Mấy hôm nay không hiểu sao trên mạng lại rộ lên chiến dịch ném đá cụ giáo sư già Vũ Khiêu. Là người nổi tiếng, có nhiều danh vọng, tước vị, thiết tưởng cũng phải đủ sức chống chọi. Vì vậy bênh vực cụ Vũ Khiêu là không cần thiết. Không khéo người ta lại tưởng mình xu phụ quyền thế, nịnh hót Thủ tướng chưa biết chừng.
Dù đúng dù sai việc phản biện các nhân vật lớn cũng là đáng khen. Tuy nhiên, lý luận gì cũng phải đúng và chính xác. Nhân Tuấn Công Thư Phòng, một blog cá nhân của Hoàng Gia http://tuancongthuphong.blogspot.com/2014/09/ve-oi-cau-oi-thu-tuong-tang-gs-vu-khieu.html giải thích về một cách hiểu một cặp "câu đối" của Thủ tướng tặng Giáo Sư Vũ Khiêu, tôi muốn đưa ra một cách hiểu khác.
Theo các bình luận trên mạng được Tuấn Công Thư Phòng (TCTP) phân tích lại cho có vẻ có cơ sở chữ nghĩa một chút thì "cặp câu đối" "Sơn Hà Linh Khí Tại/ Kim Cổ Nhất Hiền Nhân" vừa không chỉnh lại vừa sai về ý, đề cao quá đáng một cách dốt nát thành ra ý phúng viếng. Theo TCTP thì 99,9% khả năng mặt chữ Hán của cặp câu đối trên là 山河靈氣在, 今古一賢人 và phải hiểu với các nghĩa từ điển như sau:
1. Sơn
hà 山河= núi
sông
2. Linh
khí 靈氣=“Khí thiêng” tương đương với từ Hán Việt "linh khí".
3. Tại 在 = "ở,còn"
4. Kim
cổ 今古: từ xưa tới nay.
5. Nhất
一: đứng đầu; một; duy nhất.
6. Hiền
nhân 賢人: bậc
tài đức kiêm toàn.
Cần phải nói ngay, nếu luận ra mặt chữ thế này, thì không cần kiến thức cao siêu, học sinh lớp 6 ngày nay ở trường làng cũng biết là câu đối không chỉnh. Nhưng chuyện này sẽ phân tích sau. Tạm công nhận cách suy đoán mặt chữ này, thì việc dịch nghĩa đã có không khách quan mà ngả theo dư luận chung trên mạng. Đặc biệt, TCTP đã chọn nghĩa cho chữ nhất là "đứng đầu, duy nhất" và Kim cổ là "từ xưa tới nay" là một trạng từ, làm việc suy tôn có phần thái quá và làm "câu đối" càng không chỉnh. Thực ra, dù theo cách luận mặt chữ này, nhất chỉ có nghĩa là "một", kim cổ nếu là một danh từ chỉ "(Chuyện) Xưa Nay" hay "Di sản" (Heritage, theo từ điển Trung-Anh). TCTP không hiểu vô tình hay cố ý không chọn nghĩa "hãy còn" cho chữ tại và chọn chữ ở rồi kết luận vế một có nghĩa là "ở trong khí thiêng của núi sông" để kết luận là văn phúng viếng cho một chủ thể ẩn (người được tặng???). Nếu chọn chữ "hãy còn" thì ý vế đầu chỉ là "Linh khí núi sông hãy còn" hoặc "Núi sông hãy còn linh khí" tùy theo phân tích câu chủ vị "Sơn hà Linh khí - Tại" hay "Sơn hà - Linh khí tại". Vế thứ hai dù phân tích ra sao cũng chỉ là "một nhà thông thái (chuyện) kim cổ" chứ không phải là "bậc tài đức kiêm toàn đứng đầu từ cổ chí kim" (Nếu quả như thế thì cần phải viết rõ "Cổ kim đệ nhất hiền nhân"). Xem ra, TCTP luận văn tự chẳng khác mấy tay đề lại thời Thanh xử án văn tự về câu "Thanh phong bất thức tự". TCTP cũng có bàn luận những khả năng 0.1% râu ria như "hà" có thể là "ráng mây chiều", "cổ" là trống để kết luận là vô lý. Nếu theo cách đó thì còn hàng trăm tổ hợp với nhiều nghĩa khác nhau của mỗi âm tiết nữa.
Tuy nhiên, tôi xuất phát từ ý tưởng là mấy chữ Hán Việt này cũng không có gì là cao siêu, luật đối cũng không phải là điều gì quá khó với một người có kiến văn trung bình. Việc Thủ tướng tặng chữ, ắt phải có chuyên gia không tồi phụ trách và thẩm định kỹ càng. Vì vậy, nếu giả thiết đây là một cặp câu đối thì mặt chữ phải là 山河靈氣在,今古一賢因 và Kim Cổ phải là một danh từ. Đặc biệt, chữ Nhân có nghĩa là "nhờ vào". Như vậy có ứng với hay cách phân tích chủ vị nêu trên chỉ có hai cách hiểu khá đối nhau về cả ý và chữ "Linh khí núi sông hãy còn / Nhờ cậy một người thông kim cổ" hoặc "Núi sông hãy còn linh khí/Chuyện xưa nhờ cậy một người hiền". Tuy là ý tán dương, nhưng không đến nỗi độc tôn phạm thượng.
Về luật bằng trắc chỉ có mỗi âm tiết Sơn và Kim không đối vận. Nhưng luật bằng trắc ngay cả trong văn tự Hán cũng không đòi hỏi 100%. Chẳng hạn, có thể xem một sưu tập 500 câu đối chữ Hán được cho là "hay nhất" http://www.vnthidan.com/500-cau-doi-chu-han-suu-tam-t6361.. thì có rất nhiều câu không đối bằng trắc 100%. Kể cả âm vận thì câu đối trên cũng không phải tồi. Đó là vấn đề kỹ thuật, còn nội dung hay hay dở, thâm thúy hay vụng dại, tôi xin dành cho các bậc cao nhân.
Thế mới biết trong việc dịch thuật, giải thích chữ nghĩa, định kiến, suy đoán (nói cho đúng là "bịa") có hại đến mức nào. Định kiến làm người ta không còn thận trọng tra cứu kỹ càng và đặc biệt không còn tỉnh táo, tôn trọng người viết nữa.
Vấn đề này phân tích ra không phải để phục vụ một mục đích "vị nhân sinh" nào ngoài chuyện chuyên môn về dịch thuật, chữ nghĩa kể cả bênh cụ giáo sư, xu nịnh Thủ tướng hay lấy oai. Tuy nhiên, sau khi tìm hiểu mới biết. Mặt khác, tôi cũng muốn nêu vai trò của công nghệ thông tin: Một người trình độ chữ nghĩa Hán và Việt rất hạn chế như tôi, với sự giúp đỡ của các công cụ phần mềm (và tất nhiên có cả chịu khó) có thể phân tích vấn đề chữ nghĩa ở một mức nào đó.
Sau khi tìm hiểu câu đối này tôi mới được biết, việc ném đá GS Vũ Khiêu không chỉ ở câu đối này mà còn có cả việc ông tặng một cặp câu và hôn má hoa hậu Nguyễn Cao Kỳ Duyên. Vì thế tôi mới vỡ lẽ ra rằng "ném đá" mới là nội dung chính, còn việc chữ nghĩa chẳng qua là công cụ tiện tay vớ được thì dùng chứ đâu có phải là nghiêm chỉnh. Vì vậy, tôi cũng xin phép không bàn luận thêm ở đây, chỉ xin nói thêm một câu "Chân lý chỉ có thể có được với các lý lẽ hoàn toàn trong sạch".
Tôi thấy câu đối này cũng hay đấy chứ. Một câu là đất nước, một câu là công dân. TT đi vậy là chuẩn rồi. Còn nghĩa của câu thì tôi thấy cũng chẳng có gì mà ầm ỉ. Tôi hiểu thế này "Linh khí của Đất Nước vẫn còn (đó).(Nhờ có linh khí đó mà) Xưa nay có nhiều người hiền ông là một trong số đó. Nói như Nguyễn Trãi "Tuy mạnh yếu có lúc khác nhau, song hào kiệt đời nào cũng có"(Có mà điên bỗng dưng lại bảo VK là số một xưa nay).
Trả lờiXóa