Theo Đại Việt Sử Ký Toàn Thư, một tác phẩm viết vào thế kỷ 15, phần ngoại sử thì Âu Lạc là của Thục Phán, một hậu duệ của nhà Thục bên Trung Quốc thành lập, sau khi diệt Văn Lang của Hùng Vương, lúc đầu đóng đô ở Phong Khê, sau dời về Cổ Loa (Đông Anh).
Theo quan điểm của các sử gia Việt hiện đại hơn, có phần hơi bị định kiến bởi tinh thần dân tộc thô sơ thì "trước họa xâm lăng của phương Bắc, hai bộ tộc Âu và Lạc đã hợp nhất (tất nhiên có người tự nguyện có người phải dùng roi quất bắt buộc hợp nhất) (và cũng tất nhiên là ông đứng ra hợp nhất lại chạy từ Tứ Xuyên về).
Khoan hãy nói Hùng Vương và Văn Lang có thực hay không. Trước hết hãy xem Âu Lạc là ai từ các nguồn gốc.
Về việc nước Thục bị diệt, sách Hoa Dương Quốc Chí- thiênThục Chí cho biết: Nước Thục cổ, được nhà Chu phong cho dòng họ Khai Minh. Tới thời Chu Noãn Vương bị các tướng Tần là Trương Nghi, Tư Mã Thác công phá. Thục Vương thân ra cửa Hà Manh cự địch nhưng thất trận, chạy tới Vũ Dương thì bị giết. Thái tử chạy tới Bạch Lộc Sơn cũng bị giết.
Như vậy Thục bị diệt vào năm 316 trước công nguyên. Một số sử gia như Ngô Thì Sĩ nghi ngờ việc Thục Phán là hậu duệ của nước Thục, nói là Việt Nam quá xa, và không thể đi từ Thục sang để chinh phục. Liệu điều đó có phải là lập luận chứng minh có thể phủ nhận sự liên hệ của nhà Thục với nước Thục cổ hay không?
Có 2 điểm cần xác định:
1. Hoa Dương Quốc Chí Do Thường Cừ soạn vào thời Tây Tấn chắc có dựa trên sử liệu thời Ngụy Hán. Được xem là bộ sách về địa lý lịch sử lớn nhất về ba tỉnh Vân Nam Quý Châu và Tứ Xuyên, có thêm Cam Túc Thiểm Tây và Hồ Bắc. Chắc chắn Đại Việt Sử Ký Toàn Thư cũng lấy lại sử liệu từ đây hoặc các nguồn dẫn từ sách này.
2. Hơi đánh ngờ một chút, vì Vũ Dương nay là huyện Bành Sơn, thuộc Tứ Xuyên, có địa danh Bạch Lộc Sơn nay thuộc Hắc Long Giang. Thời bấy giờ không thuộc đất Tần. Có thể có Bạch Lộc Sơn khác ở trong đất Thục chăng? Có thể thấy từ Vũ Dương, các tôn thân nhà Thục có hai hướng chạy. Một về Đông qua Giang Nam (đường Thục sang Ngô thời Tam Quốc). Một chạy về Nam qua Vân Nam Quý Châu.
Vân Quý khi đó thuộc Sở là kẻ thù của Tần. Như vậy, tàn quân Thục có thể được dung nạp và có thời gian để nghỉ ngơi. Nhưng chẳng bao lâu Tần diệt Sở, con cháu nhà Thục lại phải chạy tiếp, có thể đem theo cả người Sở không chịu theo Tần. Làn sóng tỵ nạn Thục-Sở này vượt hồ Điền Trì (Côn Minh) tìm đến thượng nguồn sông Lô và tiến vào Việt Nam và Quảng Tây, lúc đó đang là đất của Lạc Việt. Khi đó Khai Minh Chế (Thục Chế) được liên minh tị nạn bầu lên làm lãnh đạo. Trên đường đi ông thu phục các bộ lạc của Tây Âu rồi các bộ lạc của Lạc Việt. Lạc Việt khi đó còn trong một trạng thái kém phát triển. Do đó các tù trưởng dễ dàng tôn Thục Chế có binh lực lớn, tổ chức tốt và mang đến văn minh làm vua. Cũng có thể có một vài phản kháng, nhưng dễ dàng bị bẻ gãy.
Hán thư chép: Khi đó Tây Âu Lạc Việt còn ở tình trạng bán khai, ở trần, che thân bằng vỏ cây, chưa biết đến quần áo. Có lẽ là còn đóng khố. Do đó An Trị Vương (Thục Chế) vốn ở nơi văn minh tới rất nhanh được các đầu mục bộ lạc suy tôn làm quân trưởng. Có lẽ đánh nhau không nhiều nên thời gian vừa đi vừa chính phục mới nhanh đến thế. Sách cũng chép người Lạc Việt tự xưng là người Lão (Lạo, Lào, Liêu???) nghĩa là răng sói, ý nói rất cường ngạnh hung dữ. (Đoạn này so sánh với người Âu Việt rất hiền lành). Sách Động khê tiêm chí của Lục Thứ Vân chép "Lão nhân xử vu lĩnh biểu hải ngoại, xạ sinh vi hoạt, thôn phệ côn trùng" Người Lão ở ngoài lĩnh biểu, săn bắn mà sống, ăn cả côn trùng". Nghe rất giống thói quen của người Lào, người Thái ăn các loại côn trùng, tuy dân Việt ta ngày nay vẫn ăn bọ xít, châu chấu, dế, nhộng, ong... đúng là "thôn phệ côn trùng" (dịch ăn là rất lịch sự, thực chất là ngốn, nuốt). Thời đó ăn côn trùng không có nghĩa là khoa học bổ dưỡng vi chất hay nghệ thuật ẩm thực đa dạng. Đơn giản không có gì ăn đành chén côn trùng.
Đọc tiếp: Vì thế người Thục muốn tiếp tục Nam tiến về đồng bằng Bắc Bộ nơi có nhiều thức ăn ngon lành hơn. An Trị Vương Khai minh Chế mất năm 95 tuổi. Con là Khai Minh Phán mới 10 tuổi lên thay, người trong họ là Khai Minh Mô làm nhiếp chính. Các tù trưởng bộ lạc nghe tin bèn bao vây kinh đô, bức Thục Mô từ chức. Các tù trưởng sau đó bãi binh nhưng hình thành việc cát cứ. Thục Phán chỉ nắm được một khu trong 10 khu của vua cha đã chinh phục được, còn lại chỉ có tiếng hão, không có thực quyền. Điều này cũng gần giống việc Ngô Xương Ngập, Ngô Xương Xí sau này, không kiểm soát được tình hình tự nguyện (hay buộc phải) trở thành một sứ quân. Thục Phán bèn thách đố các đầu mục thi (chắc khi này cậu bé đã đủ lớn) và thắng trong 10 môn. Từ đó thống nhất lấy lại được đại quyền như cha. Câu chuyện này gọi là "Thập hạng toàn năng tái" được sách Tàu ghi lại. Như thế cụ An Dương Vương nhà mình, tài năng không phải tay vừa.
Đánh thắng Hùng Vương: Sách Tàu không ghi lại các chi tiết về Hùng Vương mà Đại Việt Sử Ký Toàn Thư ghi điều này đầy tiên. Có thể tồn tại huyền sử truyền miệng Hùng Vương là vua của nước Văn Lang. Nhưng sách Tàu có ghi việc Thục Phán chinh phục Hùng Vương hay Lạc Vương (chưa thể xác định rõ Hùng Vương ghi trong sử Tàu người Tráng hay người Việt). Theo đó, Hùng Vương là nhân vật có sức khỏe tuyệt luân, nhiều lần đánh bại quân Thục, nên chủ quan, uống rượu, chơi gái. Thục Phán mang quân đến còn chưa tỉnh rượu, rồi cuống quýt lao đầu xuống giếng chết. ( Chỉ hơi khác một chút so với Đại Việt Sử Ký Toàn Thư, do đó có thể các sử gia ta dựa vào đây mà cải biên).
Như vậy Thục Phán lên ngôi kiêm tính toàn Âu Lạc lập ra nước Âu Lạc tự xưng là An Dương Vương, đóng đô ở Phong Khê rồi dời về Cổ Loa. Quân Thục rất giỏi làm cung nỏ, đã có tiếng ở Trung Quốc thời cổ. Khi sang Việt Nam có thể đã phát minh thêm công nghệ bịt mũi tên bằng đồng để có sức công phá và sát thương mạnh hơn. Việc Âu Lạc bị Triệu Đà thôn tính được ghi tường tận trong sử sách Trung Quốc do đó sự tồn tại của An Dương Vương là chắc chắn hơn Hùng Vương.
Kết luận:
1. An Dương Vương và Âu Lạc có thể có thật vì có trong các sách sử xuất hiện khá sớm.
2. Việc An Dương Vương dòng dõi nhà Thục cũng là khả thi, do quá trình di dân từ Thục từ kéo dài hơn 100 năm từ khi nhà Thục bị diệt năm 316 TCN đến khi An Dương Vương diệt xong Hùng Vương lập nước Âu Lạc 207 TCN.
3. Chưa rõ Hùng Vương bị Thục Phán diệt có phải là ở Phú Thọ và có nước Văn Lang hay không. Hay đó là một Hùng Vương nào đó người Tráng.
II. An Dương Vương Thục Phán có gốc Hán Tạng?
Trong phần I, chúng ta đã nói về Thục Phán (An Dương Vương) là con của Thục Chế (AnTrí Vương) là hậu duệ của họ Khai Minh vua nước Thục cổ.
Đây có thể là 1 trong 5 thành phần sắc tộc chính để hình thành nên dân tộc Việt vào thế kỷ 10-15 bao gồm:
1. Nam Á (Khmer, Mường, Lê Lợi)
2. Nam Đảo (Một phần của Chiêm Thành, phần kia của Chiêm Thành là người Thủy xuất phát từ Hải Nam, châu Đạm châu Nhĩ).
3. Thai-Kadai (Lạc Việt-Tráng, Hùng Vương)
4. Hán (Triệu Đà, Lý Bôn, Lý Công Uẩn, Trần Cảnh, Hồ Quý Ly)
5. Hán- Tạng.
Ngày nay, phân tích gien đã cho thấy các thành phần như vậy. Câu hỏi đặt ra là thành phần Hán Tạng có gốc gác cụ thể thế nào và hòa huyết vào đại gia đình dân tộc Việt từ bao giờ. Rất có thể An Dương Vương là làn sóng hòa huyết lần thứ nhất của người Hán-Tạng.
Đây có thể là 1 trong 5 thành phần sắc tộc chính để hình thành nên dân tộc Việt vào thế kỷ 10-15 bao gồm:
1. Nam Á (Khmer, Mường, Lê Lợi)
2. Nam Đảo (Một phần của Chiêm Thành, phần kia của Chiêm Thành là người Thủy xuất phát từ Hải Nam, châu Đạm châu Nhĩ).
3. Thai-Kadai (Lạc Việt-Tráng, Hùng Vương)
4. Hán (Triệu Đà, Lý Bôn, Lý Công Uẩn, Trần Cảnh, Hồ Quý Ly)
5. Hán- Tạng.
Ngày nay, phân tích gien đã cho thấy các thành phần như vậy. Câu hỏi đặt ra là thành phần Hán Tạng có gốc gác cụ thể thế nào và hòa huyết vào đại gia đình dân tộc Việt từ bao giờ. Rất có thể An Dương Vương là làn sóng hòa huyết lần thứ nhất của người Hán-Tạng.
Theo một số lý lẽ phản bác thuyết Thục Phán có gốc Hán Tạng bắt đầu là Ngô Sĩ Liên cho rằng nước Thục mất trước khi An Dương Vương xây thành Cổ Loa gần 100 năm. Do đó, Thục Phán không thể là hậu duệ của nước Thục thời cổ đại ở bình nguyên Quảng Hán, Thành Đô ở Tứ Xuyên. Các lý lẽ tiếp nối cho rằng Thục Phán là thủ lĩnh của Âu Việt, một bộ lạc ở sẵn trong vùng Quý Châu, Quảng Tây, Vân Nam, khi lớn mạnh bèn thu phục Lạc Việt (mà các nhà sử học Việt Nam đồng nhất với Văn Lang) lập nhà nước Âu Lạc.
Trong phần I chúng tôi cho rằng nếu thái tử nhà Thục chạy về nước Sở với một binh lực còn khá lớn, các lực lượng Thục cũng dần dần tụ họp lại ở phía Nam nước Sở, trong một thế hệ. Khi nước Sở mất, họ lại di chuyển tiếp về phía Nam, thống nhất các bộ tộc người Việt ở đây và trở thành thủ lĩnh liên minh bộ lạc, đã đánh bại quân Tần là Đồ Thư trong địa phận Quý Châu, Quảng Tây. (Thục Chế, Thục Phán). Sau đó Thục Phán diệt nước Văn Lang (nếu có), chứ không phải là liên minh.
Trong phần I chúng tôi cho rằng nếu thái tử nhà Thục chạy về nước Sở với một binh lực còn khá lớn, các lực lượng Thục cũng dần dần tụ họp lại ở phía Nam nước Sở, trong một thế hệ. Khi nước Sở mất, họ lại di chuyển tiếp về phía Nam, thống nhất các bộ tộc người Việt ở đây và trở thành thủ lĩnh liên minh bộ lạc, đã đánh bại quân Tần là Đồ Thư trong địa phận Quý Châu, Quảng Tây. (Thục Chế, Thục Phán). Sau đó Thục Phán diệt nước Văn Lang (nếu có), chứ không phải là liên minh.
Ta thử xem tiếp nguồn gốc Hán-Tạng của Thục Phán theo giả thuyết này. Nước Thục hình thành từ hai nhánh: tộc Khương và tộc Nhiễm. Khương tộc chính là người Tạng ngày nay và nhiều phần đã bị Hán hóa. Nhiễm tộc đứng đầu trong các dân tộc Đê. Theo Sử Ký thì các tộc phía Tây có Lục Di, Thất Khương, Cửu Đê. Các bộ lạc của hai tộc Khương và Nhiễm đã xuất hiện tại bình nguyên Tứ Xuyên khá sớm, chắc chắn là vào thời Hạ-Thương. Nhưng có thể trước đó hàng trăm năm, từ thời Tam Hoàng-Ngũ Đế. Họ đã hòa huyết và hình thành nhà nước thị tộc nô lệ từ sớm và xưng vương đầu tiên bên cạnh vua nhà Hạ và nhà Thương. Họ đã phát minh ra nghề nuôi tằm dệt lụa, do đó vua Thục tự gọi họ là Tàm Tùng (Tàm là con tằm).
Sử Tàu ghi khi nhà Chu diệt Trụ Vương, Thục Vương đã cử binh giúp đỡ và là binh lực trọng yếu. Thục nổi tiếng về cung nỏ cho đến tận sau này tại Cổ Loa vẫn có nhiều mũi tên đồng. Điều đó giải nghĩa lợi thế của Thục Phán khi diệt Văn Lang và chống lại xâm lăng Nam Việt của Triệu Đà nhờ cung nỏ. Vào đời Chu, chính quyền của nhà Thục đã chuyển qua tập đoàn người Khương, họ Khai Minh. Các sách còn ghi lại truyền thuyết vua Thục Đỗ Vũ truyền ngôi (buộc phải truyền ngôi???) cho thừa tướng là Miết Linh, chết hóa thành chim đỗ quyên hay con chim cuốc, suốt ngày kêu mất nước.
Họ Khai Minh từ Miết Linh truyền được 12 đời hơn 720 năm (từ Chu Vũ Vương đến khi bị Tần diệt vào thời Chiến Quốc). Đoạn này bốc phét hơi giống 18 vua Hùng của ta. Như vậy, thành phần Hán Tạng của dân tộc Việt có từ An Dương Vương (nếu đúng) là từ tộc Khương và Nhiễm (Đê) chứ không liên quan tới người Miêu (Mèo-Hmong) như trong một số thuyết đã nói.
Tiện thể tra cứu tiếp xem nước Âu Việt có liên hệ với tộc người nào.
Âu Việt gồm Đông Âu, ở vào vùng Phúc Kiến, Cối Kê là nước Việt của Câu Tiễn. Tây Âu ở bắc Quảng Tây, có sông Quế, sông Tầm. Sách Cựu Đường Thư, Địa lý chí nói "Thời Tần là Quế Lâm, thời Hán là Uất Lâm. Ấy là nơi cư trú của Tây Âu, Lạc Việt cổ". Có thuyết cho rằng Tây Âu và Lạc Việt cũng là một, chỉ các bộ lạc ở vùng Quảng Tây, Quý Châu (10 bộ lạc liên minh với Thục Chế).
Âu Việt gồm Đông Âu, ở vào vùng Phúc Kiến, Cối Kê là nước Việt của Câu Tiễn. Tây Âu ở bắc Quảng Tây, có sông Quế, sông Tầm. Sách Cựu Đường Thư, Địa lý chí nói "Thời Tần là Quế Lâm, thời Hán là Uất Lâm. Ấy là nơi cư trú của Tây Âu, Lạc Việt cổ". Có thuyết cho rằng Tây Âu và Lạc Việt cũng là một, chỉ các bộ lạc ở vùng Quảng Tây, Quý Châu (10 bộ lạc liên minh với Thục Chế).
Kết luận:
1. Thuyết An Dương Vương có gốc gác từ nước Thục cổ là có khả năng thực tế. Vừa có thể giải thích được thành phần Hán-Tạng trong gien người Việt.
1. Thuyết An Dương Vương có gốc gác từ nước Thục cổ là có khả năng thực tế. Vừa có thể giải thích được thành phần Hán-Tạng trong gien người Việt.
2. Có sự trùng hợp giữa việc giỏi sử dụng cung nỏ của nước Thục cổ và nhà Thục trong sử Việt.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét