Tôi không bao giờ tin rằng số đông luôn sáng suốt trong mọi đánh giá và quyết định. Xã hội loài người không ít lần bị những kẻ mị dân làm lầm lạc. Cũng không thiếu các bi kịch của anh hùng lỡ vận. Nói một cách rộng ra, luôn luôn có thể thủ tiêu các xu thế tiến bộ và dân chủ bằng những đám đông. Đó chính là một nghịch lý của xã hội của loài người. Đó là lý do vì sao mà Robespiere và các bạn của ông bị đưa lên đoạn đầu đài do chính thể chế các ông đã chiến đấu để tạo ra. Chính Chúa Giê xu cũng bị đám đông đóng đinh câu rút. Nhà hiền triết Socrates cũng bị đám đông nhân danh dân chủ bỏ phiếu khép vào tội tử hình. Chừng đó ví dụ cũng đủ để ta phải suy nghĩ về chân lý của đám đông và ý nghĩa của dân chủ thực sự.
Một thể chế dân chủ thực sự phải phản ánh được ý chí chung của xã hội nhưng không được bóp chết các tư tưởng khai phóng của những bộ óc kiệt xuất soi đường hiếm hoi. Xã hội loài người đi lên nhờ những tư tưởng khai phóng, chứ không nhờ những ý thích thời thượng. Hãy thử tưởng tượng xem nếu lý thuyết tương đối của Einstein, định lý Godel, hệ thức bất định cũng phải đưa ra lấy phiếu tín nhiệm, hay đánh giá bằng các hội đồng thì làm sao khoa học công nghệ phát triển được. Tư tưởng khai phóng tự thân nó đã có giá trị, sẽ trở thành chân lý, không cần đến sự yêu ghét cảm tính, thay đổi thất thường của đám đông.
Không có gì bất công hơn bằng cách cho những người chưa chuẩn bị đủ kiến thức, không sẵn sàng tư cách ngang bằng với những người đã dày công nghiên cứu kỹ trong một quyết định đòi hỏi trí tuệ, kiến thức và sự chính trực. Một ý kiến cá nhân chỉ có ý nghĩa khi cá nhân đó thực sự có đủ năng lực đánh giá, đủ thông tin và kiến thức cần thiết, nhất là phải có được các phẩm chất đảm bảo cho công minh. Ngày nay không hiếm những hội đồng, tổ chức mà đa số thành viên không được chuẩn bị kiến thức đầy đủ, đứng ra góp ý thậm chí có quyền sửa đổi những đề xuất của các nhà chuyên môn đã dày công chuẩn bị. Nhiều cuộc họp, các thành viên chỉ đọc tài liệu 10-15 phút trước khi vào họp, để phát biểu hùng hồn, đánh giá nặng nhẹ một cách tức cười lãng xẹt, đó là chưa kể đến những người dù có nghiên cứu kỹ cũng không hiểu được hoặc cố tình không hiểu vấn đề. Bất công đó chính là phản dân chủ, dù áp dụng nguyên tắc đa số.
Nói cho cùng Cách mạng văn hóa, Cải cách ruộng đất, Chủ nghĩa vô chính phủ, đều là kích động đám đông để chống lại các mầm mống giá trị đang còn mong manh. Tư tưởng khai phóng cũng như các đồ quý hiếm, bao giờ cũng mong manh dễ vỡ, khó vượt qua được thử thách thô bạo của đám đông. Cách đây vài hôm, tôi có tham gia một hội đồng thẩm định, đã góp ý kiến. Một ủy viên hội đồng nói: anh không thực tế gì cả. Tôi trả lời: Đúng, tôi là người không thực tế, nhưng không có nghĩa là tôi không biết thực tế, nhưng không bao giờ chấp nhận thực tế theo đuôi đám đông.
Cấu trúc hai viện lập pháp ở nhiều nước chính là để giải quyết song đề sử dụng đám đông để xây dựng nền dân chủ và cũng đề phòng đám đông bị điều khiển bởi một nhóm mị dân sẽ bóp chết dân chủ thực sự.
Đối với tôi, dân chủ có nghĩa là khi tôi giao phó quyền bỏ phiếu cho một người đại diện trong cơ quan lập pháp, hành pháp hay hội đồng khoa học, không có nghĩa là tôi mong người đó luôn phải làm theo ý tôi. Tôi trao quyền của tôi có nghĩa là tôi tin ở tư cách và năng lực của người đó để đưa ra quyết định tốt nhất thay tôi trong những vấn đề tôi không đủ thời gian tìm hiểu, không có hiểu biết tối thiểu hoặc có thể sai lầm. Tôi mong dân chủ là sự minh bạch, người ra quyết định phải chịu trách nhiệm với quyết định của họ, khi họ thay mặt chúng tôi làm điều đó.
Việc bỏ phiếu tín nhiệm gần đây của Quốc Hội, có vẻ là một hành vi theo phong trào vì thời thượng, nhưng có nhiều điểm không được minh bạch về mục đích. Nếu nhằm mục tiêu để bãi miễn những quan chức không đủ phiếu tín nhiệm, Quốc Hội e rằng không đủ thẩm quyền. Không có một đạo luật nào nói rằng những người đã được bổ nhiệm một cách hợp pháp có thể bị bãi miễn bởi phiếu tín nhiệm thấp. Ở các nước dân chủ, để lấy phiếu tín nhiệm một quan chức, cần phải có lý do là người đó có dấu hiệu vi phạm luật pháp. Ở một số nước có tư tưởng khai phóng, luật pháp cho phép, khi một nguyên thủ đưa ra một quyết định không được đám đông ủng hộ, nguyên thủ đó có thể yêu cầu bỏ phiếu tín nhiệm, nếu vẫn đủ số phiếu cần thiết, vị nguyên thủ đó có thể đơn phương ra quyết định.
Nếu bỏ phiếu tín nhiệm trở thành một thứ phong vũ biểu cho các nhà quản lý, các chính trị gia, sẽ là một thảm họa cho những tính cách khai phóng và khơi nguồn cho việc đầu cơ thói chuộng thời thượng, mị dân. Các nhà lãnh đạo sẽ thôi không làm việc, bỏ bê sáng tạo, khinh thường động não và trở thành những nhà diễn tuồng. Khi đất nước lâm nguy hay khó khăn, thay vì cần ra những quyết định sáng suốt, nhà chính trị gia thời thượng sẽ chỉ nghĩ đến việc đo xem có bao nhiêu người ủng hộ phương án nào để ra quyết định.
Vấn đề là làm thế nào để đám đông có thể ra quyết định sáng suốt. Một xã hội có thể ra các quyết định sáng suốt, nếu như có một hệ thống giá trị vững chắc. Không phải là không làm được đinh ốc, xe hơi, cho dù giải thưởng Fields có là sản phẩm của trí tuệ Việt Nam, thất bại lớn nhất của trí thức Việt Nam là việc không xây dựng nổi một hệ thống giá trị để có thể thẩm định được các vấn đề xã hội một cách sáng suốt, thậm chí là để trí thức Việt Nam tự biết xấu hổ khi vẫn tham gia vào các việc thẩm định không trung thực rồi cao đạo trách móc những người khác.
Nếu năm 1945, Nguyễn Văn Tố và Nguyễn Hữu Đang cũng phải lấy ý kiến bằng phổ thông đầu phiếu là biết chữ Quốc ngữ có cần thiết hay không, có lẽ hai ông đã bị tín nhiệm thấp, đã không có phong trào Bình dân học vụ. Việc đó cũng không phải đưa ra tranh luận học thuật trên báo chí như Nghệ thuật vị Nhân sinh hay Nhân sinh vị Nghệ thuật.
Đã đến lúc người Việt Nam, nhất là những người lãnh đạo cần phải quả cảm để ra quyết định tốt nhất khai phóng cho đất nước ngay cả khi những ý tưởng của họ chưa trở thành thời thượng.
Cấu trúc hai viện lập pháp ở nhiều nước chính là để giải quyết song đề sử dụng đám đông để xây dựng nền dân chủ và cũng đề phòng đám đông bị điều khiển bởi một nhóm mị dân sẽ bóp chết dân chủ thực sự.
Đối với tôi, dân chủ có nghĩa là khi tôi giao phó quyền bỏ phiếu cho một người đại diện trong cơ quan lập pháp, hành pháp hay hội đồng khoa học, không có nghĩa là tôi mong người đó luôn phải làm theo ý tôi. Tôi trao quyền của tôi có nghĩa là tôi tin ở tư cách và năng lực của người đó để đưa ra quyết định tốt nhất thay tôi trong những vấn đề tôi không đủ thời gian tìm hiểu, không có hiểu biết tối thiểu hoặc có thể sai lầm. Tôi mong dân chủ là sự minh bạch, người ra quyết định phải chịu trách nhiệm với quyết định của họ, khi họ thay mặt chúng tôi làm điều đó.
Việc bỏ phiếu tín nhiệm gần đây của Quốc Hội, có vẻ là một hành vi theo phong trào vì thời thượng, nhưng có nhiều điểm không được minh bạch về mục đích. Nếu nhằm mục tiêu để bãi miễn những quan chức không đủ phiếu tín nhiệm, Quốc Hội e rằng không đủ thẩm quyền. Không có một đạo luật nào nói rằng những người đã được bổ nhiệm một cách hợp pháp có thể bị bãi miễn bởi phiếu tín nhiệm thấp. Ở các nước dân chủ, để lấy phiếu tín nhiệm một quan chức, cần phải có lý do là người đó có dấu hiệu vi phạm luật pháp. Ở một số nước có tư tưởng khai phóng, luật pháp cho phép, khi một nguyên thủ đưa ra một quyết định không được đám đông ủng hộ, nguyên thủ đó có thể yêu cầu bỏ phiếu tín nhiệm, nếu vẫn đủ số phiếu cần thiết, vị nguyên thủ đó có thể đơn phương ra quyết định.
Nếu bỏ phiếu tín nhiệm trở thành một thứ phong vũ biểu cho các nhà quản lý, các chính trị gia, sẽ là một thảm họa cho những tính cách khai phóng và khơi nguồn cho việc đầu cơ thói chuộng thời thượng, mị dân. Các nhà lãnh đạo sẽ thôi không làm việc, bỏ bê sáng tạo, khinh thường động não và trở thành những nhà diễn tuồng. Khi đất nước lâm nguy hay khó khăn, thay vì cần ra những quyết định sáng suốt, nhà chính trị gia thời thượng sẽ chỉ nghĩ đến việc đo xem có bao nhiêu người ủng hộ phương án nào để ra quyết định.
Vấn đề là làm thế nào để đám đông có thể ra quyết định sáng suốt. Một xã hội có thể ra các quyết định sáng suốt, nếu như có một hệ thống giá trị vững chắc. Không phải là không làm được đinh ốc, xe hơi, cho dù giải thưởng Fields có là sản phẩm của trí tuệ Việt Nam, thất bại lớn nhất của trí thức Việt Nam là việc không xây dựng nổi một hệ thống giá trị để có thể thẩm định được các vấn đề xã hội một cách sáng suốt, thậm chí là để trí thức Việt Nam tự biết xấu hổ khi vẫn tham gia vào các việc thẩm định không trung thực rồi cao đạo trách móc những người khác.
Nếu năm 1945, Nguyễn Văn Tố và Nguyễn Hữu Đang cũng phải lấy ý kiến bằng phổ thông đầu phiếu là biết chữ Quốc ngữ có cần thiết hay không, có lẽ hai ông đã bị tín nhiệm thấp, đã không có phong trào Bình dân học vụ. Việc đó cũng không phải đưa ra tranh luận học thuật trên báo chí như Nghệ thuật vị Nhân sinh hay Nhân sinh vị Nghệ thuật.
Đã đến lúc người Việt Nam, nhất là những người lãnh đạo cần phải quả cảm để ra quyết định tốt nhất khai phóng cho đất nước ngay cả khi những ý tưởng của họ chưa trở thành thời thượng.
Và 14h chiều mai chúng ta lại có một cuộc bỏ phiếu đấy thầy ạ !!
Trả lờiXóađúng la thời xưa khác thời nay nhieuf quá ak.
Trả lờiXóap/s: Thông tin khuyen mai Viettel luôn được cập
nhật, nap tien vinaphone online chiết
khấu cao. Viettel khuyen mai thang 9
siêu khủng.