February 27, 2014 at 1:28pm
Tôi tạm dịch nhanh một chương với sự giúp đỡ của phần mềm dịch. Riêng trong chương 1, các khái niệm văn minh, văn hóa, chủng tộc, giống nòi, sự ra đời, tồn tại, phát triển và diệt vong của nền văn minh đều được bàn tới một cách hệ thống và sâu sắc. Có nhiều vấn đề các sĩ phu Bắc Hà tranh cãi không thôi vì chưa bao giờ tìm hiểu đến nơi đến chốn.
Tôi rất thích cách dùng từ ngữ, hình ảnh và phương pháp trình bày ý tưởng nhiều tầng của Durant. Đọc Durant, sẽ thấy bất cứ một câu nào cũng có nhiều tầng và tạo cảm hứng cho suy nghĩ sâu hơn. Đặc biệt, nói về chuyện lịch sử lý luận, nhưng Durant gợi mở rất nhiều cho suy nghĩ về các vấn đề hiện đại.
Chẳng hạn câu "Khi nỗi sợ hãi được trấn an, tính tò mò và xây dựng được tự do, và con người được động lực tự nhiên thôi thúc hướng tới việc hiểu biết và tô điểm cuộc sống." làm tôi vỡ lẽ tính tò mò và xây dựng không thể được tự do hoàn toàn, nếu vấn còn những sợ hãi vô hình hoặc hữu hình.
Câu "Cái nóng nực của những vùng nhiệt đới, với vô số ký sinh trùng quấy phá, là thù địch với nền văn minh; trạng thái mệt lả và bệnh tật, sự chín rục và thối rữa quá nhanh, làm chệch hướng các nguồn năng lượng dư thừa của sự sống đã tạo ra văn minh, và nuốt chửng chúng trong đói khát và sinh đẻ; chẳng còn lại gì cho trò chơi nghệ thuật và trí tuệ." có lẽ sẽ làm nhiều học giả Việt Nam phẫn nộ. Tôi chợt nhớ có lần hầu chuyện với nhà thơ Xuân Diệu. Ông nói với tôi "Ở xứ mình rất khó làm thơ và nghiên cứu triết học. Nóng và ẩm chỉ thúc giục mọi loài giao hợp mà không tích lũy, lắng đọng".
Hay câu "nếu sự tồn tại của họ còn phụ thuộc vào những bấp bênh ngắn hạn của việc đuổi bắt, dân tộc đó sẽ không bao giờ vượt qua được thời man rợ để đến với nền văn minh" làm tôi nghĩ đến việc làm khoa học, văn học nghệ thuật, trong bầu không khí toàn dân kiếm ăn ngắn hạn như hiện nay.
Tôi tưởng tượng mỗi câu của Durant như một chùm lưỡi câu, mà mỗi lưỡi đều có thể có những thành quả thu hoạch.
Nhưng thôi, hãy để mọi người tự thưởng thức và đánh giá, trước khi bình luận vào chi tiết. (Người dịch - NAV)
MỞ ĐẦU: SỰ HÌNH THÀNH CỦA NỀN VĂN MINH
-
"Tôi muốn biết những bước gì mà con người đã trải qua từ man rợ để đến với nền văn minh."-VOLTAIRE.
Chương I: Các điều kiện của nền văn minh
-
Định nghĩa - Các điều kiện địa chất - Địa lý - Kinh tế - Chủng tộc - Tâm lý - Những nguyên nhân sụp đổ của các nền văn minh
-
Văn minh là trật tự xã hội thúc đẩy việc tạo ra văn hoá. Bốn yếu tố cấu thành của nó: cung ứng kinh tế, tổ chức chính trị, truyền thống đạo đức, theo đuổi kiến thức và nghệ thuật. Nó bắt đầu khi hỗn loạn và bất an kết thúc. Khi nỗi sợ hãi được trấn an, tính tò mò và tính xây dựng được tự do, và con người được động lực tự nhiên thôi thúc hướng tới việc hiểu biết và tô điểm cuộc sống. Các yếu tố nhất định tạo điều kiện cho văn minh, và có thể khuyến khích hoặc cản trở nó. Trước tiên, các điều kiện địa chất. Nền văn minh là một khoảng thời gian xen giữa các thời kỳ băng hà: vào bất cứ lúc nào dòng băng hà có thể dâng lên trở lại, sẽ phủ lấp đi các công trình của con người với băng và đá, và sẽ dồn sự sống về mảnh hẹp nào đó của trái đất. Hoặc con quỷ động đất, mà khi vắng mặt nó chúng ta đã xây dựng các đô thị của mình, có thể vươn vai và hủy diệt chúng ta một cách lạnh lùng.
Thứ hai, các điều kiện địa lý. Cái nóng nực của những vùng nhiệt đới, với vô số ký sinh trùng quấy phá, là thù địch với nền văn minh; trạng thái mệt lả và bệnh tật, sự chín rục và thối rữa quá nhanh, làm chệch hướng các nguồn năng lượng dư thừa của sự sống đã tạo ra văn minh, và nuốt chửng chúng trong đói khát và sinh đẻ; chẳng còn lại gì cho trò chơi nghệ thuật và trí tuệ. Mưa là cần thiết; vì nước là môi trường sống, còn quan trọng hơn cả ánh mặt trời; tính tùy hứng khó hiểu của các nguyên tố hóa học có thể tuyên án tử hình cho các khu vực bị khô hạn, một thời đã từng phồn hoa với đế chế và công nghiệp, như Nineveh hoặc Babylon, hoặc có thể giúp tăng sức mạnh và sự giàu có cho những đô thị rõ ràng là cách xa tuyến đường vận tải và liên lạc chính, như Vương quốc Anh hoặc Eo biển Puget. Nếu đất đai giàu thực phẩm hay khoáng sản, nếu sông ngòi cho con đường trao đổi dễ dàng, nếu bờ biển có các hải cảng tự nhiên cho một hạm đội thương mại, nếu trên hết, quốc gia nằm trên trục đường chính của thương mại thế giới, như Athens hay Carthage, Florence hay Venice- thì mặc dù địa lý không bao giờ tạo ra được văn minh, sẽ mỉm cười với nó, và nuôi dưỡng nó. Các điều kiện kinh tế là quan trọng hơn. Một dân tộc có thể có các thể chế có trật tự, một nền luật lệ đạo đức cao quý, và thậm chí cả sự tinh tường đối với các hình thức nghệ thuật thứ yếu, như người Mỹ da đỏ; nhưng nếu họ vẫn còn ở trong giai đoạn săn bắn, nếu sự tồn tại của họ còn phụ thuộc vào những bấp bênh ngắn hạn của việc đuổi bắt, dân tộc đó sẽ không bao giờ vượt qua được thời man rợ để đến với nền văn minh. Một tộc du mục, như người Bedouin của Arabia, có thể đặc biệt thông minh và mạnh mẽ, họ có thể thể hiện chất lượng cao về tính cách như lòng dũng cảm, hào hiệp và cao thượng; nhưng nếu thiếu đi điều kiện thiết yếu đơn giản về văn hóa đó, sự liên tục về thức ăn, trí thông minh của họ sẽ bị hoang phí vào việc liều mạng săn bắn và các mẹo mực đổi chác, và chẳng còn lại thứ gì cho những băng ren và đường diềm, các nghi thức và thú vui, nghệ thuật và tiện nghi, của nền văn minh. Hình thức đầu tiên của văn hóa là nông nghiệp. Chính vào lúc con người định cư lại để cày ruộng và để ra được những khoản hậu cần cho tương lai bấp bênh là khi họ tìm được thời gian và lý do để được văn minh hóa. Bên trong vòng an toàn nho nhỏ đó - một nguồn cung cấp đáng tin cậy về nước và thực phẩm - con người xây dựng những túp nhà, nhà thờ và trường học của mình; họ phát minh ra công cụ sản xuất, và thuần hóa chó, lừa, lợn, cuối cùng là chính bản thân mình. họ học cách lao động thường xuyên và có trật tự, duy trì cuộc sống dài ngày hơn, và truyền lại di sản tinh thần và đạo đức của giống nòi một cách hoàn hảo hơn trước đó. Văn hóa tạo ra nông nghiệp, nhưng văn minh tạo ra thành thị. Về một khía cạnh văn minh là thói quen lịch sự; và lịch sự là sự tinh tế mà những người dân thị thành, những người đã tạo ra từ này, nghĩ rằng chỉ có thể có được trong những thị tứ hay thành phố. * 01.005 Vì trong thành phố đã tập hợp được, dù đúng đắn hay sai lầm, của cải và trí tuệ được tạo ra ở nông thôn; trong thành phố sáng chế và công nghiệp tăng gấp bội các tiện nghi, xa hoa và việc giải trí; thành phố là nơi các thương nhân gặp gỡ, trao đổi hàng hóa và ý tưởng; trong sự phối ngẫu của những tinh thần ở những ngã đường giao thương trí thông minh được mài sắc và được kích thích thành sức sáng tạo. Trong thành phố một số người được giải phóng khỏi việc tạo ra của cải vật chất, và tạo ra khoa học và triết học, văn học và nghệ thuật. Nền văn minh bắt đầu trong túp lều của nông dân, nhưng đơm hoa trong những thành thị.
Không có những điều kiện về chủng tộc đối với nền văn minh. Nó có thể xuất hiện trên bất kỳ châu lục nào và trong bất kỳ màu da nào: tại Bắc Kinh hoặc Delhi, tại Memphis hoặc Babylon, tại Ravenna hay London, ở Peru hay Yucatan. Không phải chủng tộc lớn mới làm ra văn minh, mà chính nền văn minh lớn tạo ra dân tộc; các hoàn cảnh địa lý và kinh tế sáng tạo ra một nền văn hóa, và nền văn hóa sáng tạo ra một loại người. Người Anh không làm ra nền văn minh Anh, nền văn minh đó tạo ra họ; nếu họ mang theo nền văn minh đó đến bất cứ nơi nào, và ăn mặc chu tất cho bữa tối ở Timbuktu, không phải là họ đang sáng tạo ra nền văn minh của mình ở đó một lần nữa, mà họ thừa nhận ở đó quyền chủ nhân của nền văn minh đối với tâm hồn của mình. Với các điều kiện vật chất như nhau, một chủng tộc khác sẽ tạo ra các kết quả tương tự; Nhật Bản tái hiện trong thế kỷ hai mươi lịch sử của nước Anh trong thế kỷ mười chín. Nền văn minh có liên quan đến chủng tộc chỉ theo nghĩa là nó thường đến sau việc phối ngẫu từ từ giữa các tộc người khác nhau, và sự đồng hóa dần dần của họ để trở thành một dân tộc tương đối đồng nhất. * 01006
Những điều kiện vật lý và sinh học này chỉ là các điều kiện tiên quyết cho nền văn minh; chúng không cấu thành hoặc sinh ra nó. Các yếu tố tâm lý tinh tế cần phải vào cuộc. Phải có trật tự chính trị, ngay cả khi nó ở kề bên trạng thái hỗn loạn như ở Florence hay Rome thời Phục hưng; con người phải cảm thấy, nói chung, rằng họ không phải chọn cái chết hoặc thuế ở mỗi kỳ hạn. Phải có sự thống nhất nào đó về ngôn ngữ để làm phương tiện trao đổi tinh thần. Thông qua nhà thờ, gia đình, hoặc trường học, hay bằng cách nào khác, phải có một bộ luật đạo đức thống nhất, các luật chơi nào đó của cuộc sống được thừa nhận bởi ngay cả những người vi phạm chúng, và việc áp đặt trật tự và luật lệ nào đó, định hướng và kích thích nào đó. Có lẽ cũng cần phải có sự thống nhất nào đó về niềm tin cơ bản, đức tin nào đó, dù là siêu nhiên hay không tưởng, để nâng tầm đạo đức từ toan tính lên mức cống hiến, và đem lại cho cuộc sống sự cao thượng và ý nghĩa mặc dù thời gian sống của chúng ta quá ngắn ngủi. Và cuối cùng là phải có kỹ thuật đào tạo, dù sơ khai thế nào, cho việc truyền tải văn hóa. Dù thông qua việc bắt chước, gợi mở hoặc hướng dẫn, dù thông qua cha mẹ, giáo viên hay linh mục, truyền thuyết và di sản của bộ tộc - ngôn ngữ và kiến thức của họ, đạo đức và cách ứng xử của họ, công nghệ và nghệ thuật của họ - phải được truyền lại cho lớp trẻ, như là công cụ giúp họ từ động vật biến thành người. Sự biến mất của các điều kiện này, đôi khi thậm chí chỉ là một điều kiện trong số đó, có thể hủy diệt cả một nền văn minh. Một thảm họa địa chất hay thay đổi khí hậu sâu sắc; một trận dịch bệnh không kiểm soát được như trận dịch đã xóa sổ một nửa dân số của đế chế La Mã dưới Antonines, hoặc Cái Chết Đen đã giúp chấm dứt thời phong kiến; đất đai cạn kiệt, hoặc nền nông nghiệp bị hủy hoại do đất nước bị vắt kiệt bởi các đô thị, dẫn đến việc phụ thuộc không chắc chắn vào các nguồn cung cấp thực phẩm của nước ngoài; sự suy sụp về nguồn tài nguyên thiên nhiên, dù là nhiên liệu hay nguyên liệu; thay đổi trong các tuyến đường thương mại, bỏ rơi một đất nước ra khỏi dòng chính của thương mại thế giới; sự mục nát về tinh thần và đạo đức do các căng thẳng, kích thích và liên hệ của cuộc sống đô thị, do các nguồn lực truyền thống về trật tự xã hội bị phá vỡ và sự bất lực trong việc thay thế các truyền thống này; việc suy yếu của một giống nòi bởi một đời sống tình dục lộn xộn, hoặc bởi một triết lý hưởng lạc, bi quan, hay ẩn dật; sự thối nát của tầng lớp lãnh đạo do không thể sinh ra người có năng lực, và sự nhỏ bé tương đối của những gia tộc có thể thừa kế đầy đủ nhất di sản văn hóa của giống nòi; tập trung của cải đến mức bệnh hoạn, dẫn đến các cuộc chiến tranh giai cấp, những cuộc cách mạng bùng phát, và sự kiệt quệ về tài chính: những điều đó là một số cách thức mà một nền văn minh có thể chết. Bởi vì nền văn minh không phải là một cái gì đó bẩm sinh hay bất diệt; nền văn minh phải được tiếp thu lại từ đầu bởi mọi thế hệ, và bất kỳ sự gián đoạn nghiêm trọng trong việc tài trợ hoặc truyền tải cho nền văn minh đều có thể đưa nó đến chỗ kết thúc. Con người khác với con thú chỉ nhờ giáo dục, được định nghĩa là kỹ thuật truyền tải văn minh.
Các nền văn minh là những thế hệ tâm hồn của giống nòi. Do việc nuôi dạy của gia đình, và sau đó là sách vở, gắn kết các thế hệ với nhau, truyền lại tri thức của người ra đi cho lớp trẻ, nên việc in ấn, thương mại và hàng ngàn cách giao tiếp có thể gắn kết các nền văn minh với nhau, và giữ lại cho những nền văn hóa tương lai tất cả những gì có giá trị đối với chúng trong nền văn hóa của chúng ta. Chúng ta hãy, trước khi từ giã cuộc sống, tập hợp lại di sản của chúng ta, và tặng lại cho con em mình.
Tôi rất thích cách dùng từ ngữ, hình ảnh và phương pháp trình bày ý tưởng nhiều tầng của Durant. Đọc Durant, sẽ thấy bất cứ một câu nào cũng có nhiều tầng và tạo cảm hứng cho suy nghĩ sâu hơn. Đặc biệt, nói về chuyện lịch sử lý luận, nhưng Durant gợi mở rất nhiều cho suy nghĩ về các vấn đề hiện đại.
Chẳng hạn câu "Khi nỗi sợ hãi được trấn an, tính tò mò và xây dựng được tự do, và con người được động lực tự nhiên thôi thúc hướng tới việc hiểu biết và tô điểm cuộc sống." làm tôi vỡ lẽ tính tò mò và xây dựng không thể được tự do hoàn toàn, nếu vấn còn những sợ hãi vô hình hoặc hữu hình.
Câu "Cái nóng nực của những vùng nhiệt đới, với vô số ký sinh trùng quấy phá, là thù địch với nền văn minh; trạng thái mệt lả và bệnh tật, sự chín rục và thối rữa quá nhanh, làm chệch hướng các nguồn năng lượng dư thừa của sự sống đã tạo ra văn minh, và nuốt chửng chúng trong đói khát và sinh đẻ; chẳng còn lại gì cho trò chơi nghệ thuật và trí tuệ." có lẽ sẽ làm nhiều học giả Việt Nam phẫn nộ. Tôi chợt nhớ có lần hầu chuyện với nhà thơ Xuân Diệu. Ông nói với tôi "Ở xứ mình rất khó làm thơ và nghiên cứu triết học. Nóng và ẩm chỉ thúc giục mọi loài giao hợp mà không tích lũy, lắng đọng".
Hay câu "nếu sự tồn tại của họ còn phụ thuộc vào những bấp bênh ngắn hạn của việc đuổi bắt, dân tộc đó sẽ không bao giờ vượt qua được thời man rợ để đến với nền văn minh" làm tôi nghĩ đến việc làm khoa học, văn học nghệ thuật, trong bầu không khí toàn dân kiếm ăn ngắn hạn như hiện nay.
Tôi tưởng tượng mỗi câu của Durant như một chùm lưỡi câu, mà mỗi lưỡi đều có thể có những thành quả thu hoạch.
Nhưng thôi, hãy để mọi người tự thưởng thức và đánh giá, trước khi bình luận vào chi tiết. (Người dịch - NAV)
MỞ ĐẦU: SỰ HÌNH THÀNH CỦA NỀN VĂN MINH
-
"Tôi muốn biết những bước gì mà con người đã trải qua từ man rợ để đến với nền văn minh."-VOLTAIRE.
Chương I: Các điều kiện của nền văn minh
-
Định nghĩa - Các điều kiện địa chất - Địa lý - Kinh tế - Chủng tộc - Tâm lý - Những nguyên nhân sụp đổ của các nền văn minh
-
Văn minh là trật tự xã hội thúc đẩy việc tạo ra văn hoá. Bốn yếu tố cấu thành của nó: cung ứng kinh tế, tổ chức chính trị, truyền thống đạo đức, theo đuổi kiến thức và nghệ thuật. Nó bắt đầu khi hỗn loạn và bất an kết thúc. Khi nỗi sợ hãi được trấn an, tính tò mò và tính xây dựng được tự do, và con người được động lực tự nhiên thôi thúc hướng tới việc hiểu biết và tô điểm cuộc sống. Các yếu tố nhất định tạo điều kiện cho văn minh, và có thể khuyến khích hoặc cản trở nó. Trước tiên, các điều kiện địa chất. Nền văn minh là một khoảng thời gian xen giữa các thời kỳ băng hà: vào bất cứ lúc nào dòng băng hà có thể dâng lên trở lại, sẽ phủ lấp đi các công trình của con người với băng và đá, và sẽ dồn sự sống về mảnh hẹp nào đó của trái đất. Hoặc con quỷ động đất, mà khi vắng mặt nó chúng ta đã xây dựng các đô thị của mình, có thể vươn vai và hủy diệt chúng ta một cách lạnh lùng.
Thứ hai, các điều kiện địa lý. Cái nóng nực của những vùng nhiệt đới, với vô số ký sinh trùng quấy phá, là thù địch với nền văn minh; trạng thái mệt lả và bệnh tật, sự chín rục và thối rữa quá nhanh, làm chệch hướng các nguồn năng lượng dư thừa của sự sống đã tạo ra văn minh, và nuốt chửng chúng trong đói khát và sinh đẻ; chẳng còn lại gì cho trò chơi nghệ thuật và trí tuệ. Mưa là cần thiết; vì nước là môi trường sống, còn quan trọng hơn cả ánh mặt trời; tính tùy hứng khó hiểu của các nguyên tố hóa học có thể tuyên án tử hình cho các khu vực bị khô hạn, một thời đã từng phồn hoa với đế chế và công nghiệp, như Nineveh hoặc Babylon, hoặc có thể giúp tăng sức mạnh và sự giàu có cho những đô thị rõ ràng là cách xa tuyến đường vận tải và liên lạc chính, như Vương quốc Anh hoặc Eo biển Puget. Nếu đất đai giàu thực phẩm hay khoáng sản, nếu sông ngòi cho con đường trao đổi dễ dàng, nếu bờ biển có các hải cảng tự nhiên cho một hạm đội thương mại, nếu trên hết, quốc gia nằm trên trục đường chính của thương mại thế giới, như Athens hay Carthage, Florence hay Venice- thì mặc dù địa lý không bao giờ tạo ra được văn minh, sẽ mỉm cười với nó, và nuôi dưỡng nó. Các điều kiện kinh tế là quan trọng hơn. Một dân tộc có thể có các thể chế có trật tự, một nền luật lệ đạo đức cao quý, và thậm chí cả sự tinh tường đối với các hình thức nghệ thuật thứ yếu, như người Mỹ da đỏ; nhưng nếu họ vẫn còn ở trong giai đoạn săn bắn, nếu sự tồn tại của họ còn phụ thuộc vào những bấp bênh ngắn hạn của việc đuổi bắt, dân tộc đó sẽ không bao giờ vượt qua được thời man rợ để đến với nền văn minh. Một tộc du mục, như người Bedouin của Arabia, có thể đặc biệt thông minh và mạnh mẽ, họ có thể thể hiện chất lượng cao về tính cách như lòng dũng cảm, hào hiệp và cao thượng; nhưng nếu thiếu đi điều kiện thiết yếu đơn giản về văn hóa đó, sự liên tục về thức ăn, trí thông minh của họ sẽ bị hoang phí vào việc liều mạng săn bắn và các mẹo mực đổi chác, và chẳng còn lại thứ gì cho những băng ren và đường diềm, các nghi thức và thú vui, nghệ thuật và tiện nghi, của nền văn minh. Hình thức đầu tiên của văn hóa là nông nghiệp. Chính vào lúc con người định cư lại để cày ruộng và để ra được những khoản hậu cần cho tương lai bấp bênh là khi họ tìm được thời gian và lý do để được văn minh hóa. Bên trong vòng an toàn nho nhỏ đó - một nguồn cung cấp đáng tin cậy về nước và thực phẩm - con người xây dựng những túp nhà, nhà thờ và trường học của mình; họ phát minh ra công cụ sản xuất, và thuần hóa chó, lừa, lợn, cuối cùng là chính bản thân mình. họ học cách lao động thường xuyên và có trật tự, duy trì cuộc sống dài ngày hơn, và truyền lại di sản tinh thần và đạo đức của giống nòi một cách hoàn hảo hơn trước đó. Văn hóa tạo ra nông nghiệp, nhưng văn minh tạo ra thành thị. Về một khía cạnh văn minh là thói quen lịch sự; và lịch sự là sự tinh tế mà những người dân thị thành, những người đã tạo ra từ này, nghĩ rằng chỉ có thể có được trong những thị tứ hay thành phố. * 01.005 Vì trong thành phố đã tập hợp được, dù đúng đắn hay sai lầm, của cải và trí tuệ được tạo ra ở nông thôn; trong thành phố sáng chế và công nghiệp tăng gấp bội các tiện nghi, xa hoa và việc giải trí; thành phố là nơi các thương nhân gặp gỡ, trao đổi hàng hóa và ý tưởng; trong sự phối ngẫu của những tinh thần ở những ngã đường giao thương trí thông minh được mài sắc và được kích thích thành sức sáng tạo. Trong thành phố một số người được giải phóng khỏi việc tạo ra của cải vật chất, và tạo ra khoa học và triết học, văn học và nghệ thuật. Nền văn minh bắt đầu trong túp lều của nông dân, nhưng đơm hoa trong những thành thị.
Không có những điều kiện về chủng tộc đối với nền văn minh. Nó có thể xuất hiện trên bất kỳ châu lục nào và trong bất kỳ màu da nào: tại Bắc Kinh hoặc Delhi, tại Memphis hoặc Babylon, tại Ravenna hay London, ở Peru hay Yucatan. Không phải chủng tộc lớn mới làm ra văn minh, mà chính nền văn minh lớn tạo ra dân tộc; các hoàn cảnh địa lý và kinh tế sáng tạo ra một nền văn hóa, và nền văn hóa sáng tạo ra một loại người. Người Anh không làm ra nền văn minh Anh, nền văn minh đó tạo ra họ; nếu họ mang theo nền văn minh đó đến bất cứ nơi nào, và ăn mặc chu tất cho bữa tối ở Timbuktu, không phải là họ đang sáng tạo ra nền văn minh của mình ở đó một lần nữa, mà họ thừa nhận ở đó quyền chủ nhân của nền văn minh đối với tâm hồn của mình. Với các điều kiện vật chất như nhau, một chủng tộc khác sẽ tạo ra các kết quả tương tự; Nhật Bản tái hiện trong thế kỷ hai mươi lịch sử của nước Anh trong thế kỷ mười chín. Nền văn minh có liên quan đến chủng tộc chỉ theo nghĩa là nó thường đến sau việc phối ngẫu từ từ giữa các tộc người khác nhau, và sự đồng hóa dần dần của họ để trở thành một dân tộc tương đối đồng nhất. * 01006
Những điều kiện vật lý và sinh học này chỉ là các điều kiện tiên quyết cho nền văn minh; chúng không cấu thành hoặc sinh ra nó. Các yếu tố tâm lý tinh tế cần phải vào cuộc. Phải có trật tự chính trị, ngay cả khi nó ở kề bên trạng thái hỗn loạn như ở Florence hay Rome thời Phục hưng; con người phải cảm thấy, nói chung, rằng họ không phải chọn cái chết hoặc thuế ở mỗi kỳ hạn. Phải có sự thống nhất nào đó về ngôn ngữ để làm phương tiện trao đổi tinh thần. Thông qua nhà thờ, gia đình, hoặc trường học, hay bằng cách nào khác, phải có một bộ luật đạo đức thống nhất, các luật chơi nào đó của cuộc sống được thừa nhận bởi ngay cả những người vi phạm chúng, và việc áp đặt trật tự và luật lệ nào đó, định hướng và kích thích nào đó. Có lẽ cũng cần phải có sự thống nhất nào đó về niềm tin cơ bản, đức tin nào đó, dù là siêu nhiên hay không tưởng, để nâng tầm đạo đức từ toan tính lên mức cống hiến, và đem lại cho cuộc sống sự cao thượng và ý nghĩa mặc dù thời gian sống của chúng ta quá ngắn ngủi. Và cuối cùng là phải có kỹ thuật đào tạo, dù sơ khai thế nào, cho việc truyền tải văn hóa. Dù thông qua việc bắt chước, gợi mở hoặc hướng dẫn, dù thông qua cha mẹ, giáo viên hay linh mục, truyền thuyết và di sản của bộ tộc - ngôn ngữ và kiến thức của họ, đạo đức và cách ứng xử của họ, công nghệ và nghệ thuật của họ - phải được truyền lại cho lớp trẻ, như là công cụ giúp họ từ động vật biến thành người. Sự biến mất của các điều kiện này, đôi khi thậm chí chỉ là một điều kiện trong số đó, có thể hủy diệt cả một nền văn minh. Một thảm họa địa chất hay thay đổi khí hậu sâu sắc; một trận dịch bệnh không kiểm soát được như trận dịch đã xóa sổ một nửa dân số của đế chế La Mã dưới Antonines, hoặc Cái Chết Đen đã giúp chấm dứt thời phong kiến; đất đai cạn kiệt, hoặc nền nông nghiệp bị hủy hoại do đất nước bị vắt kiệt bởi các đô thị, dẫn đến việc phụ thuộc không chắc chắn vào các nguồn cung cấp thực phẩm của nước ngoài; sự suy sụp về nguồn tài nguyên thiên nhiên, dù là nhiên liệu hay nguyên liệu; thay đổi trong các tuyến đường thương mại, bỏ rơi một đất nước ra khỏi dòng chính của thương mại thế giới; sự mục nát về tinh thần và đạo đức do các căng thẳng, kích thích và liên hệ của cuộc sống đô thị, do các nguồn lực truyền thống về trật tự xã hội bị phá vỡ và sự bất lực trong việc thay thế các truyền thống này; việc suy yếu của một giống nòi bởi một đời sống tình dục lộn xộn, hoặc bởi một triết lý hưởng lạc, bi quan, hay ẩn dật; sự thối nát của tầng lớp lãnh đạo do không thể sinh ra người có năng lực, và sự nhỏ bé tương đối của những gia tộc có thể thừa kế đầy đủ nhất di sản văn hóa của giống nòi; tập trung của cải đến mức bệnh hoạn, dẫn đến các cuộc chiến tranh giai cấp, những cuộc cách mạng bùng phát, và sự kiệt quệ về tài chính: những điều đó là một số cách thức mà một nền văn minh có thể chết. Bởi vì nền văn minh không phải là một cái gì đó bẩm sinh hay bất diệt; nền văn minh phải được tiếp thu lại từ đầu bởi mọi thế hệ, và bất kỳ sự gián đoạn nghiêm trọng trong việc tài trợ hoặc truyền tải cho nền văn minh đều có thể đưa nó đến chỗ kết thúc. Con người khác với con thú chỉ nhờ giáo dục, được định nghĩa là kỹ thuật truyền tải văn minh.
Các nền văn minh là những thế hệ tâm hồn của giống nòi. Do việc nuôi dạy của gia đình, và sau đó là sách vở, gắn kết các thế hệ với nhau, truyền lại tri thức của người ra đi cho lớp trẻ, nên việc in ấn, thương mại và hàng ngàn cách giao tiếp có thể gắn kết các nền văn minh với nhau, và giữ lại cho những nền văn hóa tương lai tất cả những gì có giá trị đối với chúng trong nền văn hóa của chúng ta. Chúng ta hãy, trước khi từ giã cuộc sống, tập hợp lại di sản của chúng ta, và tặng lại cho con em mình.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét