Câu hỏi tại sao đóng một vai trò quan trọng trong phát triển tư duy. Nếu một con vật đặt được một câu hỏi tại sao duy nhất nó ắt sẽ trở thành người vì sẽ có hàng vạn câu hỏi tại sao tiếp nối. Biết trả lời cho một vạn câu hỏi tại sao là đã có thể thành minh triết.
Quy trình dạy cách đặt câu hỏi tại sao cho trẻ em nói chung và cho người lớn bị liệt chức năng này như sau: 1) Luyện cách đặt các mệnh đề phán đoán. 2) Phát biểu một cặp mệnh đề có thể có liên quan. 3) Đặt câu hỏi tại sao. 4) Đặt câu nhân quả: vì.... nên.... 5) Mở rộng: nếu... thì....
Tuy vậy, tôi đoán rằng nếu bước 1) luyện không kỹ, tức là năng lực phán đoán không tốt, chưa ổn định, lập luận nhân quả sẽ lung tung. Đối với trẻ nhỏ thì việc xoá bỏ đi hoàn toàn để luyện lại rất dễ. Đối với người lớn tuổi bằng cấp chức tước càng cao sửa càng không dễ. Bản thân tôi thấy nhiều GS, TS, BT, CT lập luận mà thấy phải sửng sốt, phán đoán họ là nguồn cảm hứng vĩ đại của Mao Chủ Tịch khi Người nhận định về trí thức. Với những người cao cấp hơn không phải không có chuyện đó, nhưng tạm thời chúng ta sẽ không nói tới, thông cảm cho họ đã mất công vất vả leo trèo đến đó. Vả lại cũng không mấy bổ ích hay tác dụng.
Chỉ tóm gọn là có những lập luận của các bậc được xã hội kính trọng nhưng như ... shit. Dùng tạm tiếng Anh cho nhã. Thực ra, lập luận của họ thế nào không đáng làm ta quan tâm. Điều quan trọng là ta có thể rút ra kết luận có ích cho xã hội là khi năng lực phán đoán không vững lập luận sẽ như shit. Nói cách khác, không biết phải trái thị phi thì dù có là ông nọ bà kia cũng sẽ chẳng nên cơm cháo gì.
Phán đoán tức là phải có phủ định. Đừng lo chân lý bị phủ định. Chân lý luôn có thể phủ định bởi ai đó. Chân lý được phủ định mới thành chân lý. Đã là chân lý thì không bao giờ tàn lụi chỉ vì bị phủ định. Một đứa trẻ thích phủ định và biết phủ định, chưa biết đúng sai thế nào là đã hơn cả những người lớn không bao giờ thử phủ định các chân lý tưởng như bất di bất dịch.
Cảm ơn tác giả về bài viết
Trả lờiXóalời đức phật dạy