Thế giới chia làm hai phần. Có những người lên án việc bọn khủng bố Hồi giáo tàn sát những họa sĩ châm biếm làm việc cho tờ Charlie Hebdo, đa số là những người tử tế và những người cực đoan, bênh vực bọn này.
Số những người lên án bọn khủng bố lại chia làm hai. Có những người kịch liệt ủng hộ Charlie Hebdo, cho Charlie Hebdo đúng hoàn toàn và những người không nghĩ thế. Hai nhóm người này lại chia tiếp tục chia thành các nhóm nhỏ hơn. Việc đó không có gì đáng nói. Thế giới này sở dĩ thú vị vì kể từ khi biết thế nào là tự do, người ta chấp nhận các cách nhìn nhận khác mình. Loài người là một loại động vật tồi tệ nhất kể từ khi cho phép mình tiêu diệt đồng loại chỉ vì khác biệt ý kiến về một vấn đề.
Tuy vậy, ít ai để ý tới sự gian manh, quỷ biện của Charlie Hebdo. Tờ báo này cố tình dùng phép ngụy biện, đồng nhất một số vấn đề, một cách vô lương. Trước hết họ đánh đồng việc châm biếm, khiêu khích tín đồ Hồi giáo của họ với bảo vệ tự do. Tự do của nắm đấm của chúng ta bắt đầu ở ở chỗ mũi của người khác chấm dứt. Nếu chúng ta hoa chân múa tay đấm đá vào khoảng không trước mũi của người khác 1mm, tuy vẫn là việc tự do cho phép, nhưng đã là một việc khiêu khích, người văn minh yêu tự do, không nên làm. Hãy tưởng tượng, một người giả bộ khập khiễng trước mặt người què để làm vui, nhai mỡ lợn sấy nhồm nhoàm trong nhà thờ Hồi giáo, hay in ảnh người thân đã khuất của bạn lên giấy vệ sinh và cho rằng đó là hài hước là tự do. Đó chính là khiêu khích. Khiêu khích không những vô văn hóa mà còn ngu xuẩn. Trêu chọc một kẻ điên khùng, kích động một con bò điên hay chó dại, giơ đầu ra đi dưới giàn giáo có đá rơi, rồi cho mình là tự do hay anh hùng. Khiêu khích để người ta phạm tội, chính mình cũng sẽ có tội.
Ngụy biện thứ hai có phần bất lương hơn là Charlie Hebdo đồng nhất bản thân tòa báo với những họa sĩ bị giết. Các họa sĩ bị giết là người làm công cho Charlie Hebdo, họ bị giết gia đình của họ mất người thân. Charlie Hebdo nhờ sự kiện mà thu hút người quan tâm tăng vọt, khả năng thu lợi khổng lồ. Quyền lợi khác, vì thế khác làm sao là một được. Điều bất lương ở chỗ Charlie Hebdo có biết trêu chọc con bò điên, đi dạo dưới đá rơi hay khiêu khích Hồi giáo là nguy hiểm tới tính mạng hay không. Sau sự kiện 11/9, nếu ai không biết đến sự nguy hiểm của các tín đồ Hồi giáo cực đoan, có lẽ họ sống trongg rừng hay trên hành tinh khác chứ không phải ở Paris. Nếu đã biết điều đó, Charlie Hebdo vẫn đang tâm bỏ mặc các nhân viên của mình đi vào chỗ chết. Đó là hành động gì.
Điều bất lương thứ ba là việc Charlie Hebdo vẫn cố tình ngụy biện nhân danh tự do, dùng những người đã chết để kiếm lợi ích truyền thông.
Tôi không nói về nhận thức của Charlie Hebdo về tự do, về tôn giáo và văn hóa. Tôi không hy vọng có cái gì như thế. Nhưng những người hôm nay tự xưng "Tôi là Charlie" hãy nghĩ về phép ngụy biện và tự do chân chính.
Về vấn đề thứ nhất: Ai có thể định nghĩa thế nào gọi là khiêu khích? Mỗi người có một hệ giá trị khác nhau, cảm thấy bị khiêu khích vì những lý do khác nhau. Thêm nữa phán xét hành động của một người dựa trên suy nghĩ của người khác là không khách quan.
Trả lờiXóaNếu bây giờ Trung Quốc nói: các anh không được phép nhắc đến chiến tranh biên giới 1979 vì như thế là khiêu khích chúng tôi, các anh không được nhắc đến 1000 năm bắc thuộc vì chúng tôi thấy khó chịu, lúc đó các tờ báo của Việt Nam phải làm gì?
Một quy tắc không rõ ràng chắc chắn sẽ bị lợi dụng để xâm hại quyền tự do và sẽ gây ra nhiều xung đột hơn. Thế nên tốt hơn là không có quy tắc đó.
Hãy đọc lại bài hoặc giữ lấy quan điểm của bạn.
Xóa