Nguyên văn
易 與 天 地 準,故 能 彌 綸 天 地 之 道, 仰 以 觀 於 天 文,俯 以 察 於 地 理,是 故 知 幽 明 之 故。
原 始 反 終,故 知死 生 之 說。精 氣 為 物,遊 魂 為 變,是 故 知 鬼 神 之 情 狀。
天 地 相 似,故 不 違。知 周 乎 萬 物,而 道 濟 天 下,故 不 過。旁 行 而 不流,樂 天 知 命,故 不 懮。安 土 敦 乎 仁,故 能 愛。
範 圍 天 地 之 化 而 不 過,曲 成 萬 物 而 不 遺,通 乎 晝 夜 之 道 而 知,故神 無 方 而 易 無 體。
Từ khởi đầu đến kết thúc, tự nhiên biết lẽ sống chết. Tinh khí làm thành sự vật, linh hồn làm ra biến hóa, vì thế biết hình dạng của quỷ thần.
Trời đất giống nhau, cố nhiên chẳng chia lìa. Biết khắp vạn vật, hành đạo giúp đời, tự nhiên chẳng sai trái. Đi cùng mà chẳng bị cuốn theo, vui với trời mà biết mệnh người, tất nhiên chẳng âu lo. Yên vui với phần của mình, đôn hậu với người khác, tự nhiên sẽ yêu thương.
Nắm được phạm vi biến hóa của trời đất mà không sai đường, uốn nắn gây dựng vạn vật mà không bỏ sót, quán thông khắp đêm ngày mà biết, tất nhiên thần khí không có nơi chốn mà dịch không có hình dạng.
Phiên âm Hán-Việt
Dịch dữ thiên địa chuẩn, cố năng di luân thiên địa chi đạo, ngưỡng dĩ quan ô thiên văn, phủ dĩ sát ô địa lý, thị cố tri u minh chi cố.
Nguyên thủy phản chung, cố tri tử sinh chi thuyết. Tinh khí vi vật, du hồn vi biến, thị cố tri quỷ thần chi tình trạng.
Thiên địa tương tự, cố bất vi. Tri chu hồ vạn vật, nhi đạo tế thiên hạ, cố bất quá. Bàng hành nhi bất lưu, nhạc thiên tri mệnh, cố bất ưu. An thổ đôn hồ nhân, cố năng ái.
Phạm vi thiên địa chi hóa nhi bất quá, khúc thành vạn vật nhi bất di, thông hồ trú dạ chi đạo nhi tri, cố thần vô phương nhi dịch vô thể.
Dịch văn
Dịch lấy trời đất làm chuẩn, cố nhiên thâu tóm được đạo của đất trời, ngửa mặt trông thiên văn, cúi xuống nhìn địa lý, vì thế biết nguyên nhân của sáng tối.Từ khởi đầu đến kết thúc, tự nhiên biết lẽ sống chết. Tinh khí làm thành sự vật, linh hồn làm ra biến hóa, vì thế biết hình dạng của quỷ thần.
Trời đất giống nhau, cố nhiên chẳng chia lìa. Biết khắp vạn vật, hành đạo giúp đời, tự nhiên chẳng sai trái. Đi cùng mà chẳng bị cuốn theo, vui với trời mà biết mệnh người, tất nhiên chẳng âu lo. Yên vui với phần của mình, đôn hậu với người khác, tự nhiên sẽ yêu thương.
Nắm được phạm vi biến hóa của trời đất mà không sai đường, uốn nắn gây dựng vạn vật mà không bỏ sót, quán thông khắp đêm ngày mà biết, tất nhiên thần khí không có nơi chốn mà dịch không có hình dạng.
Lời bình của Lệnh Lỗi Dương
Nói dịch lấy đất trời làm chuẩn là lối nói của người xưa. Đất trời chỉ là biểu tượng của hai mặt đối lập của một sự thể thống nhất. Biết hai mặt đối lập lẽ dĩ nhiên thâu tóm được cách vận động của sự thể. "Di luân" có người (Nguyễn Hiến Lê, R.Wilhelm) dịch là sửa đổi, có lẽ sai lầm chăng? (Từ gốc "di" là chuyển dời, "luân" là xoay vần). Lẽ nào con người lại thay đổi được quy luật của đất trời. Nắm vững được sẽ nương theo để làm chủ quy luật mới đúng.
Biết nguyên nhân của sáng tối là bí ẩn với người xưa, nhưng ngày nay ta biết lý do của sáng tối, không cần ngửa mặt cúi đầu trông xem. Vì thế đoạn này cần hiểu "nguyên nhân sáng tối" rộng ra thành "nguyên nhân có các biểu hiện của sự vật". Sự vật có những biểu hiện khác nhau do vận động chuyển hóa giữa hai mặt đối lập.
Đối với con người mọi vận động đều không quan trọng bằng sự sống chết, sống chết, khởi đầu kết thúc là các biểu hiện trạng thái của sự vật vận động và là quy luật tự nhiên. Con người và sự vật đều do tinh khí và linh hồn tạo thành. Tinh khí tạo ra sự vật vận động, tồn tại, linh hồn thì biến hóa, chuyển từ dạng này sang dạng khác. Toàn bộ chuyện quỷ thần có thể hiểu được chỉ dựa trên nhận thức đó mà thôi.
Biết được phạm vi biến hóa của trời đất sẽ không bao giờ sai lầm do không nghĩ ra những mê tín dị đoan ngoài phạm vi đó. Xem xét vạn vật, tùy theo quy luật mà uốn nắn, tạo điều kiện phát triển cho nó, không bỏ sót điều gì. Hai ý này bổ trợ cho nhau: không bỏ sót các quy luật, hiện tượng bên trong phạm vi, tức là quán thông nắm vững quy luật, nhưng không bịa ra những dị đoan. Đó là kiến thức đầy đủ mà không đơm đặt. Thần khí linh thiêng không ở một nơi cố định nào, cũng như Phật chẳng phải chỉ ở trong chùa. Dịch không có hình dạng cụ thể, quy luật của vũ trụ không gắn với một hiện tượng cụ thể. Có thể thấy ngay trong lẽ Dịch, thần linh tà ma có hình hài là chuyện nhảm nhí, hoặc giả đó chỉ là ảo ảnh trong tinh thần của con người mà thôi.
Nhìn tổng thể chương này có nhiều ý đúng nhưng tầm thường dưới ánh sáng của trí tuệ ngày nay. Nếu hiểu theo nghĩa cổ thì có vẻ uyên áo nhưng dễ sai lầm. Câu hay nhất của chương này là câu thứ 3. Có thể nói quán xuyến mọi triết lý của chương này.
Nhìn tổng thể chương này có nhiều ý đúng nhưng tầm thường dưới ánh sáng của trí tuệ ngày nay. Nếu hiểu theo nghĩa cổ thì có vẻ uyên áo nhưng dễ sai lầm. Câu hay nhất của chương này là câu thứ 3. Có thể nói quán xuyến mọi triết lý của chương này.