hồ, thối tắc cấp kỳ vĩ, tiến thối hữu nan." Nghĩa là: "Sói già có "hồ", tiến thì dẫm lên "hồ' của mình, thoái lụi thì dẫm phải đuôi, tiến thoái đều khó". Vậy là đủ hiểu nghĩa câu trên và thành ngữ "lang bạt kỳ hồ".
Thành ngữ này về sau có thể dùng rút gọn thành "lang bạt" (trong tiếng Việt cũng có kiểu rút gọn như thế) cũng theo nghĩa như "lang bạt kỳ hồ". Chẳng hạn trong Truyện Pháp Chính, sách Tam Quốc Chí của Trần Thọ có đoạn viết về Thục chủ có đoạn "Chủ công chi tại công an dã, bắc úy tào công chi cường, đông đạn tôn quyền chi bức, cận tắc cụ tôn phu nhân sinh biến ô trửu dịch chi hạ; đương tư chi thời, tiến thối lang bạt" Tạm dịch: "Chúa công khi còn tại Công An, phía Bắc phải kiêng dè Tào Công mạnh, phía Đông e ngại Tôn Quyền bức hiếp, gần thì phải phòng bị Tôn Phu nhân sinh biến ở sát nách, vào lúc đó, tiến thoái "lang bạt"" Như vậy, "lang bạt" là thế mắc kẹt, khó xử, không biết làm sao. Lấy thêm một ví dụ nữa trong Luận về Hán Chiêu Đế của Lý Đức Dụ đời Đường: "Thành vương văn quản thái lưu ngôn, quan triệu công bất duyệt, toại sứ chu công lang bạt nhi đông, chi thi tác hĩ". Câu này không tìm hiểu kỹ và đặc biệt không nắm được nghĩa của "lang bạt", dễ bị các cụ dù rất giỏi chữ Hán, dịch thành "Thành Vương nghe Quản Thái dèm pha, thấy Thiệu Công không vui, bèn sai Chu Công đi lang thang phiêu bạt về phía đông, rồi làm thơ". Thực ra câu này nghĩa là "Thành Vương nghe Quản Thái dèm pha, xem ra Thiệu Công không vui, khiến Chu Công phải mắc kẹt ở phía Đông, mà soạn Kinh Thi". (Quản Thúc và Thái Thúc là hai người em của Thành Vương, nổi tiếng gian tà nịnh hót. Sau này bị Chu Công và Thiệu Công đuổi. Chu Công là chư hầu nước Lỗ, nằm ở phía Đông, là nơi trung tâm của văn hóa, phồn thịnh, vui vẻ, không có gì phải lang thang phiêu bạt cả. Tuy vậy, Chu Công vừa kiêm chức khanh sĩ của vua nhà Chu, thường là phải ở kinh đô nắm quyền tể tướng. Nhưng vì Quản Thái xúc xiểm nên không được vua triệu vào kinh đô, do đó phải ở nước Lỗ, muốn về triều thì không được vua cho phép và ở lại thì lại lo việc triều chính, vì vậy phải tiêu thời gian để san định Kinh Thi.
Như vậy, có thể có một số kết luận như sau: Thứ nhất, thành ngữ tiếng Việt có gốc thành ngữ chữ Hán không nhất thiết có nghĩa giống như nghĩa gốc. Thứ hai, các cụ ta thiếu sách vở nên phải sử dụng quá nhiều trí tuệ và năng lực suy luận, thông minh sáng tạo không có nghĩa là tốt, không sai lầm. Thứ ba, việc dịch thuật phải tra cứu sâu xa, đối chiếu từ nhiều nguồn, theo một phương pháp khoa học, chứ không nên sáng tạo kiểu "thủy tạ là thủy tọa, là nhà ngồi trên nước". Thứ tư, việc tạo thành thói quen nghiên cứu sâu, học hỏi kỹ khi dịch thuật, có thêm cái lợi nữa là biết được nhiều điều rất thú vị. Chẳng hạn cái câu về Lưu Bị trong truyện Pháp Chính hoàn toàn mâu thuẫn với hình ảnh Tôn Phu Nhân tiết liệt yêu kính chồng trong Tam Quốc diễn nghĩa của La Quán Trung làm tôi cứ phân vân, hay là mình chưa hiểu đoạn văn. Tìm hiểu ra mới biết là Tôn Phu Nhân đúng là phải đề phòng, vì thực chất đây là hôn nhân chính trị, hoàn toàn không có màn Ngô Quốc Thái chọn rể, Kiều Công khen Lưu Bị và cũng chẳng có màn Tôn Phu Nhân tự vẫn sau khi Lưu Bị thua trận ở Hào Đình.
Có lẽ nước Việt chưa có tầng lớp trí thức, chưa có công nghiệp, chưa có kinh tế sản xuất hàng hóa, chính vì thói quen ẩu tả, đại khái, nhờ cậy quá nhiều vào trí thông minh, và thói quen làm khoa học kiểu ếch ngồi đáy giếng. Tất cả phải bắt đầu bằng một đạo đức đọc hiểu viết nói và dịch cho chuẩn. Như thế thì truy tìm nghĩa "lang bạt kỳ hồ" không phải là chuyện nhỏ.
Trong bài này sẽ phân tích một cụm thành ngữ, được sử dụng khá phổ biến "lang bạt kỳ hồ" để thấy các cụ ta ẩu tả trong việc tìm hiểu thế nào. "Lang bạt kỳ hồ" trong ngôn ngữ Việt Nam hiện nay được hiểu là "lang thang phiêu bạt giang hồ đến kỳ thích". Thực ra đây là một thành ngữ chữ Hán 狼跋其胡 "lang bạt kỳ hồ" nói về thế mắc kẹt không tiến thoái được.
Trong Kinh Thi có bài Mân phong có câu: "Lang bạt kỳ hồ, tái chí kỳ vĩ"狼跋其胡, 载疐其尾 . Nghĩa đen là "Con sói bước tới dẫm vào yếm lông trước cổ của mình, lui lại vấp phải cái đuôi của mình". Khi dịch cần phân tích để hiểu ý nghĩa của câu này thế nào? Trước hết "lang" không phải là "lang thang" mà đúng là con sói trong từ "sói lang", "vĩ" là đuôi, "tái" là quay lại, là những từ có nghĩa cố định trong câu. Bây giờ còn lại chữ "hồ" cần phải hiểu xem tại sao lại xuất hiện ở đây. Chữ "Hồ" cũng chỉ người rợ Hồ, cái cổ họng,... nhưng không phải chữ "hồ" trong "Tây Hồ" hoặc "giang hồ". Như vậy cần phải tìm một nghĩa "hồ" có liên quan đến "lang", "bạt" hoặc "vĩ". "Hồ" có một nghĩa là cái yếm lông trước ngực ngay dưới cổ họng con sói, cũng là một bộ phận như "vĩ" là đuôi. "Hồ" phía trước, "vĩ" phía sau, cũng như "bạt" là đi về trước, "tái" là lui về sau. Tấm yếm ngực của các con sói già thường mọc lông rất dài. Trong sách Mao truyện lại có viết:老狼有胡, 进则躐其胡, 退则跲其尾, 进退有难"Lão lang hữu hồ, tiến tắc liệp kỳ hồ, thối tắc cấp kỳ vĩ, tiến thối hữu nan." Nghĩa là: "Sói già có "hồ", tiến thì dẫm lên "hồ' của mình, thoái lụi thì dẫm phải đuôi, tiến thoái đều khó". Vậy là đủ hiểu nghĩa câu trên và thành ngữ "lang bạt kỳ hồ".
Thành ngữ này về sau có thể dùng rút gọn thành "lang bạt" (trong tiếng Việt cũng có kiểu rút gọn như thế) cũng theo nghĩa như "lang bạt kỳ hồ". Chẳng hạn trong Truyện Pháp Chính, sách Tam Quốc Chí của Trần Thọ có đoạn viết về Thục chủ có đoạn "Chủ công chi tại công an dã, bắc úy tào công chi cường, đông đạn tôn quyền chi bức, cận tắc cụ tôn phu nhân sinh biến ô trửu dịch chi hạ; đương tư chi thời, tiến thối lang bạt" Tạm dịch: "Chúa công khi còn tại Công An, phía Bắc phải kiêng dè Tào Công mạnh, phía Đông e ngại Tôn Quyền bức hiếp, gần thì phải phòng bị Tôn Phu nhân sinh biến ở sát nách, vào lúc đó, tiến thoái "lang bạt"" Như vậy, "lang bạt" là thế mắc kẹt, khó xử, không biết làm sao. Lấy thêm một ví dụ nữa trong Luận về Hán Chiêu Đế của Lý Đức Dụ đời Đường: "Thành vương văn quản thái lưu ngôn, quan triệu công bất duyệt, toại sứ chu công lang bạt nhi đông, chi thi tác hĩ". Câu này không tìm hiểu kỹ và đặc biệt không nắm được nghĩa của "lang bạt", dễ bị các cụ dù rất giỏi chữ Hán, dịch thành "Thành Vương nghe Quản Thái dèm pha, thấy Thiệu Công không vui, bèn sai Chu Công đi lang thang phiêu bạt về phía đông, rồi làm thơ". Thực ra câu này nghĩa là "Thành Vương nghe Quản Thái dèm pha, xem ra Thiệu Công không vui, khiến Chu Công phải mắc kẹt ở phía Đông, mà soạn Kinh Thi". (Quản Thúc và Thái Thúc là hai người em của Thành Vương, nổi tiếng gian tà nịnh hót. Sau này bị Chu Công và Thiệu Công đuổi. Chu Công là chư hầu nước Lỗ, nằm ở phía Đông, là nơi trung tâm của văn hóa, phồn thịnh, vui vẻ, không có gì phải lang thang phiêu bạt cả. Tuy vậy, Chu Công vừa kiêm chức khanh sĩ của vua nhà Chu, thường là phải ở kinh đô nắm quyền tể tướng. Nhưng vì Quản Thái xúc xiểm nên không được vua triệu vào kinh đô, do đó phải ở nước Lỗ, muốn về triều thì không được vua cho phép và ở lại thì lại lo việc triều chính, vì vậy phải tiêu thời gian để san định Kinh Thi.
Như vậy, có thể có một số kết luận như sau: Thứ nhất, thành ngữ tiếng Việt có gốc thành ngữ chữ Hán không nhất thiết có nghĩa giống như nghĩa gốc. Thứ hai, các cụ ta thiếu sách vở nên phải sử dụng quá nhiều trí tuệ và năng lực suy luận, thông minh sáng tạo không có nghĩa là tốt, không sai lầm. Thứ ba, việc dịch thuật phải tra cứu sâu xa, đối chiếu từ nhiều nguồn, theo một phương pháp khoa học, chứ không nên sáng tạo kiểu "thủy tạ là thủy tọa, là nhà ngồi trên nước". Thứ tư, việc tạo thành thói quen nghiên cứu sâu, học hỏi kỹ khi dịch thuật, có thêm cái lợi nữa là biết được nhiều điều rất thú vị. Chẳng hạn cái câu về Lưu Bị trong truyện Pháp Chính hoàn toàn mâu thuẫn với hình ảnh Tôn Phu Nhân tiết liệt yêu kính chồng trong Tam Quốc diễn nghĩa của La Quán Trung làm tôi cứ phân vân, hay là mình chưa hiểu đoạn văn. Tìm hiểu ra mới biết là Tôn Phu Nhân đúng là phải đề phòng, vì thực chất đây là hôn nhân chính trị, hoàn toàn không có màn Ngô Quốc Thái chọn rể, Kiều Công khen Lưu Bị và cũng chẳng có màn Tôn Phu Nhân tự vẫn sau khi Lưu Bị thua trận ở Hào Đình.
Có lẽ nước Việt chưa có tầng lớp trí thức, chưa có công nghiệp, chưa có kinh tế sản xuất hàng hóa, chính vì thói quen ẩu tả, đại khái, nhờ cậy quá nhiều vào trí thông minh, và thói quen làm khoa học kiểu ếch ngồi đáy giếng. Tất cả phải bắt đầu bằng một đạo đức đọc hiểu viết nói và dịch cho chuẩn. Như thế thì truy tìm nghĩa "lang bạt kỳ hồ" không phải là chuyện nhỏ.
Thứ Ba, 4 tháng 11, 2014
Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt - Phạm Văn Đồng
Giữ gìn sự trong sáng của một ngôn ngữ, chuẩn hóa nó, phát triển nó - đây là một chủ đề có ý nghĩa lý luận và thực tiễn to lớn, cho nên trước hết cần thiết phải có cái nhìn rộng và sâu về vai trò của ngôn ngữ đối với xã hội, đối với con người, đối với sự phát triển của các dân tộc theo hướng đi lên.
I. Tầm quan trọng của ngôn ngữ đối với lịch sử loài người và lịch sử các dân tộc.Nhìn vào quá trình phát triển lịch sử của loài người, chúng ta thấy rất rõ vai trò và tác dụng của ngôn ngữ. Trước hết là lao động, sau đó đồng thời với lao động và ngôn ngữ - đó là hai động lực chủ yếu trong sự phát triển của loài người nguyên thủy. Cùng với sự phát triển của tư duy, của ý thức, ngôn ngữ đã góp phần hoàn thiện con người, phân biệt con người với con vật. Dần dần, loài người xây dựng nên các cộng đồng chung về ngôn ngữ từ thấp lên cao về mặt tổ chức xã hội như thị tộc, bộ lạc, dân tộc. Về sau này, khi đã xuất hiện quốc gia, thì ý thức về một quốc gia thống nhất bao giờ cũng gắn bó với ý thức về một ngôn ngữ quốc gia chung. Lịch sử dân tộc Việt Nam ta, kể từ thời dựng nước được thế giới biết đến qua nền văn hóa Đông Sơn rực rỡ với hiện vật tiêu biểu trống đồng, trải qua hàng năm cho đến ngày nay, nếu xét riêng về mặt ngôi ngữ thì có thể nói rằng đó là lịch sử người Việt Nam, cùng nhau xây dựng, thống nhất và phổ biến tiếng Việt trong cương vị ngôn ngữ dùng chung trên toàn lãnh thổ đất nước ta.
Khi nhận diện một dân tộc, ngôn ngữ thường được coi là một trong những tiêu chuẩn chính (bên cạnh các tiêu chuẩn khác như tính cộng đồng lãnh thổ, ý thức tự giác dân tộc, các đặc điểm chung về tâm lý, văn hóa, kinh tế...) Ngôn ngữ góp phần làm nên bản sắc của một dân tộc, phân biệt dân tộc này với dân tộc khác. Trong suốt lịch sử lâu dài đấu tranh vì chủ quyền dân tộc, vì độc lập tự do của đất nước, chúng ta có thể hình dung dân tộc Việt Nam ta đã phấn đấu gian khổ như thế nào để thoát được hiểm họa diệt chủng về ngôn ngữ và văn hóa, để bảo vệ và phát triển được tiếng Việt, như Bác Hồ nói, "Thứ của cải vô cùng lâu đời và vô cùng quý báu của dân tộc".
Trong các mặt đời sống của một dân tộc, của một đất nước thì ngôn ngữ gắn bó mật thiết hơn cả với văn hóa. Ngôn ngữ là một trong những nhân tố hợp thành quan trọng, góp phần làm nên cái nền tảng về giá trị, bản sắc, tinh hoa của nền văn hóa dân tộc; bởi lẽ nó liên quan đến ý thức xã hội, ứng xử và giao tiếp xã hội, cũng như các kết quả hoạt động vật chất và tinh thần của con người trong xã hội. Chính tiếng Việt, ở mặt nội dung ý nghĩa của nó, là nơi ghi lại, nơi phản ánh chủ yếu những tri thức, kinh nghiệm, những suy nghĩ, quan niệm v.v... từ ngàn đời của cha ông ta về mọi mặt của đời sống dân tộc, về tự nhiên và xã hội, về vũ trụ và con người. Cùng với quá trình hình thành và phát triển nền văn hóa Việt Nam, tiếng Việt cũng hình thành và phát triển, ngày nay đã trở thành một ngôn ngữ giàu và đẹp, phong phú và độc đáo; đó là một công cụ rất có hiệu lực trong việc xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Điều quan trọng nhất là mỗi chúng ta có ý thức sâu sắc về sự giàu đẹp của tiếng Việt, có tình cảm của người Việt Nam ta biết yêu và quý tiếng nói của dân tộc, nói rộng ra thì đó là ý thức và tình cảm đối với văn hóa dân tộc mình, đối với đất nước mình, nhân dân mình.
Ngôn ngữ nào cũng có hai chức năng chủ yếu, là phương tiện quan trọng nhất trong sự giao thiệp giữa người với người và là phương tiện, là công cụ của tư duy. Trên thế giới, có nhà ngôn ngữ học đã ví ngôn ngữ như là một thứ chất kết dính hết sức đặc biệt, hết sức quan trọng, vì ở đâu cũng thấy có mặt nó, trong kinh tế, trong văn hóa, trong xã hội, trong mọi mặt vật chất, tinh thần của cuộc sống con người, bình thường và quen thuộc như nước ta uống, như không khí ta thở vậy. Vì thế, muốn xây dựng và phát triển con người, xây dựng và phát triển xã hội, xây dựng và phát triển đất nước, chúng ta không thể không phát triển tiếng Việt, công cụ giao tiếp, công cụ tư duy, công cụ phát triển của con người Việt Nam, đất nước Việt Nam. Tại Hội nghị khoa học "Gìn giữ sự trong sáng của tiếng Việt về mặt từ ngữ" họp ngày 29-10-1979 ở Hà Nội, tôi đã nhấn mạnh vai trò và tác dụng của công việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt và chuẩn hóa nó, để phục vụ sự phát triển trí tuệ con người Việt Nam, sự phát triển sự nghiệp xã hội chủ nghĩa trên đất nước ta. Tôi nghĩ rằng đó chính là lý do sâu xa vì sao chúng ta cần phải có sự quan tâm đầy đủ đến tiếng Việt, đặc biệt là hiện nay, ở thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, thực hiện dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh.
Tôi dừng lại ở đây là chỗ thích hợp nhất để trình bày một quan điểm rất quan trọng về quan hệ giữa tư duy và ngôn ngữ. Chúng ta còn nhớ Các Mác và Ph.Ăng-ghen, sau khi phác họa học thuyết vĩ đại của mình là duy vật lịch sử và duy vật biện chứng, đã có một câu nói mà tôi cần trích nguyên văn: "Khi hiện thực đã được trình bày như đích thực nó như vậy (bởi các khoa học, và các khoa học ấy chứng minh duy vật biện chứng lịch sử), thì triết học không còn chỗ nào để tồn tại nữa". Ăng-ghen nói rõ thêm: "Khi khoa học tự nhiên và khoa học lịch sử đã thấm nhuần biện chứng thì tất cả các món hàng triết học cũ trở thành đồ thừa, trừ lý luận về tư duy (tức là duy vật biện chứng lịch sử - P.V.Đ)".
Ở đây chúng ta phải thấy một cách sâu sắc nhất và phong phú nhất sự liên quan mật thiết giữa ngôn ngữ và tư duy hoặc ngược lại giữa tư duy và ngôn ngữ, bởi cái này là nhân tố của cái kia hoặc ngược lại. Đó là hai cái đòn xeo quý báu không ngừng nâng cao hiểu biết của con người trong quá trình đi lên giải quyết các vấn đề của cuộc sống trên mọi lĩnh vực, từ gần đến xa, từ thấp đến cao, từ đời này đến đời khác. Trong thời đại ngày nay, thời đại của sự phát triển như vũ bão của các ngành khoa học: khoa học kỹ thuật và khoa học xã hội, sự phát triển tư duy có liên quan đến sự phát triển của toàn cầu hóa cuộc sống mọi con người, mọi dân tộc, thì chúng ta càng thấy tầm quan trọng của ngôn ngữ và tư duy. Chỉ có đặt vấn đề như vậy thì đề tài của bàI viết này mới có đầy đủ tầm vóc, chiều sâu và chiều rộng của nó, xứng đáng với giá trị của nó. ở đây tôi chỉ gợi mở quan điểm để mở rộng chân trời của vấn đề, từ đó có thể có sự nhận thức mới, gắn liền với tìm tòi mới, hiểu biết mới của biết bao người trong lĩnh vực ngôn ngữ và tư duy của Việt Nam.
II. Ý nghĩa và nội dung của công việc giữ gìn sự trong sáng tiếng Việt.
Ngôn ngữ phát sinh và phát triển cùng với xã hội loài người, nhưng không phải theo một con đường thẳng tuột, mà trải qua những khúc khuỷu, quanh co. Sự phát triển của các ngôn ngữ trên thế giới đều có tính quy luật chung là từ từ, liên tục, không bùng nổ, không nhảy vọt. Những biến đổi của ngôn ngữ thường diễn ra khi nhanh khi chậm và không đều ở các mặt ngữ âm, từ vựng - ngữ nghĩa, ngữ pháp, trong đó năng động, mạnh mẽ nhất là bộ phận từ ngữ. Ngày nay công nghệ tin học có khả năng xử lý văn bản, dịch máy, phân tích và tổng hợp lời nói, nhận dạng tiếng nói và chữ viết... càng góp phần thúc đẩy ngôn ngữ phát triển.
Trong quá trình phát triển lâu dài, không có một ngôn ngữ nào trên thế giới lại không có sự tiếp xúc, vay mượn với ngôn ngữ khác, cho dù đó là những ngôn ngữ rất lâu đời, rất phát triển như những thứ tiếng của các nước lớn ở châu Âu, châu á, châu Mỹ và khi vay mượn thì bên cạnh cái đúng, cái cần thiết, không tránh khỏi có những cái không hợp lý, thiếu cân nhắc, đôi khi sống sượng... Vì thế, mọi ngôn ngữ đều cần có sự tác động tích cực của con người, của xã hội, của Nhà nước, để bảo vệ và phát huy sự trong sáng vốn có cũa ngôn ngữ đó, trước những hiện tượng vay mượn ồ ạt ngôn ngữ nước ngoài. Tiếng Việt cũng không nằm ngoài quy luật chung ấy.
Khi nói đến việc gìn giữ sự trong sáng của tiếng Việt thì trước hết cần thấy rằng đó là một công việc bình thường, tự nhiên và thường xuyên, lâu dài trong suốt cả quá trình phát triển của tiếng Việt từ trước tới nay và từ nay về sau, nhằm bảo vệ và phát huy cái bản sắc, cái tinh hoa của tiếng Việt, không để cho mất đi một cái gì vô cùng quý báu khiến cho tiếng Việt là tiếng Việt.
Kinh nghiệm của nhiều nước trên thế giới cho thấy ngôn ngữ nào cũng trải qua những thời kỳ nổi bật lên nhiệm vụ giữ gìn sự trong sáng của nó. Như ở Nga, sau Cách mạng Tháng mười vĩ đại, Lê-nin đã kêu gọi mọi người không được "làm hỏng tiếng Nga", "tuyên chiến với việc dùng những từ nước ngoài không cần thiết".
ở ta, từ những năm 50, trong cuốn Sửa đổi lối làm việc, Bác Hồ đã nói đến các thứ "bệnh" ngôn ngữ mà chúng ta thường hay nhắc như: bệnh "sáo", nghĩa là nói và viết theo một cái khuôn mẫu hoàn toàn như nhau bất kể về việc gì, ở cấp nào, cơ quan nào; bệnh "ba hoa", "nói dài, nói dại, nói dai", còn nội dung thì rỗng tuyếch, "ba voi không được bát nước xáo"; bệnh "vẽ rắn thêm chân"; bệnh "nói chữ". Sau này Bác cũng nhiều lần nhấn mạnh "Khuyết điểm nặng nhất là dùng chữ nước ngoài quá nhiều, và nhiều khi dùng không đúng". Bác thường xuyên nhắc nhở "Tiếng nào sẵn có thì dùng tiếng ta" và đồng thời chỉ rõ "Có những chữ ta không sẵn có và khó dịch đúng thì cần phải mượn chữ nước ngoài".
Năm 1966, tại cuộc họp mặt về vấn đề giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt (ngày 7 và 10.2), tôi đã nêu ra ba khâu cần phải làm để giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, giữ gìn sự giàu đẹp của nó, và hơn thế nữa làm cho nó ngày càng thêm giàu và đẹp. Đó là: giữ gìn và phát triển vốn chữ của tiếng ta; nói và viết đúng phép tắc của tiếng ta; giữ gìn bản sắc, phong cách của tiếng ta trong mọi thể văn (văn học, chính trị, khoa học, kỹ thuật...); đồng thời phải có những đổi mới, phát triển, làm cho tiếng ta ngày thêm giàu trên cơ sở vốn cũ của tiếng ta.
Nếu giữ gìn sự trong sáng của một ngôn ngữ là một yêu cầu lâu dài, thì từng giai đoạn lại có yêu cầu phải chuẩn hóa nó, tức là xác định cái đúng và những quy tắc vồ phát âm, chính tả, dùng từ, đặt câu v.v... của ngôn ngữ đó, được xã hội chấp nhận.
Hiện nay, tiếng Việt của chúng ta đang ở giai đoạn phát triển mạnh mẽ, phản ánh những thay đổi to lớn của đất nước trong sự nghiệp đổi mới mọi mặt kinh tế, văn hóa, xã hội, nhất là về phượng diện khoa học và công nghệ; vì thế chuẩn hóa nó là một nhiệm vụ quan trọng và bức xúc để tiếng Việt có thể phục vụ tốt hơn nữa công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Sự phát triển không ngừng của ngôn ngữ là phức tạp; một mặt, đời sống của nó gắn với xã hội, nhưng mặt khác, nó cũng sống đời sống bên trong riêng của nó.
Một ngôn ngữ được đánh giá là phát triển khi mà càng ngày có càng mở rộng và phân biệt các phong cách ngôn ngữ khác nhau (như phong cách khoa học, phong cách chính luận, phong cách hành chính sự vụ, phong cách nghệ thuật v.v...) cũng như các chức năng giao tiếp khác nhau trong các phạm vi sử dụng như: trong gia đình, làng xóm; trong các hoạt động sản xuất, thương mại, dịch vụ; trong hệ thống giáo dục; trên các phương tiện thông tin đại chúng; trong hành chính Nhà nước; trong quan hệ ngoại giao v.v... Đặc biệt là ngày nay, sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin đã tạo điều kiện để ngôn ngữ có bước phát triển mới về chất và làm cho ngôn ngữ có những năng lực mới chưa từng có trước đây.
Một ngôn ngữ được đánh giá là phát triển khi nó ngày càng có tính chất trí tuệ hóa và quốc tế hóa. Điều này rất quan trọng khi ta đặt tiếng Việt trong bối cảnh thời đại ngày nay: thời đại của thông tin, của trí tuệ; thời đại của hội nhập khu vực, hội nhập toàn cầu, và do đó, tiếng Việt phải có những chuẩn bị, những thay đổi, để có đủ thế và lực giao lưu, tiếp xúc với các ngôn ngữ khác trên thế giới mà khưng sợ bị tổn thương đến giá trị, bản sắc, đến sự giàu đẹp của nó.
Chính là trong tinh thần đó mà tôi đã nhiều lần chỉ ra sự cần thiết phải nhìn thấy khả năng phát triển phong phú của tiếng Việt, nhấn mạnh yêu cầu giữ gìn sự trong sáng và cả yêu cầu phát triển, nhìn về tương lai. Cho nên, ở thời điểm hiện nay, trước thềm thế kỷ XXI, cần có nhận thức phù hợp về nội dung của công việc gìn giữ sự trong sáng của tiếng Việt là: giữ gìn cho tiếng Việt luôn luôn trong sáng trong quá trình phát triển mạnh mẽ của nó.
III. Thực trạng hiện nay và những giải pháp
Thực tế hơn nửa thế kỷ qua, từ 1945 đến nay, đã cho thấy, về cơ bản, sự phát triển của tiếng Việt là lành mạnh, đúng hướng, phù hợp với những biến đổi của đời sống chính trị, kinh tế-xã hội và văn hóa của đất nước.
Những năm gần đây, đặc biệt từ sau 1975, trong tiếng Việt, bên cạnh những điều mới mẻ và tốt đẹp, có thể thấy không ít những hiện tượng thiếu trong sáng, thiếu chuẩn mực, biểu hiện tập trung ở những mặt sau đây:
a. Trong nhà trường, học sinh, sinh viên nói, viết tiếng Việt còn sai nhiều về chính tả, về cách dùng từ ngữ, về ngữ pháp. Đây là một điều mà chúng ta không thể chấp nhận được, bởi vì việc giữ gìn sự trong sáng tiếng Việt của chúng ta cốt yếu là nhằm vào trường học, phải làm sao cho học sinh, sinh viên nói tốt và viết tốt tiếng Việt. Tôi muốn lưu ý rằng không phải chỉ có con em người Việt (Kinh), mà cả con em đồng bào các dân tộc thiểu số cũng phải được dạy và học tiếng Việt một cách nghiêm chỉnh để các em có thể nói, viết tiếng Việt cho đúng chuẩn của nó.
b. Trong đời sống xã hội, có thể nhận định chung rằng: một mặt, khá phổ biến là tình trạng chính tả chữ viết (như viết "i" ngắn "y" dài, viết hoa các danh từ riêng) không thống nhất, cách dùng từ ngữ sai. Mặt khác, đáng lo ngại hơn là tình trạng sử dụng từ ngữ nước ngoài pha vào tiếng Việt hiện nay rất tùy tiện và lạm dụng đến mức báo động. Tôi muốn nhấn mạnh đây là một thói hư, tật xấu đang ngang nhiên lan tràn ở nước ta, đã thành một xu thế dùng tiếng nước ngoài, nhất là tiếng Anh, thay cho tiếng Việt, gây biết bao chê trách mà ai nấy đều phê phán lúc nói chuyện hay lúc viết trên báo chí về nguy cơ này. Một điều tôi cần nói ở đây là: báo chí tuy đã có người viết bài không tiếc những lời phẫn nộ đích đáng đối với xu thế hư hỏng này, nhưng sau đó có người viết bài khác lại theo ngay cái vết mòn hầu như dễ làm cho người ta sa ngã ấy. Cũng cần phải lên án một cách nghiêm khắc hiện tượng xấu ở các thành phố lớn như thủ đô Hà Nội, bộ mặt của cả nước, cho phép các loại quảng cáo, các biển hiệu cửa hàng, công ty, khách sạn... bằng chữ nước ngoài, thậm chí không cần chữ Việt. Phải chăng là không có ai làm chủ để chăm lo cho bộ mặt cực kỳ quan trọng của thành phố; hay là do ý thức, do trách nhiệm, do trình độ của những người quản lý nó?
Bây giờ tôi nói mấy điểm về biện pháp để bảo vệ và phát triển tiếng Việt. Trước khi nói đến biện pháp, tôi nghĩ phải thấy được nguyên nhân từ phía chúng ta, vì nói đến giữ gìn sự trong sáng của ngôn ngữ, chuẩn hóa nó, phát triển nó - là nói đến tác động tích cực của con người vào quá trình phát triển của ngôn ngữ.
Nói đến con người ở đây, trước hết là mỗi người Việt Nam chúng ta, những người dùng tiếng Việt; các nhà giáo, các nhà văn, nhà báo, các nhà ngôn ngữ học, và rất quan trọng là vai trò lãnh đạo, hoạch định các chính sách về ngôn ngữ của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
Trong tiếng Việt bây giờ có những biểu hiện không tốt, thiếu trong sáng, sai chuẩn mực, trước hết là do chúng đã coi nhẹ, thậm chí buông lỏng, thả nổi công việc quan trọng này. Chúng ta đã không đầu tư thích đáng trí tuệ, công sức và tiền của để nghiên cứu lý luận và điều tra thực tế về những vấn đề liên quan đến việc bảo vệ và phát huy bản sắc, tinh hoa của tiếng Việt. Việc tổ chức thực hiện nhìn chung cũng chưa tốt. Nhưng ở đây quan trọng nhất vẫn là nhận thức, là tình yêu, là lòng quý trọng và thái độ đối với tiếng mẹ đẻ của chúng ta. Mỗi người chúng ta phải có nghĩa vụ và trách nhiệm bảo vệ và phát huy sự trong sáng của nó, không thể tùy tiện, càng không thể để mất gốc, để tiếng Việt bị hoen ố, ô nhiễm.
Về biện pháp thì hiện nay có hai phạm vi quan trọng nhất là nhà trường và xã hội. ở đây cần có những biện pháp đồng bộ, thiết thực. Cụ thể là cần phải:
Chấn chỉnh việc dạy và học tiếng Việt ở nhà trường phổ thông và đại học; cũng như việc sử dụng tiếng Việt trên sách báo, truyền thanh, truyền hình, thông tin điện tử;
Tăng cường việc biên soạn các sách công cụ về tiếng Việt, nhất là sách Ngữ pháp và Từ điển;
Đẩy mạnh nghiên cứu lý luận về chuẩn hóa, về phát triển ngôn ngữ;
Tập trung điều tra khảo sát đời sống ngôn ngữ tiếng Việt hiện nay, nhất là chiều hướng phát triển từ 1975 đến nay.
Riêng đối với Nhà nước thì cần có càng sớm càng tốt một Hội đồng quốc gia về ngôn ngữ, để chăm lo về tiếngViệt, các tiếng dân tộc thiểu số, cũng như về công việc giảng dạy và sử dụng tiếng nước ngoài trên đất nước ta.
Trên đây, tôi đã nêu ra một số suy nghĩ về những vấn đề theo tôi là quan trọng, cần được chú trọng công việc giữ gìn sự trong sáng và phát triển tiếng Việt. Để kết thúc một cách có ý nghĩa bài viết "Trở lại vấn đề: Vì sự trong sáng và phát triển của tiếngViệt", tôi muốn liên hệ nó với tình hình hiện nay của nước ta. Tiếng Việt của chúng ta có hai đặc tính rất quý là giàu và đẹp, tự bản thân nó là trong sáng; tiếng Việt sẽ gàu và đẹp hơn nữa nếu chúng ta cố gắng làm tốt việc giữ gìn nó, sử dụng nó và phát triển nó. Với giá trị bản sắc, tinh hoa của nó, tiếng Việt sẽ góp phần đáng kể vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, thực hiện dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh, tiến lên xây dựng từng bước chủ nghĩa xã hội. Đồng thời, chính công cuộc đổi mới toàn diện mà chúng ta đang tiến hành, nói rộng ra là toàn bộ sự nghiệp cách mạng xã hội chủ nghĩa của chúng ta, sẽ tác động trở lại, làm cho tiếng Việt ngày càng phát triển hơn, vậy nghĩa là có mối quan hệ rất khăng khít giữa sự trong sáng của tiếng việt, giữa vai trò và tác dụng của nó trong đời sống xã hội với sự tiến lên của đất nước ta trong thế kỷ tới. Chúng ta cần thấy rõ điều đó để phấn đấu thực hiện cho được một nhiệm vụ cao quý và thiêng liêng là bảo vệ sự trong sáng và phát triển tiếng nói của dân tộc Việt Nam ta.
1. Về các từ "đế chế" và "đế quốc"
Có người dùng những từ ngữ "nước đế quốc", "Chủ nghĩa đế quốc" thay cho từ "đế chế La Mã"; Thí dụ: "Đế quốc La Mã" thay cho từ "đế chế La Mã". Tất nhiên, những từ này đều có chung gốc ngôn ngữ là chữ "đế", nhưng nếu đi sâu vào tìm hiểu về thời điểm lịch sử của chúng, về sự hình thành của chúng, về tính chất và tác dụng của chúng. Thì rất dễ thấy những khác nhau cực kỳ to lớn và sâu xa, không thể nhầm lẫn được. Phải nói là: "đế chế Lã Mã", "đế chế ốttôman", "đế chế Nga", "đế chế Trung Hoa". Có nước như nước Anh vừa là đế chế, vừa là đế quốc.
2. Về các từ "đảng viên" và "quần chúng"
Trước đây khá thông thường bây giờ có ít hơn nhưng vẫn còn nhiều người nói và viết như sau: A là đảng viên; còn B, C, Đ là quần chúng, ý muốn nói rằng người nào không phải đảng viên thì là quần chúng. Tuy nhiên nói như thế có nghĩa là coi quần chúng là dưới đảng viên, hạ thấp vị trí chính trị, ý nghĩa và tác dụng của quần chúng là đông người, nói một người là quần chúng thì không đúng. Phải nói: A là đảng viên; còn B, C, Đ là người ngoài Đảng.
3. Về từ "tên"
Trước đây nhiều người hay dùng, nay có ít hơn, nhưng vẫn còn người dùng từ này với ý nghĩa miệt thị, đặt trước tên riêng của các nhân vật phản động, đối tượng của cách mạng hay những kẻ làm việc xấu xa; thí dụ: tên Hitle. Đáng lẽ chỉ nên gọi Hitle là "Hitle", mà như thế nó vẫn cứ là Hitle với tất cả tội ác của nó trong lịch sử nước Đức và lịch sử của loài người. Lúc tôi viết những cuốn sách đầu tiên về Chủ tịch Hồ Chí Minh, tối viết tên Bác mà không kèm theo chức danh cao quý gì (cũng như chúng ta từ lâu đã quen dùng cách xưng gọi "Các Mác", "Ăng-ghen", "Lê-nin") thì có những đồng chí bày tỏ với tôi tâm trạng nghẹn ngào, khó chịu. Đến ngày nay, nếu nói: Hồ Chí Minh là một vĩ nhân trong lịch sử nước ta và lịch sử thế giới, thì cũng còn có người chưa yên tâm, chưa thoải mái lắm.
4. Về từ "chính xác"
Về từ này người ta không nói và viết một cách không hợp lý, không biết đâu là chuẩn mực, hằng ngày ở đâu cũng nghe từ này với ý nghĩa cơ bản là "đúng", "trúng"... Vừa qua, nhân sinh nhật bác sĩ Phạm Ngọc Thạch do Bộ Y tế tổ chức, trong bài viết của mình tôi có kể lại lối tiếp xúc người bệnh của Phạm Ngọc Thạch. Khi vào Viện lao khám bệnh, Phạm Ngọc Thạch áp tai mình vào ngực người bệnh để nghe chứ không dùng ống nghe, và tôi có viết rằng Phạm Ngọc Thạch làm như vậy để nghe được "thực" hơn. ở đây chữ "thực" tôi dùng có ý nghĩa là trong trường hợp nào đó và trong chừng mực nào đó thì máy móc không "thực" bằng tai của người thầy thuốc. Đối với người thầy thuốc thì "thực" là quan trọng. Nhưng sau đó người ta sửa từ "thực" thay bằng từ "chính xác". Tôi có biết điều này, tuy nhiên tôi không đề nghị đổi lại, mà để hôm nay mới nói; tôi nghĩ viết và nói cho đúng, cho sáng không phải chuyện dễ dàng.
5. Về các từ "lớn" và "vĩ đại"
Nhiều người nói và viết một cách lẫn lộn, không có sự phân biệt hai từ này. Người ta có thể nói và viết: "nhà văn lớn", "nhà khoa học lớn"; bởi lẽ những người đó có trình độ và có cống hiến quan trọng trong nghề nghiệp của mình. Nhưng ở đây nếu dùng từ "vĩ đại" để đánh giá thì không đúng, không phù hợp, vì từ "vĩ đại" chỉ dùng cho một số ít người có cuộc đời và đức độ rất cao đẹp, có trí tuệ, tài năng và những cống hiến có giá trị và tầm cỡ to lớn, đáng kính phục.
6. Về cách ghép từ
Đây là một hướng làm giàu cho vốn từ tiếng Việt mà theo ý tôi nó rất thú vị như: "nuôi trồng", "xây lắp", "truy quét", "sao chụp"... Tuy nhiên không thể tùy tiện muốn ghép thế nào cũng được. Ví dụ: tiếng ta có các từ ngữ "y sĩ", "bác sĩ", "khám bệnh", "chữa bệnh"; nhưng có người lại muốn gán ghép thành: "y, bác sĩ", "khám, chữa bệnh" (hoặc trong các lĩnh vực khác như "chiến thuật", "kỹ thuật"), "kỹ thuật" thành "chiến, kỹ thuật". Mọi người có thể kể ra nhiều ví dụ khác về cách nói, cách viết rất sai như thế. điều này thường gây khó khăn cho người nước ngoài học tiếng Việt; lúc gặp những từ ngữ ghép lại như vừa nói họ phải tra từ điển, nhưng không có cuốn từ điển nào về tiếng Việt có những từ ngữ như vậy.
Tóm lại, ở đây tôi muốn đề cập một vấn đề chung là từ ngữ, hoặc một số từ ngữ nào đó có cách dùng thông thường của nó, cách dùng đúng chuẩn của nó, gắn với lịch sử của nó, với bối cảnh xã hội của nó, không thể tùy tiện vượt qua theo ý riêng của mình.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)