Thứ Năm, 24 tháng 12, 2015

Thế nào là một chứng minh

Tôi không phải là một người những điều quá xa thực tế. Nhưng có những câu hỏi tưởng chừng vô bổ và vô hại lại có vô khối vấn đề cần suy nghĩ.

Năm tôi 12 tuổi, học lớp 6, hệ phổ thông 10 năm cũ, bắt đầu học hình học. Tôi còn nhớ bài toán đầu tiên tôi có vấn đề như sau: "Chứng minh hai góc đối đỉnh thì bằng nhau". Trước tiên tôi không biết thế nào là "chứng minh". Sách giáo khoa không có đoạn nào nói thế nào là chứng minh. Cho đến khi các bạn trong lớp đã chứng minh được các tính chất của tam giác nội tiếp, ngoại tiếp, đường tròn chín điểm, tôi vẫn băn khoăn về bài toán đầu tiên. Tôi không có cảm giác là mình tự mình làm được bài toán đó và chỉ học thuộc cách chứng minh. Tôi cũng lắp ráp các đoạn "chứng minh" để tạo ra các chứng minh mới và nhận được điểm tốt, thậm chí thi học sinh giỏi. Nhưng tôi không cảm giác đó là kết quả suy nghĩ của mình, tất cả chỉ là lắp ráp cơ học và bắt chước máy móc, không hề có một niềm vui sáng tạo nào. Tất cả chỉ vì tôi không hiểu thế nào là một chứng minh. Điều kỳ lạ ở chỗ các bạn của tôi lại thấy điều đó vô cùng đơn giản và không gặp bất cứ khó khăn nào. Họ trả lời tôi "chứng minh là chứng mình".

Sau nhiều năm làm việc nghiên cứu, tôi mới nhận ra việc định nghĩa chứng minh không đơn giản. Tuy thế, phải tới gần đây, tôi mới hiểu tại sao tôi lại có vấn đề với việc chứng minh. Có lẽ là tại vì tôi đọc trước sách giáo khoa môn Văn lớp 7, có những bài văn mẫu chứng minh câu nói của lãnh tụ hay văn hào nào đó về tinh thần yêu nước của dân tộc. Quả thật là những "chứng minh" đó khác xa các chứng minh toán học.

Có lần tôi nói chuyện với một chị nghiên cứu sinh Văn học tại đại học MGU. Chị nói đề tài là chứng minh quan điểm giai cấp vô sản của Gorki qua các tác phẩm của ông. Tôi hỏi làm thế nào có thể chứng minh được quan điểm vô sản của một người dựa vào các tác phẩm. Cuối cùng chúng tôi đã tranh luận mất cả buổi tối thế nào là chứng minh và đi đến kết luận khái niệm chứng minh trong văn học khác với chứng minh trong khoa học. Điều đó mang lại thất vọng lớn lao cho tôi về công việc nghiên cứu văn học.

Thực tế cuộc sống đã cho tôi thấy chứng minh theo cách thức khoa học nhiều khi không thuyết phục bằng các cách "chứng minh" khác. Điều đó dù muốn dù không tôi cũng phải chấp nhận sau nhiều va chạm cọ xát với cuộc sống thực tế. Tuy nhiên, tôi vẫn nghĩ rằng có lẽ việc có một cách hiểu chung về chứng minh cho xã hội ngay từ khi còn trong ghế nhà trường là một điều cần thiết. Người ta hay nói "nói phải củ cải cũng nghe". Tuy nhiên, thế nào là một điều nói phải mới là vấn đề. Xã hội hiện nay rất ghét duy lý, các mệnh đề được chấp nhận là do cảm tình, cảm tính và cảm động chứ không phải do "nói phải" hay "chứng minh".

Cách tư duy trong xã hội nước ngoài nơi tôi đã từng sống và làm việc có khác. Nhiều khi tôi cố thuyết phục ai đó làm một điều gì bằng cách nói những tình cảm, mong muốn với điều đó. Nhưng nhiều khi câu trả lời là điều đó có lẽ rất hay, nhưng tôi không thể làm vậy vì mâu thuẫn với nguyên tắc A, B nào đó. Đó là một cách tư duy rất duy lý.

Có lẽ thiếu cái duy lý đó mà xã hội ta, khi đã đến một giai đoạn phát triển nhất định đã bộc lộ những yếu kém hết sức tinh tế. Thế nào là chứng minh một người có tội, một dự án đầu tư là có hiệu quả, một người nào đó có năng lực đáng được đề bạt? Nếu chúng ta không có một số nguyên tắc có lẽ những vấn đề trên còn tồn tại mãi và những tai nạn của nó không bao giờ giải quyết triệt để, xã hội không thể vận hành trơn tru.

Xem ra câu hỏi "thế nào là một chứng minh" có lẽ không phải là một câu hỏi thuần túy lý thuyết. Thực ra định nghĩa thế nào không phải là quan trọng lắm. Quan trọng là có một cách hiểu và áp dụng nhất quán.

Thứ Sáu, 18 tháng 12, 2015

VIEBOOKS 1

VIEBOOKS - UNLIMITED BUSINESS OPPORTUNITY FOR KNOWLEDGE AND BOOK LOVERS - CƠ HỘI KINH DOANH VÔ TẬN CHO NGƯỜI YÊU SÁCH VÀ TRI THỨC The social network Viebooks for books and knowledge will be launched shortly and will bring unlimited business opportunities for book and knowledge lovers. You can read books, acquire knowledge in any fields and any languages on Viebooks. At the same time, in just two minutes, you can open book stores, libraries, learning and education centers, learning material warehouses and news channels to provide knowledge to community. Not only that, Viebooks encourages you to create any new business like printing on demand, editing, digitalization, translation, notarization, gift and greeting services. Viebooks is an environment for entertainment and doing business Mạng xã hội về sách và tri thức Viebooks sắp chính thức ra mắt sẽ đem lại những cơ hội kinh doanh không giới hạn cho những người yêu sách và tri thức. Bạn có thể đọc sách, tìm tòi tri thức mọi lĩnh vực bằng mọi thứ tiếng. Đồng thời, chỉ trong hai phút bạn có thể mở nhà sách, thư viện, trung tâm đào tạo, kho học liệu và các kênh tin để cung cấp tri thức cho cộng đồng. Không chỉ như thế, Viebooks khuyến khích bạn tạo ra mọi dịch vụ kinh doanh như in ấn theo yêu cầu, soạn thảo, số hóa văn bản, dịch thuật, công chứng, tặng quà và chúc mừng. Viebooks là một môi trường giải trí và kinh doanh.

Thứ Sáu, 27 tháng 11, 2015

Tranh chấp quyền tác giả về thuyết tương đối

Bắt đầu là E.T.Whittaker, năm 1954 trong cuốn Lịch sử các lý thuyết về Ête và Điện, có hẳn một chương Lý thuyết tương đối của H.Poincaré và H.Lorentz cho rằng công lao của A.Einstein rất ít so với Lorentz và Poincaré. Đặc biệt, ông cho rằng toàn bộ lý thuyết tương đối hẹp (SR) đã có trong công trình 1904 của Lorentz (Whittaker cho là 1903) và bài nói chuyện của Poincaré tại St.Louis. Ông cho rằng Poincaré là tác giả của công thức E=mc2 (EMC). Về lý thuyết tương đối rộng (GR), ông cho rằng D.Hilbert đã dẫn xuất được toàn bộ lý thuyết từ nguyên lý biến phân đẹp đẽ về Toán học gần như đồng thời với A.Einstein.

Sau đó có rất nhiều tác giả, và thời gian gần đây lại rộ lên việc tranh chấp quyền tác giả với Einstein về các lý thuyết trên. Trong số những người ủng hộ Einstein, phần lớn là các nhà vật lý có tiếng như Kip Thorne, Pais, Logunov, các nhà triết học như Popper, Arthur Miller,.... Những người chống đối phần lớn là những kẻ đốt đền, một số người có ghế giáo sư vật lý nhưng các công trình cũng làng nhàng. Chỉ có Whittaker thực sự là nhà toán học xuất sắc. Một số người còn đi xa hơn Whittaker cho rằng lý thuyết tương đối rộng là của Hilbert hoặc đưa ra giả thiết Einstein đã đạo văn khi làm ở Cục Sáng chế và làm review cho Annalen der Physik.

Tôi không có nhiều thời gian tìm hiểu lịch sử và văn bản nên chỉ xem xét vấn đề dựa trên yếu tố chuyên môn. Đặc biệt: Lorentz và Hilbert là hai người có khả năng tranh chấp nhất về quyền tác giả cũng đã công nhận công lao về SR và GR thuộc về Einstein. Tôi sẽ lần lượt xét các điểm sau:

I. Về tổng thể:  Nếu chúng ta xem xét SR và GR là một tổng thể, như một quan điểm mới về không thời gian, có lẽ vai trò của Einstein sẽ không cần tranh cãi. Lorentz và Poincaré không có gì để nói trong GR và Hilbert đương nhiên không có đóng góp trong SR.
Albert Einstein
II. Về SR: Toàn bộ cấu trúc toán học (các phép biến đổi Lorentz) đã có trong các công trình của Lorentz. Einstein sau này nói ông có tham chiếu công trình 1894 của Lorentz, nhưng không biết về công trình 1904 (ở dạng hoàn thiện hơn). Ông có trích dẫn và thừa nhận công lao của Lorentz. Poincaré có công lao ở chỗ ông đưa ra các kiến giải sâu sắc về ý nghĩa các kết quả của Lorentz, đặc biệt phát biểu nguyên lý tương đối, phân tích khái niệm đồng thời và quy trình đồng bộ hóa đồng hồ. Einstein không trích dẫn Poincaré về SR mà chỉ thừa nhận tiếp thu từ Poincaré một số ý tưởng thuần túy toán học, kể cả hình học phi Euclide. Cho đến gần cuối đời ông mới có một bài, nhắc tới việc đánh giá công lao của Poincaré trong SR.
Heinrik Lorentz
Henri Poincaré
Nhiều tác giả cho rằng Einstein không biết đến các công trình của Poincaré, một số tác giả khác phản bác cho rằng Einstein phải biết các công trình của Poincaré đặc biệt nghiên cứu kỹ cuốn sách Science and Hypothesis của Poincaré viết năm 1902. Có một vấn đề là Poincaré không công bố các ý tưởng về SR của mình dưới dạng các công trình nghiên cứu khoa học mà thường là trong các bài nói chuyện hoặc sách viết về triết học.
Về mặt chuyên môn, theo ý kiến của tôi như sau:
Về các công thức toán học cần thiết đã hoàn toàn đầy đủ nhờ công sức của Lorentz và giải nghĩa đầy đủ và sâu sắc của Poincaré. Tuy nhiên, SR không phải chỉ là toán học mà là nguyên lý tương đối và quan niệm không thời gian. Công lao của Poincaré, chính là việc hình thành nguyên lý tương đối, phân tích sự phụ thuộc về tính đồng thời vào hệ quy chiếu. Tuy nhiên, điều rõ rệt nhất là cả Lorentz và Poincaré đều phụ thuộc vào các hiện tượng điện học và Ête. Trong khi đó Einstein phát biểu SR dưới dạng nguyên lý phổ quát cho toàn bộ vật lý, bao gồm cả cơ học. Xuất phát điểm của Einstein là việc cho rằng ánh sáng truyền với vận tốc không đổi trong mọi hệ quy chiếu, trong khi Lorentz và Poincaré cho rằng ánh sáng truyền với vận tốc c so với Ête. Chính vì vậy, Poincaré cho rằng độ dài của vật chuyển động là ngắn lại.
Sau này chính Lorentz cũng khẳng định công lao của Einstein và cho rằng hạn chế của mình cũng là do không nhìn được ý nghĩa của SR như Einstein.
Như vậy có thể xếp hạng công lao như sau
1. Einstein: Phát biểu nguyên lý tương đối hẹp phổ quát cho toàn bộ vật lý. Quan niệm mới về không thời gian thống nhất. Loại bỏ Ête ra khỏi SR. Xây dựng SR dựa trên tiên đề ánh sáng truyền trong mọi hệ quy chiếu với vận tốc c.
Với cách nhìn của Einstein, SR mới trở thành nguyên lý phổ quát của vật lý và gắn chặt với quan niệm mới về không thời gian thống nhất. Einstein xứng đáng ở vị trí số 1 trong SR.
2. Lorentz: Xây dựng toàn bộ khung toán học cho SR (phép biến đổi Lorentz).
3. Poincaré: Cắt nghĩa sâu sắc cho các công trình của Lorentz. Đưa ra nguyên lý tương đối cho lý thuyết electron của Lorentz. Đặc biệt ông hiểu rất rõ vai trò của đối xứng quay và tịnh tiến. Vì vậy nhóm đối xứng không thời gian mang tên Poincaré là xứng đáng và là một bộ phận không thiếu được của SR. Trong các giáo trình về SR thường bỏ qua phần này (là sai sót lớn mà tôi đang bổ khuyết). Tuy nhiên, có một lý do là lý thuyết biểu diễn hoàn chỉnh nhóm Poincaré phải đợi tới E.Wigner mới có (1953).
4. E.Wigner: Sở dĩ Wigner không được nhắc tới trong các sách về SR vì mãi tới năm 1953 ông mới cho công bố các công trình biểu diễn nhóm Poincaré, làm nền tảng cho việc mô tả các lý thuyết tương đối tính. Có lẽ do các tác giả đã quen với các bộ sách kinh điển có từ trước không có lý thuyết biểu diễn nhóm Poincaré, một cột trụ quan trọng của SR theo cách nhìn của tôi
Eugene Wigner
5. A.Minkowski: Hình thức luận hiệp biến cho không thời gian và mô tả hiệp biến cho lý thuyết Maxwell (1907). Tuy công lao của Minkowski không so sánh với 1-3, nhưng sức mạnh của hình thức luận là vô cùng lớn lao, đặc biệt làm nền tảng vững chắc cho GR sau này.
Trước khi chuyển qua việc tranh chấp quyền tác giả về EMC và GR, cần phải nói thêm rằng, có khá nhiều thêu dệt không có căn cứ về đóng góp của người vợ đầu của Einstein vào SR, hay chuyện bồ bịch của Einstein với Marie Curie đều không có căn cứ.
Herman Minkowski


C. EMC: Nói đến Einstein thường người ta vẫn viết công thức E=mc^2 coi đó là kết tinh cao nhất của Einstein và trí tuệ của loài người. Thực ra công thức này không có gì cao siêu và hoàn toàn không đại diện cho đóng góp của Einstein. Công thức này được cái đẹp về hình thức, ngắn gọn hơn phương trình Einstein. Thêm nữa khá dễ hiểu và dễ bình luận về ý nghĩa: liên hệ giữa khối lượng và năng lượng. Cũng phải nói trước và ngắn gọn, việc quy công thức này hoàn toàn cho Einstein là không đúng và lỗi của truyền thông. Ngoài ra có một lỗi khác của Einstein là rất ít tham chiếu người khác.
Hãy điểm qua những người quan trọng nhất có thể tranh chấp về công thức này:
I. Newton: Từ 1704, Newton đã phát biểu "vật chất và ánh sáng chuyển hóa được qua nhau". Tất nhiên, nói như thế không thể đòi bản quyền về EMC.
2. S.T.Preston, 1875, trong một cuốn sách Vật lý của Ête đã có một ví dụ giải phóng năng lượng từ một hạt lúa có thể nâng 100 nghìn tấn lên độ cao 3km qua đó thể hiện EMC.
3. H.Poincaré, 1900, đã quy đổi năng lượng bức xạ điện từ E sẽ tương đương với khối lượng E/c^2 và gây ra xung lượng giật ngược lại hướng bức xạ.
4. Người đầu tiên phát biểu tường minh nguyên lý chuyển hóa khối lượng năng lượng là một doanh nghiệp gia người Ý tên là Olinto De Pretto, đã phát biểu tường minh E=mc2 trong một tạp chí khoa học bằng tiếng Ý, từ tháng 6/1903. De Pretto còn đang định soạn một cuốn sách về các kết quả khoa học liên quan, nhưng bị bắn chết năm 1921, trong một tranh chấp về kinh doanh. Do đó công trình của De Pretto không được cộng đồng khoa học biết nhiều. Những người chống Einstein lưu ý Einstein rất giỏi tiếng Ý để nghi ngờ ông đã ăn trộm được ý tưởng từ De Pretto.
5. F.Hasenohrf, 1904, đã công bố một công trình trong cùng một tạp chí mà một năm sau Einstein công bố công trình có liên quan tới EMC. Có thể nói đây là dẫn xuất khoa học đầu tiên cho công thức EMC. Nhưng tiếc thay ông lại tính sai một chỗ, nên hệ số của công thức không đúng E=4/3mc2.
6. A.Einstein, 1905, suy ra được sự thay đổi khối lượng dẫn đến sự thay đổi khối lượng dE=dmc^2, tức là E=mc^2 nếu khối lượng chuyển hóa hoàn toàn thành năng lượng. Công thức có thể áp dụng cho trường hợp phổ quát. Tuy nhiên, nhiều người nói rằng dẫn xuất của Einstein không chặt chẽ và không phổ quát, vì chỉ ở trong một phép xấp xỉ. Einstein có trích dẫn Poincaré như là một trường hợp riêng đối với bức xạ điện từ.
7. M.Planck, 1907, đưa ra một chứng minh chặt chẽ cho sự thay đổi năng lượng và khối lượng phổ quát, có trích dẫn "Einstein đã có cùng kết quả". Planck cho rằng dẫn xuất của Einstein không chặt chẽ và lập luận trong một phép xấp xỉ. Do đó, Stark năm 1908 trích dẫn Planck mà không nhắc tới Einstein, làm Einstein bực tức.
Kết luận:
a.Vai trò của Einstein đối với công thức EMC không đóng vai trò tiên phong như SR, GR. Do đó EMC cần ghi công nhiều người.
b. Công thức này tuy có ý nghĩa lớn nhưng không có những concept sâu sắc vốn là thế mạnh của Einstein so với những người khác.
c. Ý tưởng liên quan tới công thức này đều đã bàng bạc trong cộng đồng trước khi Einstein công bố công thức này.
d. Dẫn xuất của Eisntein chưa thực sự tổng quát và thuyết phục.
e. Cá nhân tôi dựa trên hiểu biết về văn bản gốc còn hạn chế, cho rằng công lao số 1 vẫn là của Einstein và Poincaré, công lao số 2 thuộc về Planck. Công lao số 3 thuộc về Hasenohrl. Cũng nên nhắc tới Preston và De Pretto. Còn Newton thì quá mờ nhạt. Vả chăng tất cả mọi concept của vật lý và hệ thống thế giới đều bắt đầu từ Newton. Thiết tưởng nhắc tới ông trong một công thức nhỏ bé thế này là thừa.
Albert Einstein
Henri Poincaré
Max Planck
Friedrich Hasenohrl
Olinto De Pretto
D. Lý thuyết tương đối rộng GR
Trong các tranh chấp về thuyết tương đối thì tranh chấp về GR là đáng chú ý hơn cả. Một là các lý lẽ về việc tranh chấp này thú vị và có ý nghĩa cần bàn cãi hơn. Hai là tầm cỡ và độ tinh vi của vấn đề này cao hơn, quả thật đáng là vấn đề để tranh chấp hơn. Ba là trong cuộc tranh chấp này chỉ có hai người đó là A.Einstein và D.Hilbert.
Cần phải nói thêm rằng đây là một cuộc tranh chấp mang tính giả tưởng giữa hai nhóm hậu sinh muốn thắng. Hilbert hoàn toàn không có ý tranh chấp và công nhận công lao của Einstein. Có đôi chút va chạm và căng thẳng giữa hai nhà bác học, chủ yếu là do tính cách của Einstein, và họ đã giảng hòa rất nhanh.
Một điều khác là các tác giả tạo dựng nên cuộc tranh chấp này cũng đã thổi phồng từ tranh chấp về phương trình Einstein thành việc tranh chấp về GR. GR không chỉ là một phương trình trường, cũng như cơ lượng tử không phải chỉ là phương trình Schrodinger hoặc đại số ma trận, cũng như toán giải tích không chỉ là luật tính đạo hàm Leibnitz. Cho dù Hilbert là người duy nhất viết ra phương trình Einstein và chúng ta có thể phải gọi đó là phương trình Hilbert, cũng chỉ có một GR duy nhất đó là GR của Einstein và cũng chỉ có một tác giả duy nhất của lý thuyết này, đó là Albert Einstein.
Chúng ta hãy điểm qua lịch sử của vấn đề, đặc biệt là các chi tiết liên quan tới chuyên môn mà thường bị bỏ qua. Cho đến năm 1912, D.Hilbert chỉ là một nhà toán học thuần túy. Mọi trao đổi về vật lý đều qua bạn thân là H.Minkowski, là thầy dạy hình học cho Einstein. Năm 1905, họ cùng tổ chức seminar chung về một số vấn đề hình học và toán lý. Cũng cần phải đánh giá vai trò của H.Minkowski trong lý thuyết tương đối. Năm 1907, sau khi lý thuyết tương đối hẹp ra đời, Minkowski đã đề xuất khái niệm sau này gọi là không gian Minkowski, khi đó được gọi là "Đại số không thời gian" cho phép mô tả SR, lý thuyết điện từ của Maxwell trong một hình thức rất đẹp đẽ, ngày nay gọi là dạng hiệp biến. Ban đầu Einstein cho đó chỉ là một thủ thuật toán học. Nhưng rất nhanh, ông nhận thấy không gian Minkowski chứa đựng tiềm tàng khả năng thay đổi cấu trúc không thời gian và nhúng các ý tưởng hình học vào vật lý để mô tả tương tác hấp dẫn. Vì vậy, không gian Minkowski là bước đệm rất quan trọng để chuẩn bị cho GR. Vì vậy, trong 8 năm, 1907-1915 Einstein đã cùng các cộng sự chuẩn bị cho sự ra đời của GR.
Minkowski không phải là người nắm vững cấu trúc toán học, ý nghĩa vật lý và triết học của SR như Lorentz, Poincaré hay Einstein, do đó ông chỉ tiếp thu các ý tưởng của Einstein và đưa ra một số cách trình diễn mới với tư cách là một nhà hình học. Do đó, có thể nói rằng kiến thức vật lý của D.Hilbert vào khoảng 1909 khi Minkowski qua đời không sâu sắc. Tuy nhiên, ông được truyền cảm hứng từ Minkowski về khả năng hình học có thể trở thành cơ sở của vật lý.
Do đó từ năm 1912, Hilbert đắm mình vào nghiên cứu vật lý, không làm bất cứ việc gì khác. Thậm chí, ông thuê cả gia sư để hướng dẫn mình học vật lý, nghiên cứu động học chất khí, lý thuyết điện từ của Mie. Có giáo sư đến thăm Gottingen thuật lại là ông phải đợi 10 ngày mới gặp được Hilbert vì Hilbert đóng cửa nghiên cứu vật lý.
Vào khoảng thời gian này Einstein đã cùng Grossmann công bố lý thuyết và các phương trình đầu tiên về GR. Đây là một quá trình vật lộn, mà Einstein dùng phương pháp sai thử để dần dần hoàn thiện phương trình cần tìm. Điều này tương tự như các nhà vật lý đã làm trong những năm 80 của thế kỷ trước để xây dựng lý thuyết siêu hấp dẫn (supergravity-SUGRA). Như Kip Thorne sau này mô tả, Einstein đã đi từ sai lầm này sang sai lầm khác. Điều đó có thể lý giải là hình học phi Euclide vào thời gian này còn là một lĩnh vực rất khó để hiểu ngay cả đối với các nhà toán học, chưa nói đến phát triển các công cụ tính toán để ứng dụng cho vật lý. Do đó Einstein tiến bộ khá chậm trong việc nắm vững các concept toán học, hiểu rõ ý nghĩa của chúng để xây dựng các khái niệm vật lý mới, đồng thời mài giũa các công cụ tính toán. Điều quan trọng nhất là khi đó ý nghĩa của nguyên lý hiệp biến và nguyên lý phẳng địa phương chưa được hiểu sâu sắc và Einstein phải một mình làm việc đó. Nếu ai đã trải qua một quá trình nghiên cứu tương tự mới hiểu được khối lượng công việc này lớn hơn so với việc tìm một nguyên lý và phương trình trường như thế nào.
Tuy nhiên ngay từ năm 1912, Einstein đã có một hệ thống khái niệm tổng thể tương đối hoàn chỉnh đến mức ông đã cho triển khai tính toán để kiểm tra thực nghiệm GR là giải thích sự dao động quỹ đạo sao Thủy. Sau này, trong tháng 11 lịch sử khi Einstein và Hilbert chạy đua trong việc hoàn thành phương trình Einstein, khi gửi thư chúc mừng Einstein về công trình tính toán này, Hilbert đã bày tỏ sự ngưỡng mộ và không thể hiểu nổi tại sao Einstein lại có thời gian để thực hiện được các tính toán về quỹ đạo sao Thủy vào lúc đó. Gần đây, các tác giả Renn và Stachen đã đưa ra một so sánh rất khập khiễng là Hilbert bắt đầu nghiên cứu GR trong vòng 1 năm rưỡi và cùng đến đích với Einstein làm việc trong 8 năm. Điều đó có nghĩa là theo Renn-Stachen GR chỉ gồm có phương trình trường. Thực ra, Einstein đã thực hiện một khối lượng công việc lớn gấp nhiều lần, trong đó là hệ thống khái niệm về không thời gian, sự phù hợp với các nguyên lý vật lý, các hệ quả thực nghiệm và Hilbert cũng được thừa hưởng trực tiếp bởi vô số trao đổi thư từ và một loạt 6 bài giảng 3 tiếng tại Gottingen, khi ông mời Einstein đến đó một tháng vào tháng 6 năm 1915.
Cho đến bây giờ nhìn lại, thì Hilbert đã dẫn xuất được phương trình Einstein G_{\mu \nu} = \lambda T_{\mu \nu} từ yêu cầu độ cong Ricci của không thời gian phải tối thiểu một cách đẹp đẽ. Einstein thì phải mò ra phương trình này gần như đồng thời sau nhiều phép sai thử.
Sau khi Einstein ra về, giữa Hilbert và Einstein có rất nhiều thư từ trao đổi. Einstein có viết cho Sommerfeld rằng vào thời gian đó chỉ có một người "đồng nghiệp" có thể hiểu được công việc của mình và người đó chính là Hilbert. Bắt đầu từ tháng 11 là cuộc chạy đua thực sự giữa Einstein và Hilbert: tiến bộ đo bằng từng ngày. Tất nhiên cả hai người và cả nhân loại được hưởng lợi từ cuộc chạy đua này.
Cuối cùng Hilbert đã gửi bản thảo 5 ngày trước Einstein vào ngày 20/11/1915. Tuy nhiên, bài báo của Einstein được đăng vào ngày 2/12/1915 trong khi bài báo của Hilbert được đăng vào tháng 3/1916 với chú thích là có bản sửa chữa. Bài báo này cũng nhắc đến kết quả của Hilbert trùng với các kết quả "tuyệt vời" của Einstein. Nhiều người đặt vấn đề: như vậy Hilbert đã phát minh ra phương trình Einstein trước Einstein 5 ngày. Năm 1997, người ta phát hiện ra một bản bông của Hilbert khác biệt khá nhiều so với nội dung công bố vào tháng 3/1916. Đặc biệt, trong bản này hoàn toàn không có phương trình Einstein. Như vậy, có thể giả thiết là sau khi đọc công trình của Einstein, Hilbert đã bổ sung chỉnh sửa bản thảo để có dạng hoàn thiện cuối cùng kể cả phương trình Einstein. Einstein cũng đã gửi bản thảo của mình cho Hilbert trước khi công trình được in ra.
Tuy nhiên câu chuyện chưa chấm dứt ở đó. Người ta cũng phát hiện ra bản bông đó thiếu một số trang. Có người đã giả thiết rằng trong những trang thiếu đó có phương trình Einstein và có một âm mưu thay đổi lịch sử của ai đó có lợi cho Einstein. Tất nhiên đây hoàn toàn là suy diễn ngụy tạo và hoàn toàn có thể đặt vấn đề việc thay đổi này có lợi cho Hilbert là người có nhiều quyền truy cập tới bản bông hơn.
Về cá nhân giữa Einstein và Hilbert thực tế cũng đã xảy ra một số va chạm nhỏ. Einstein đã phàn nàn với một số người về việc người đồng nghiệp duy nhất hiểu công trình của mình đã có toan tính giành công lao. Hilbert, tuy trong công trình nhắc đến kết quả "tuyệt vời" của Einstein, nhưng cũng có nhắc tới "my theory" (lý thuyết của tôi) trong thư gửi Sommerfeld và Schwarzchild. Thực ra, Hilbert cho dù có phát hiện ra phương trình Einstein cũng không thể có theory riêng, ông chỉ là người phát hiện ra phương trình hoặc chỉ tìm ra cách dẫn xuất ra phương trình này từ nguyên lý biến phân độ cong Ricci. Một vấn đề thuần túy kỹ thuật và hình thức mô tả. Điều đó cũng làm Einstein bực tức và gọi lý thuyết đó là "vô nghĩa".
Mặt khác trong công trình của Hilbert cũng có một câu thường bị giải nghĩa sai là: "các kết quả của tôi trùng với các kết quả trong công trình "muộn hơn" của Einstein". Nhiều người giải nghĩa rằng Hilbert muốn nhấn mạnh Einstein đã phát hiện ra phương trình Einstein sau mình. Tuy nhiên, nếu đọc kỹ sẽ thấy đang Hilbert tham chiếu các công trình khác nhau của Einstein, "muộn hơn" là dùng để so sánh thứ tự các công trình của Einstein với nhau. Tất nhiên, không loại trừ Einstein cũng bị ai đó kích động bởi câu viết này nên mới có phản ứng gay gắt.
Đến tháng 6/1916, Einstein đã chủ động đề nghị dàn hòa với Hilbert. Trong một bài review năm 1924, Hilbert đã hết sức tán dương và đề cao công lao của Einstein.
Đến đây có thể kết luận như sau:
1. Va chạm giữa Einstein và Hilbert không có gì lớn. Giống như va chạm giữa hai cầu thủ trên sân bóng rồi lại bắt tay nhau sau trận đấu. Trong không khí chạy đua sự căng thẳng dẫn đến va chạm là bình thường. Trầm trọng hóa là sản phẩm của đời sau, không loại trừ yếu tố muốn có danh tiếng rẻ tiền.
2. Công lao về GR hàng đầu thuộc về Einstein, không phụ thuộc và phương trình Einstein và hàm tác dụng Hilbert-Einstein. Từ năm 1907, thực chất Einstein đã gánh toán bộ công việc xây dựng GR, một trong những kiến trúc lý thuyết đẹp đẽ nhất của nhân loại. Sau này Einstein nói lý thuyết này hoàn hảo về mặt logic đến nỗi chỉ một hệ luận có vấn đề sẽ làm sụp đổ toàn bộ lý thuyết. Không giống như các lý thuyết thống nhất ngày nay, người ta có thể thay đổi thoải mái rất nhiều chi tiết mà vẫn "phù hợp".
3. Hilbert có phần đóng góp quan trọng để phương trình Einstein ra đời được vào năm 1915, cho dù Einstein là người phát minh ra nó. Việc dẫn xuất ra phương trình này một cách đẹp đẽ là nhờ Hilbert. Nhưng người hiểu phương trình này sâu sắc để tính được dịch chuyển đỏ, dao động quỹ đạo sao Thủy, sóng hấp dẫn,... là Einstein.
4. Nếu không có sự giúp sức của Hilbert Einstein có thể sẽ phát hiện phương trình Eisntein muộn hơn, chẳng hạn vào năm 1916. Nhưng không có sự giúp sức của Einstein, Hilbert chắc chắn không có đóng góp cho vật lý.
5. Công lao số 1 và duy nhất cho GR thuộc về Einstein, nếu chỉ nói theo lý. Vì trước khi công trình được đăng tác giả vẫn có thể sửa đổi bản thảo, do đó không thể lấy lần gửi đầu tiên làm căn cứ. Mọi suy diễn chỉ là giả thiết vô căn cứ. Về mặt thực chất cần phải hiểu rõ GR không chỉ đơn thuần là một hàm tác dụng hoặc một phương trình trường.
6. Công lao số 2 về GR thuộc về E.Cartan với các phương trình cấu trúc sau đó gần 20 năm. Điểm này tôi sẽ phân tích kỹ hơn khi có dịp. Lý thuyết GR trở nên đẹp đẽ và dễ hiểu là nhờ hình thức luận Cartan. Lý thuyết hấp dẫn Einstein-Hilbert-Cartan, còn chứa đựng những nội dung vật lý mới.
7. Hilbert đóng vai trò số 3 và chỉ giới hạn ở phương trình Einstein và hàm tác dụng Hilbert-Einstein. Cùng vị trí số 3 này có cả người bạn thân Minkowski của ông. Nếu thiếu các ký hiệu hình thức của Minkowski có lẽ sẽ khó mà có được phương trình Einstein ở dạng đẹp đẽ như thế.
Albert Einstein
Élie Cartan 

David Hilbert

Thứ Bảy, 14 tháng 11, 2015

Lâu đài Tình yêu và Mùa thu Bắc Mỹ

Mùa thu Hà Nội thật dễ thương. Mùa thu ở Âu châu cũng có vẻ đẹp riêng. Nhưng vẻ đẹp diễm lệ của Mùa thu Bắc Mỹ có lẽ không đâu so sánh nổi. Đến nỗi có người so sánh

Chủ Nhật, 27 tháng 9, 2015

Thói quen cắt lỗ ra khỏi cục pho mát

Sĩ phu Bắc Hà rất ưa thích so sánh.  Cứ hễ so sánh là cãi nhau. Tất nhiên lý do cuối cùng là "bánh tao đâu", nhưng cũng có chút lý do cãi nhau là ở bệnh thích so sánh. So sánh A với B, anh với tôi, nó với chúng nó. Thích lắm, thú vị lắm, giống như chơi trò tetrix, ăn điểm số, hay nhập cái bang được lên một túi. Không phải làm gì cả, hơn nữa là một trật tự bất biến, cứ thế ngồi hưởng. Cho dù cái bổng lộc đó thảm hại thế nào, cũng có được phép thắng lợi tinh thần.

Mọi phép so sánh đều gắn với một hệ giá trị có trật tự hơn kém, thường là định lượng được bằng một con số. Trên một trục số, thì phải trái, hơn kém, trước sau rạch ròi. Chỉ có điều, những thứ trong thực tế, đa phần lại không chỉ có một giá trị, cho dù có thể định lượng. Hai điểm trên mặt phẳng đã không thể biết lớn nhỏ, phải trái, trước sau một cách khách quan. Có chăng phải lấy một cá nhân làm rốn của vũ trụ mới phán được. Nhưng trong thời đại biến động, gốc tọa độ cũng chuyển động như chong chóng. Anh mới ở đầu hàng đấy, thoắt cái đã thành ra cuối hàng. Hai số phức rõ ràng có định lượng, nhưng không thể nói số nào lớn hơn số nào.  Hai đại lượng ảo và thực lại chuyển hóa qua nhau khi quay trục tọa độ.

Đơn giản hóa là cái bệnh của sĩ phu Bắc Hà, cái gì chưa hiểu thì cứ tóm một câu "nôm na là ....". Đỡ tốn công đọc hiểu, đau đầu phức tạp. Tư duy diễn nôm có một sức hút kỳ lạ. Thứ nhất nó cũng nghe na ná như minh triết, chỉ khác cái không dựa trên khổ công luyện tư duy đến mức tinh thục. Thứ hai nó rất cuốn hút đại chúng, do liên hệ gần như một một đến những gì đại chúng đang thiếu thốn, đang thích thú như tâm linh, số mệnh, dân chủ, chứng khoán, kiếm tiền, lừa cấp trên, cấp dưới dễ dàng. Đơn giản hóa kiểu diễn nôm bao giờ cũng giải quyết dễ dàng bài toán so sánh. Nếu chỉ có một đại giáo chủ, thì mọi việc hẳn đã dễ. Tuy nhiên, trong thời đại tập sự dân chủ có đến hàng tỷ loại giáo chủ diễn nôm khác nhau, thế là tranh luận không thôi, hoàn toàn không có một mục đích thực tiễn nào cả, thậm chí về nhận thức cũng chẳng thu hoạch gì. Từ Thức gặp tiên về vẫn thấy hai ông sĩ phu Bắc Hà cãi nhau về cùng một chủ đề, có khác chăng luận điệu của ông B bây giờ là của ông A trước đây và ngược lại.

Diễn nôm trong một số trường hợp khá thành công, nhưng đó là ngẫu nhiên. Tuy nhiên, trong đa số trường hợp là cố gắng cắt lỗ ra khỏi cục pho mát. Cái lỗ trong pho mát tồn tại được là nhờ có pho mát bao quanh. Sĩ phu Mít thản nhiên nói về cái lỗ như một thực thể độc lập và tranh luận rằng lỗ phải có trước, phải ưu tiên hơn pho mát.

Chính vì thế có những cuộc tranh cãi kỳ cục: Nghệ thuật và Nhân sinh, Biết và Làm, Tinh thần và Vật chất. Hoàn toàn không khác gì tranh luận từ thời Trung cổ ở phương Tây về Trứng và Gà. Ngày nay có ai nói chuyện kiểu như thế ở phương Tây, hẳn bị coi là dở hơi. Ở ta nói chuyện giống hệt như thế vẫn được tôn vinh. Kể cũng lạ.

Thứ Sáu, 25 tháng 9, 2015

Ngã học Dich [6] Hệ từ truyện Quyển Thượng Chương 1. Tổng luận

Sau khi đọc toàn bộ chương luận rõ nghĩa, tạm điều chỉnh và dịch sang tiếng Việt. Trong quá trình đọc, còn tiếp tục điều chỉnh nếu ngộ được thêm ý nghĩa. Trước mắt, giải nghĩa căn cứ vào văn bản, án tại hồ sơ, truy tìm nghĩa gốc, nhìn logic kết nối các khái niệm, không suy luận chủ quan, tán hoa hòe hoa sói theo cảm tính.

Dịch văn:
                           Chương 1
    Trời sang đất hèn, mà Càn Khôn định rõ.
    Cao thấp để sắp đặt, mà sang hèn có nơi chốn.
    Động tĩnh có phép tắc, mà cương nhu tách biệt.
    Tương đồng để nhóm họp, hoàn cảnh riêng để chia lìa, mà sinh thành lành dữ.
    Trên trời xem tượng, dưới đất xem hình, mà nhìn ra được sự biến hóa.
    Chính vì vậy, cương nhu cọ xát, tám quẻ đan xen.
    Gióng lên để ra sấm sét, tưới đẫm để thành gió mưa,
nhật nguyệt xoay vần, lúc lạnh lúc nóng.
   Theo cách của Càn là tính nam, theo cách của Khôn là tính nữ.
    Càn nắm được chỗ khởi đầu, để Khôn tạo thành sự vật.
    Càn để hiểu đời dung dị, Khôn để giản tiện công việc
    Dung dị sẽ dễ hiểu, giản tiện sẽ dễ theo. Dễ hiểu sẽ thân thiện, dễ theo sẽ có công. Thân thiện sẽ bền lâu, có công sẽ to lớn. Bền lâu là công đức của người hiền, to lớn là sự nghiệp của người hiền.
    Dung Dị -Giản tiện thì nắm được cái lý của thiên hạ, được cái lý của thiên hạ, thì phải chăng đã chiếm được vị trí chính giữa của thiên hạ.


Tổng luận
     Để hiểu được Dịch chỉ cần nắm được cách nhìn mọi sự vật, quá trình theo hai mặt đối lập mà Dịch gọi là Càn và Khôn,
     Toàn thể vũ trụ cũng chỉ gồm hai mặt Càn và Khôn, nên càn khôn còn dùng để chỉ toàn vũ trụ. Mặt trời-Mặt trăng, Âm-Dương, Nóng-Lạnh, Cao-Thấp, Động-Tĩnh, Sang-Hèn, Nam-Nữ, Sấm-Sét, Gió-Mưa, Khởi đầu-Kết Thúc,... đâu đâu cũng có hai mặt Càn và Khôn, tạo thành động lực biến chuyển tuần hoàn từ Càn qua Khôn, để rồi lại bắt đầu hình thành chu kỳ mới trở lại Càn.
      Thâu tóm cả vũ trụ vào một phạm trù Càn-Khôn, Dịch đơn giản như quan điểm thực hành hiện đại, mọi thông tin về sự vật đều mã hóa dưới dạng bit 0 và 1, hay quan điểm về tính đối ngẫu từ quan điểm sóng- hạt trong lý thuyết lượng tử.
     Dịch không phải chỉ là vũ trụ quan mơ hồ và vu khoát. Dịch nhằm đến chỗ thực hành, nắm được vị trí quyền lực phân xử đúng sai, ở vị trí trung tâm của thiên hạ. 
     Do đó Dịch chủ trương Dung Dị trong nhận thức và Giản Tiện trong thực hành để lôi kéo được đại chúng và dẫn dắt cho họ.
     Chính vì vậy, Dịch sẽ có những hạn chế trong việc đi vào thực tiễn. Đã đành mọi sự vật đều có thể nhận thức nhờ hai mặt đối lập, nhưng sự vận động của chúng là sự chuyển hóa liên tục giữa hai mặt đối lập. Để dung dị và giản tiện, Dịch mô tả gần đúng chuyển hóa này bằng các vòng tròn nhỏ hơn. Nhìn nhận vòng tròn chỉ bằng hai mặt âm dương, sẽ không thấy được động lực. Nhận thức được Ngày và Đêm, nhưng không có khát vọng tìm ra động lực liên tục, sẽ không thấy được Trái Đất tròn và chuyển động.
     Về mặt xã hội, Dịch đơn giản chia tôn ti trật tự, sang hèn, theo nhiều bậc mỗi bậc lại có trên có dưới. Đó là bức tranh trật tự tĩnh. Cái vận động của Dịch là vận động của một cá thể trong một trật tự tĩnh. Do động lực là phổ quát, tính Càn và tính Khôn chỉ có ý nghĩa tương đối mà thay đổi ngay từ khi nó hình thành. Cá thể vận động trong một trật tự xã hội cũng cần nhận thức được điều đó. Dịch không có khái niệm động lực, ắt cũng không có khái niệm thời gian. Không có thời gian nên trật tự xã hội của Dịch là phi nhân, thích hợp với một xã hội sinh ra để phục vụ cho một trật tự bất di bất dịch.

Ngã học dịch [5] Hệ từ truyện. Quyển Thượng. Chương 1. Tiết 8

Nguyên văn
 簡,而      矣;天    得,而      矣。

Phiên âm Hán Việt
8. Dị giản nhi thiên hạ chi lí đắc hĩ, thiên hạ chi lý đắc, nhi thành vị hồ kì trung hĩ.


Dịch và giải thích của Nguyễn Hiến Lê: 
   Có đức “dị” (của Càn), có đức “giản” (của Khôn) thế là nắm được đạo lý trong thiên hạ rồi; nắm được đạo lý trong thiên hạ, thế là có được cái địa vị ở giữa trời và đất (cùng với trời đất thành ba ngôi: tam tài: trời, người, đất, tham dự được với trời đất.
Chú thích: thành vị hồ kỳ trung, R. Wilhelm dịch là “sự toàn thiện ở trong đó” tức đạt được sự toàn thiện. J.Legge, trong The I ching. Theo Chu Hi, dịch như chúng tôi.

Đọc văn
   Câu này chỉ khó nhất là "hồ kì trung". Cách dịch của cụ Nguyễn Hiến Lê đoạn này nói là theo Chu Hi, khác với các dịch giả khác. Tuy nhiên cụ cũng hơi tán rộng một chút thành chữ nhân trong tam tài. Ở đây chúng tôi dịch theo án tại hồ sơ rồi luận nghĩa sau. "kỳ trung" là chính giữa của nó. 

Dịch văn:
    Dung Dị -Giản tiện thì nắm được cái lý của thiên hạ, được cái lý của thiên hạ, thì phải chăng đã chiếm được vị trí chính giữa của thiên hạ.

Lời bình của Lệnh Lỗi Dương
    Đây là câu luận nói về ý nghĩa cuối cùng của Dịch: Làm mọi sự giản đơn, để nắm được cái lý của thiên hạ và chiếm được vị trí trung tâm (đóng vai trò phân xử đánh giá đúng sai, lành dữ). Vậy cái lý của thiên hạ là gì. Theo nghĩa ngày nay, chân lý vận động, điều đúng hôm nay, chưa chắc đúng ngày mai, điều đúng hôm qua, hôm nay không còn đúng. Không có chân lý tuyệt đối đúng trong vận động xã hội, tách rời đám đông. Nhưng đám đông khốn cùng, không có tài nguyên, quyền lực chắc chắn là không được có chân lý. Chân lý được xác định bởi sự cân bằng giữa thân thiện đồng thuận - tiên phong, áp đặt.
    Ví như các cuộc cách mạng hay các cuộc tranh cử, bao giờ cũng quá khích khi vận động, khi thành công bao giờ cũng điều chỉnh quan điểm vào chiếm trung, làm nhiều người có tâm lý bị phản bội đó là vì không hiểu lẽ dịch. Vì khi các anh ủng hộ tôi giành vị trí tối cao, quan điểm của tôi chỉ là quan điểm của một phái. Khi tôi được vị trí tối cao, quan điểm của tôi phải là của toàn thể xã hội. Tôi không còn là công cụ của các anh, tôi là chúa tể của xã hội, phải move to the center.
   

Ngã học Dịch [4] Hệ từ truyện. Quyển Thượng. Chương 1. Tiết 7

Nguyên văn
   知,簡   從。易    親,易    功。有    久,有   大。可      德,可      業。 

Phiên âm Hán
Dị tắc dị tri, giản tắc dị tòng. Dị tri tắc hữu thân, dị tòng tắc hữu công. Hữu thân tắc khả cửu, hữu công tắc khả đại. Khả cửu tắc hiền nhân chi đức, khả đại tắc hiền nhân chi nghiệp.


Dịch và giải thích của Nguyễn Hiến Lê: (Người ta nếu bắt chước Càn, xử thế một cách) bình dị thì (lòng minh) người khác dễ biết (1); (nếu bắt chước Khôn mà xử sự một cách) đơn giản thì người khác dễ theo mình. Người khác dễ biết mình thì có nhiều người thân với mình; người khác dễ theo mình thì mình lập được công lao. Có nhiều người thân thì mình được lâu dài (2), lập được nhiều công thì sự nghiệp mình lớn. Mình được lâu dài thì là có đức của hiền nhân, có sự nghiệp lớn thì là có sự nghiệp của hiền nhân.
Chú thích: Mấy tiết trên nói về đạo, đức của Càn, Khôn; tiết này nói về người hiền.
(1) Dị tắc dị tri: chữ tri ở đây không có nghĩa là làm chủ như trong hai tiết trên, mà có nghĩa là biết. Chữ dị thứ nhất nghĩa là giản, chữ dị thứ nhì (dị tri) là dễ, trái với nan là khó.
(2) Cửu: lâu dài, có nghĩa là giữ chức vụ lâu, vì nhiều người đồng tâm với mình. 


Dịch:
    Dung dị sẽ dễ hiểu, giản tiện sẽ dễ theo. Dễ hiểu sẽ thân thiện, dễ theo sẽ có công. Thân thiện sẽ bền lâu, có công sẽ to lớn. Bền lâu là công đức của người hiền, to lớn là sự nghiệp của người hiền. 

Đọc văn
     Đoạn này là phá đề của chương 1. Sau khi tóm lược chủ đề và giải nghĩa rộng, phá đề là câu đưa ra các ý tứ mới, thay đổi nhận thức.   
     Nghĩa văn và logic của câu này đơn giản, đọc đoạn dịch là hiểu. Văn viết theo lối tạo thành hai chuỗi domino song hành. Điểm kết thúc là hai cặp phạm trù song hành của người hiền: là công đức và sự nghiệp. 

Lời bình của Lệnh Lỗi Dương 
     Toàn bộ ý nghĩa thực hành của Dịch là nắm chắc được việc sử dụng cặp phạm trù Càn-Khôn.
      Cuối cùng để được ích lợi gì? Cụ Khổng viết Hệ từ, hẳn nghĩ nhiều tới vấn đề thực tiễn. Tóm lại phải có công đức và sự nghiệp. Sự nghiệp mà không có công đức, đó là Hitler, Hussein, Ceaucescu, Tần Cối... phí một đời hò hét, trổ tài chỉ để người cười chê. Công đức mà không có sự nghiệp chỉ tỏa sáng được một thời, không để lại dấu ấn cho mai hậu. Rõ ràng phải cân bằng hai vế, không chỉ cốt được việc, nhưng không bày trò vu khoát.
     Muốn có công đức-sự nghiệp lại phải cân bằng giữa bền lâu-to lớn. Gia Cát Lượng, Khương Duy muốn làm lớn, nhưng nhiều lúc quên gốc bền lâu, mòn mỏi đem quân ra Kỳ Sơn làm quốc lực suy yếu.  Bài Thù quốc luận của Tiêu Chu không phải không có lý đã báo trước sự diệt vong, vì quên bồi bổ gốc lâu bền. Tôn Quyền không có chí lớn, thụ cửu tích, bo bo giữ hiểm cậy sông sâu, thành cao, rồi cũng diệt vong. Muốn bền lâu-to lớn phải thân thiện-có công. Thân thiện là giữ hòa khí, được người yêu mến, có công có thể là tiền tài hoặc công lao thành tích. Giành hết thành tích của thiên hạ thì bị ghét, ăn vét tận máng, tiền thu tận xu cuối thì không thể giữ thân thiện. Ngu như Bá Kiến vẫn biết vứt trả lại năm hào, đẩy người xuống nước rồi lại vớt lên. Nhưng những người hào hiệp, quảng đại vô nguyên tắc, thường khó nên công. Làm sao giữ được cân bằng mới là khó. Lẽ Dịch chỉ ra muốn có thân thiện-có công thì phải dễ hiểu-dễ theo. Lẽ đời, muốn người ta kiêng sợ thần thánh hóa mình thì phải huyền bí khó hiểu. Con rồng lộ vẩy là rồng mất thiêng. Tôn giáo hấp dẫn là nhờ bùa chú. Nhưng đó chỉ là dị đoan chưa phải là người hiền. Cái khó là dễ hiểu phải cân bằng với dễ theo vậy. Tưởng khó nhưng lẽ Dịch rất đơn giản chỉ cần cân bằng dung dị-giản tiện. Nói thì dung dị, làm thì giản tiện không cần cân nhắc nhiều. Dịch là đơn giản, nhất quán, không có gì kỳ bí như nhiều người giải thích.
     Cụ Nguyễn Hiến Lê thêm thắt hơi việc bắt chước Càn Khôn hơi dư thừa và hạn chế suy nghĩ của người đọc theo cách nghĩ của mình. 
    Ở đây Lệnh tôi dùng một chữ cổ là "dung dị" vừa dễ dàng vừa bao dung được nhiều người thấy thích hợp nhất. Nếu ai biết từ hiện đại nào bao quát được ý này xin chỉ giáo 

Thứ Ba, 22 tháng 9, 2015

Đạo lý Tetrix.

Vi sao hệ thống nhà nước mê hoặc công chức? Công chức công việc chính là cạo giấy. Vô cùng nhàm chán. Lại rất ỷ eo nhiều chuyện vô nghĩa, hạn chế suy nghĩ độc lập, làm cùn nhụt ý chí. Đãi ngộ lại vô cùng bạc bẽo. Người ta nghĩ rằng động lực công chức là bổng lậu. Thực ra, hàng trăm vị trí công chức không có lấy một vị trí có thể kiếm được bổng lậu. Tất nhiên không thiếu các vị trí kiếm được tiền giời ơi, nhưng động lực chính cho công chức trẻ vẫn không phải là vật chất. Một công chức 30-40 có danh xưng Phó Vụ Trưởng đến các cuộc họp đã được giới thiệu rất oai. Nhưng tại Vụ, ngài PVT chỉ huy bao nhiêu người? Nhiều Vụ có 5-6 người đã có tới 4-5 người ở cấp Phó Vụ Trưởng, Vụ trưởng, thậm chí hàm Vụ trưởng. Chuyên viên còn quý hiếm hơn quan. PVT vẫn cạo giấy như thường, trừ những vị trí đặc biệt, đó chỉ là danh xưng bên ngoài. Như vậy quyền lực, điều khiển người khác cũng không phải là động lực. Động lực chính vẫn là hệ thống cấp bậc, chức danh và sự cay cú hoặc thỏa mãn đi đôi với các nấc thang. Tâm lý này giống hệt trò chơi Tetrix. Trò chơi này khá đơn giản, không có gì lý thú, nhưng hấp dẫn bởi hệ thống tính điểm lên bậc, ngoài ra không có gì khác. Cũng giống như hệ thống cấp bậc của Cái bang: Bắt đầu là đệ tử 1 túi, lên đến chín túi rồi mới đến trưởng lão, lại trở lại một túi đến chín túi, rồi mới đến đại trưởng lão, rồi mới có chức như truyền công, chấp pháp, rồi mới tới phân đà chủ, phó bang chủ mới đến bang chủ. Lên mỗi nấc là trăm sự nhiêu khê, lễ nghi lằng nhằng. Nhưng sự hấp dẫn ở đó, tính ràng buộc cũng ở đó. Đệ tử 9 túi là một cấp bậc vô cùng nhỏ nhoi, vô nghĩa, nhưng mất hàng chục năm công cán, bao nhiêu lần lên chức trước ngàn cặp mắt ghen tỵ của đồng cấp. Nếu bỏ đi thì tiếc vô cùng. Cấp bậc quân đội cũng hấp dẫn như vậy. Ngày nay, tại Trung Quốc quân nhân không thể lên chức Nguyên Soái, thậm chí Đại tướng cũng không có. Nhưng đã có thêm 4 bậc Quân Sĩ trưởng (tương đương với 7 cấp bậc Hạ Sĩ quan), 3 cấp Úy, 4 cấp Hiệu và 3 cấp Tướng. Đeo lon cấp Úy hay Hiệu đã là vinh dự và khó như lên trời, vô cùng hấp dẫn. 
Từ bao giờ chẳng biết, tư duy tetrix cũng len vào giới học thuật, chuyên môn. Cũng tốt. Học thuật chuyên môn là làm việc thật. Làm việc mà không tưởng thưởng thì tốt quá. Nên mới đẻ ra các bậc viên chức, phóng viên chính, nhà giáo ưu tú, nghệ sĩ nhân dân, PGS và GS các loại. Nhà giáo mà không có có ưu tú, thì chẳng khác nào có thêm cái nhãn không ưu tú.Phóng viên mà không chính khác nào là có mác phóng viên phụ. Chuyên gia không có chữ cao cấp khác nào loại hai, thấp cấp, trong một thị trường toàn đồ hàng dỏm, nhái. Khó chịu lắm. Ai biết sắc sảo tận tâm, hùng hồn uyên bác thế nào, tất cả đều nhòe nhoẹt trong một đám ngu phu ngu phụ vô danh. Thế là bản năng tetrix trồi dậy cuốn hút bao người vào một hành trình thăm thẳm. Có người làm việc chi phí thấp hản là tốt rồi. Nhưng xem ra hệ thống chức danh cũng có những nhược điểm ngày càng lộ rõ. Quan trọng nhất là động lực danh và động lực làm việc đã nhanh chóng đi về hai hướng. Mấu chốt nhất là chế độ tưởng thưởng, ít ỏi nên phải phân biệt, và theo danh thì đỡ eo xèo nhất. Thế là trò tetrix này càng thêm động lực, trở thành Võ lâm truyền kỳ, binh khí cấp bậc tính ra tiền ảo, tiền ảo đổi thành tiền thật. Không ai còn làm gì chỉ sôi sục theo danh lợi tạo thành cơn sốt ảo.
Trò chơi này đến lúc nào đó sẽ có những biến thái mới. Sẽ có đứa trẻ nào hô lên chuyện Hoàng đế ở truồng. Ăn nhau là mặc quần áo hay không, chứ không có quần mà gọi là tơ siêu hạng, nhẹ như không để người đời bắt buộc phải tán thưởng có gì lý thú. Và nhất là danh hiệu hão không thể là động cơ vĩnh cửu vận hành một bộ máy thực sự làm việc

Chủ Nhật, 20 tháng 9, 2015

Ngã học Dịch [2] Hệ từ Truyện Thiên Thượng Chương 1 Tiết 1 (tiếp theo) Hiểu chữ phương và vật

Mấu chốt để hiểu Tiết 1, Chương 1, Hệ từ truyện, Thiên Thượng là ở câu:
 "Phương dĩ tụ loại, vật dĩ quần phân, cát hung sinh hĩ"  
Nguyễn Hiến Lê dịch giải như sau:
"Việc (1) có xu hướng phải trái nên sắp với nhau thành nhóm; vật có hình riêng nên chia ra từng bầy; do đó mà đặt ra lời cát và hung. 
(1). Chữ phương ở đây có người hiểu là nơi và dịch: các loài tụ lại từng phương. Chúng tôi theo Phan Bội Châu mà dịch như trên. R. Wilhelm dịch là biến cố. "
Trước hết ta hãy xem việc "cát hung sinh" trong quan hệ với "tụ loại" và "quần phân". Nói về Dịch là nói về biến chuyển, mục đích là xem cát hung (lành dữ). Cát hung là nói về được mất, thay đổi theo tình hình thay đổi (Chương 3 quyển Hạ có câu "Cát hung giả, ngôn hồ kì thất đắc dã", Chương 12 quyển Hạ lại có câu Biến động dĩ lợi ngôn, cát hung dĩ tình thiên)
Nguyên lý của Dịch là phù hợp thì lành, sinh cát, xung khắc thì dữ, sinh hung. Nương theo cát hung mà hành động, cát thì thuận nước đẩy thuyền, hung thì luyện chí đợi thời.

Tiết mở đầu của Hệ từ truyện là phải quán xuyến được nguyên lý thực hành đó của Dịch, chứ không phải nói chuyện vu khoát. Do đó "tụ loại" chỉ nói về sự phù hợp, giống nhau, nhóm họp, "quần phân" nói về sự xung khắc, khác biệt, chia lìa.

Vậy thì cái gì sẽ dùng để nhóm họp, chỉ ra sự phù hợp, cái gì dùng để chỉ ra xung khắc, chia lìa? Nhóm họp dựa trên tương đồng, giống nhau, cùng loại. Xung khắc, chia lìa dựa trên sự khác biệt. Chúng ta sẽ xem nghĩa nào của chữ "phương" và chữ "vật" có liên quan đến ý nghĩa đó của Dịch. Cũng cần xác định văn của Dịch là văn muộn nhất vào thời tiên Tần, do đó cần các xét theo nghĩa cổ, không hạn chế ở các nghĩa hiện nay.

Chúng tôi tham khảo phần giải nghĩa tường tận  http://www.zdic.net/z/1b/xs/65B9.htm, sau khi nhóm họp các nghĩa có dị biệt nhỏ thấy có các nghĩa như sau:
 (1) Thuyền và thuyền ghép song song gọi là phương chu lễ tiết cho các quan đại phu, hoặc tạo thành chiến thuyền lớn trong quân sự.
(2) Tương đương, cùng loại, như nhau, so sánh
    Sách Chu Lễ có câu Tử nhân vi hầu, quảng dữ sùng phương. Khắc ấn phong hầu đều tôn trọng NHƯ NHAU
     Sách Chiến quốc có câu Kim giả, tề, hàn tương phương. Người thời nay, Tề Hàn đều NHƯ NHAU.
       Trong Hán Thư, truyện Vệ Thanh Hoắc Khứ Bệnh có câu Tán phiếu kỵ diệc phương thử ý Tán dương phiêu kỵ cũng giống như ý đó.
(3) So sánh để thấy sự khác biệt
       Trong sách Quốc Ngữ có câu  "Dân thần tạp nhữu, bất khả phương vật". Dân thần lẫn lộn, không thể phân biệt. Tuy nhiên, lưu ý sự khác biệt là do chữ vật trong từ "phương vật"
(4) Chiếm hữu, ở
     Kinh Thi trong  bài Triệu nam · Thước sào có câu  Duy thước hữu sào, duy cưu phương chi.  Chim khách có tổ, bị tu hu vào ở chiếm lấy
(5) Bắt chước, theo hình mẫu
     Tuân Tử có câu "Phương kỳ nhân chi tập quân tử chi thuyết, tắc tôn dĩ biến hĩ, chu ô thế hĩ" Bắt chước người tài tập nói chuyện theo lối quân tử, ắt được kính trọng mà thay đổi để giúp đời".
  Nghĩa (2), (3) và (5) đều có quan hệ logic đến việc phù hợp, "tụ loại". Nghĩa (1) không có liên quan. Nghĩa (4) có thể có liên quan nhưng theo một nghĩa khác "tụ loại theo nơi chốn, phép tắc, sự chính trực". Chúng tôi tạm để vào một khả năng để khảo dị. 
    Nếu tổng hợp các nghĩa còn lại đều có thể tạm dịch như sau:
   "Tương đồng để nhóm họp, hoàn cảnh riêng để chia lìa, mà sinh ra lành dữ".
   Nếu theo nghĩa này ta có thể chọn nghĩa "vật" như là hoàn cảnh riêng.

   Ở đây chúng tôi muốn bàn thêm một cách suy luận theo nội dung hiện đại để thấy cách hiểu chính và cách hiểu khảo dị có thể thống nhất với nhau để đưa ra một cách hiểu rộng duy nhất.

    Chúng ta có thể thấy "phép tắc" và "tương đồng" bao giờ cũng đi đôi với nhau. Bất cứ phân loại, nhóm họp hay hình thành khái niệm đại diện cho cả nhóm bao giờ cũng phải có một "phép tắc" nhất quán dựa trên "sự tương đồng". Ví dụ, người xưa nhận thức được những con bò thông qua những con bò cụ thể. Nếu không có phân loại, không có được tư duy trừu tượng dựa trên khái niệm, các con bò là những đối tượng cụ thể không có liên quan và cũng bình đẳng như những con vật khác. Việc hình thành nhóm các con bò với đại diện là khái niệm trừu tượng "bò" không chỉ con bò cụ thể nào, phải dựa trên một nguyên tắc bao gồm một tập tính chất tương đồng nào đó (như bốn chân, có sừng, ăn cỏ, cày ruộng,...).  Các khái niệm hình thành nhờ mở rộng hoặc thu hẹp các tập tính chất tương đồng, căn cứ vào đó các nhóm đồng loại cũng được thu hẹp hay mở rộng. Nhờ thế có khái niệm con vật, vật bốn chân, thú có vú, họ trâu bò, bò, .... Người ta có thể nhận thức được một nhóm con, hoặc một cá thể nhờ một sự khác biệt (hoàn cảnh, điều kiện riêng) nào đó.

     Các ví dụ nổi bật về "tụ loại" và "quần phân" là định luật hấp dẫn Newton và việc tìm ra sao Hải vương Tinh (Neptune) . Các hành tinh trong hệ Mặt Trời đều tuân theo định luật Newton. Đó chính là "tụ loại", có phép tắc, quy luật, ....  Tuy nhiên, các nhà khoa học khi đó thấy rằng quỹ đạo của sao Thiên Vương (Uranus) có vẻ lệch so với tính toán, dựa trên các dữ liệu quan sát được. Đó chính là "quần phân" khác biệt, dị thường, phá vỡ quy luật,.... Để giữ nguyên quy luật, người ta phải giả thiết có sự tồn tại của một hành tinh khác là Hải vương tinh. Áp dụng định luật Newton, người ta có thể tính chính xác được quỹ đạo và vị trí của sao Hải vương để quan sát được nó.Việc GellMann tiên đoán được hạt Omega dựa trên đối xứng SU(3) và Meldeleev tiên đoán được các nguyên tố nhờ bảng tuần hoàn cũng là các ví dụ tương tự về tư tưởng hiện đại của "tụ loại" và "quần phân". Tuy nhiên, ở tiết này việc vận động qua lại giữa "tụ loại" và "quần phân" cũng như việc hình thành khái niệm và quan hệ giữa cá thể và quần thể trong Dịch chưa có một sự vận động chuyển hóa linh hoạt như tư duy khoa học hiện đại.

      Theo quan niệm hiện đại, đây chính là cơ sở của nhận thức: nhìn thấy sự liên hệ qua các tính chất tương đồng để hình thành khái niệm, nhìn thấy sự khác biệt để phân biệt sự vật (kể cả tốt và xấu). Chúng ta hy vọng, ở các phần sau, trong Dịch cũng sẽ có quan điểm linh hoạt, chuyển hóa như vậy. Theo quan niệm phổ biến hiện nay ở Á Đông, tốt là theo chuẩn, phép tắc đi kèm với sự chính trực, do đó không có đột phá. Cái gì phá cách, bất thường là xấu. Do đó thực ra không có cái gì là Lành hay Dữ theo nghĩa tuyệt đối. Lành hay Dữ là theo cách nhìn sự vật. Điều mà một số người cho là tốt, có thể là xấu đối với một số người khác. Hơn nữa, do vận động phải tuần tự, điều xấu cũng chưa chắc đã là xấu nếu coi đó là một đoạn đường ắt phải qua để đến kết quả tốt.
   
   Như vậy, Cát Hung là do góc nhìn và thời điểm. Phân biệt Cát Hung chưa chắc đã là tốt. Điều quan trọng hơn là nhìn nhận ra sự vật và xu hướng vận động của nói. Đến đây chưa rõ là tư duy lạc hậu Á Đông là phản Dịch hay trung thành với Dịch và Dịch có hạn chế ở cách nhìn nhận cứng nhắc về Cát Hung.
 
      Theo tư tưởng trên, chúng tôi đề nghị dịch câu trên như sau "Phép tắc tương đồng để nhóm họp, điều kiện riêng để phân biệt, mà sinh thành Cát và Hung". Chúng ta sẽ điều chỉnh cách dịch câu này khi đọc và hiểu nhiều hơn về Kinh Dịch.

Ngã học Dịch [3] Hệ từ truyện Thiên Thượng Chương 1 tiết 2-6

Nguyên văn
2. 是 故, 剛 柔 相 摩, 八 卦 相 盪.
3. 鼓 之 以 雷 霆, 潤 之 以 風 雨, 日 月 運 行, 一 寒 一 暑.

4. 乾 道 成 男, 坤 道 成 女.
5. 乾 知 大 始, 坤 作 成 物.
6. 乾 以 易 知, 坤 以 簡 能.


Phiên âm
2. Thị cố, cương nhu tương ma, bát quái tương đãng.
3. Cổ chi dĩ lôi đình, nhuận chi dĩ phong vũ, nhật nguyệt vận hành, nhất hàn nhất thử.
4. Kiền đạo thành nam, khôn đạo thành nữ.
5. Kiền tri thái thủy, khôn tác thành vật.
6. Kiền dĩ dị tri, khôn dĩ giản năng.

Dịch nghĩa và chú thích của Nguyễn Hiến Lê
2. Thị cố cương nhu tương ma, bát quái tương đăng. 
Dịch: cho nên cứng và mềm cọ nhau, giao nhau mà thành bát quái, bát quái luân chuyển nhau (chồng lẫn lên nhau mà thành sáu mươi bốn quẻ). 
3. Cổ chi dĩ lôi đình, nhuận chi dĩ phong vũ, nhật nguyệt vận hành, nhất hàn nhất thử. 
Dịch : Cổ động cho muôn vật bằng sấm sét (ám chỉ quẻ Chấn); thấm nhuần cho muôn vật bằng gió mưa (ám chỉ quẻ Tốn), mặt trời mặt trăng xoay vần, cứ lạnh rồi tới nóng (thay đổi nhau hoài). 
Chú thích: đây nói về sự biến hoá thành ra các tượng ở trên trời. 
4. Càn đạo thành nam, Khôn đạo thành nữ. 
Dịch: Có đạo Càn (tức khí dương) nên thành giống đực, có đạo Khôn (tức khí âm) nên thành giống cái. 
Chú thích: Chữ đạo ở đây không có nghĩa là đạo đức, cũng không hẳn có nghĩa như trong “Đạo đức kinh”. Có thể tạm coi là luật thiên nhiên. Nam, nữ thường dịch là trai, gái, như vậy là chỉ xét chung về loài người thôi, nghĩa hẹp đi. 
5. Càn tri thái (có người đọc là đại) thủy, Khôn tác thành vật. 
Dịch: đạo Càn làm chủ (tác động) lúc mới đầu (lúc chưa thành hình); rồi sau đạo Khôn làm cho (vạn vật) ngưng kết mà thành hình. 
Chú thích: Chữ tri ở đây không có nghĩa là biết; mà có nghĩa là làm chủ, như tri phủ, tri huyện. . . 
6. Càn dĩ dị tri, khôn dĩ giản năng. 
Dịch: Càn (nhờ đức cương kiện mà động nên) dễ dàng, không tốn sức mà làm chủ tác động lúc mới đầu; Khôn (nhờ đức nhu thuận mà) đơn giản, không rối ren mà tác thành vạn vật. 
Chú thích: tiết là tiếp tiết trên. Tiết trên nói về công dụng của Càn, Khôn; tiết này nói về đức của Càn, khôn. Chữ tri ở đây nghĩa như chữ tri ở trên, chữ năng ở đây nghĩa như chữ tác ở trên. 


Đọc văn
Đoạn này không có gì khó lắm về văn tự nên có thể đọc thông cả 5 tiết, sau khi đã thoát tiết đầu tiên. Văn tự Tàu theo công thức "đề thừa phá luận"  thường khó nhất là câu "đề" (nêu vấn đề), vì thường tối như hũ nút. Càng hũ nút càng được khen hay, uyên áo, nên trái hẳn với cách của phương Tây, vấn đề đặt ra phải đơn giản rõ ràng, khả thi, có phạm vi để không đi vào vu khoát.  Do đó có đoạn "thừa" làm sáng tỏ ý nghĩa của đề. Thường đoạn này hay có xu hướng tầm thường hóa, không ít trường hợp làm hỏng đề và cũng không ít trường hợp không đáng bỏ thời gian ngẫm nghĩ tán dóc quá nhiều như các cụ hủ nho.
Điều đáng nói là thumb up cho cụ Nguyễn Hiến Lê về phiên âm đoạn này vì có 2 cái bẫy đối với đa số người mới học hoặc tậm toạch nho nhoe như mình: "Kiền tri thái thủy", nhiều người, nhiều sách phiên thành "Kiền tri đại thủy" do không bám vào ý nghĩa khi phiên âm. "Kiền dĩ dị tri" nhiều người nghĩ là đang nói chuyện về Dịch nên phiên thành "Kiền dĩ Dịch tri". Tuy nhiên, khen như vậy là hỗn láo, vì đối với bậc túc học như cụ Nguyễn Hiến Lê mấy cái này là chuyện nhỏ, không thể so với đám đông ẩu xị được.
 Ý nghĩa của đoạn này cũng không có gì đáng nói nhiều. Vấn đề là dịch ra tiếng Việt sao cho thuận, êm tai như nguyên bản và đừng để mất nghĩa hoặc bịa thêm nghĩa chủ quan. (Cụ Nguyễn Hiến Lê vẫn hơi tán rộng một chút)
Tạm dịch:
     2. Chính vì vậy, cương nhu cọ xát, tám quẻ đan xen.
    3. Gióng lên để ra sấm sét, tưới đẫm để thành gió mưa, nhật nguyệt xoay vần, lúc lạnh lúc nóng.
    4. Theo lối Kiền thành tính nam, theo lối Khôn là tính nữ.
    5. Kiền nắm rõ khởi đầu, Khôn tác thành sự vật.
    6. Kiền để hiểu đời dung dị, Khôn để giản tiện công việc

Lời bình của Lệnh Lỗi Dương
     Cụm từ "chính vì vậy" sẽ giới hạn các nghĩa đã giải ở tiết 1. Về đại thể các tiết 2 và 3 chỉ nói về việc cấu thành quá trình vận động của dịch, âm dương xen kẽ, tuần hoàn, từ bắt đầu manh nha đến lúc cực điểm, đều trải qua chuyển dịch có thứ tự, liên tục, không đứt đoạn, nhảy cóc; có lớp lang, không đi tắt đón đầu, đốt cháy giai đoạn. Phương Tây có quá trình adiabatic, không gây hỗn loạn.
   Tiết 4-6, cần đọc theo mạch liên kết với nhau, thì sẽ tập trung được vào ý chính của chương. Cụ Nguyễn Hiến Lê có xu hướng giảng tách bạch nên phóng tay suy luận.
    Ở đây chỉ gợi ra nguyên tắc hiểu Dịch bắt đầu từ hiểu nguyên lý vận động giữa Kiền và Khôn. Dịch có bát quái, 64 quẻ, nhưng mọi đạo lý đều nằm ở Kiền và Khôn, vì thế không vội đi sâu vào Chấn Tốn hay bất cứ quẻ nào khác. Tiết 3 chỉ là gợi ra ví dụ hiện tượng để nói rằng cần phải hiểu đạo Kiền Khôn mới hiểu quá trình từ khi khua động ra đến sấm sét, kể từ tưới đẫm ra đến gió mưa.
    Tại sao lại có Tiết 4? Ở đây cụ Nguyễn Hiến Lê bàn hơi rộng, cho rằng nam nữ không quan trọng mà chỉ là nói về người quan hệ với Đạo, quy luật, chưa được rõ về logic. Thực ra mạch văn ở đây là lấy một ví dụ về Kiền Khôn qua tính nam và tính nữ để thấy được quan hệ Kiền Khôn. Qua ví dụ này có thể hiểu mọi quan hệ giữa mọi cặp thể hiện Kiền Khôn khác như Lý thuyết-Thực hành, Cứng-Mềm, Dương-Âm,...
      Qua ví dụ nam - nữ, có thể thấy Kiền (trong ví dụ là Nam) khởi đầu, Khôn (trong ví dụ là Nữ) sinh sản ra sự vật. Có thể hiểu một cách phồn thực, cụ thể. Do Kiền là khởi đầu nên trọng ở chỗ nắm rõ cách thức, khái niệm một cách dễ dàng. Khôn sinh sản nên phải có xu hướng đơn giản hóa để thực hành. Trong quá trình học Dịch cần nắm vững nguyên lý chi tiết đến mức dễ hiểu, khi liên hệ thực tế cần đơn giản. Tán nhăng cuội  ngoài văn tự khi đọc Dịch cũng là phản Dịch.