Thứ Bảy, 12 tháng 4, 2014

Về hành trình di cư và định cư của tổ tiên người Việt

ÔNG CHA TA TỪ ĐÂU ĐẾN? Theo các sách sử cũ thì người Việt vốn là một bộ phận của người Bách Việt sống ở miền Nam sông Dương Tử. Sau đó lại có các đợt sóng người Hán vào Việt Nam vào thời Đông Hán, Ngũ Đại Tùy Đường Tống hòa huyết mà thành. Tất nhiên, việc giao lưu, hòa huyết giữa các dân tộc láng giềng, luôn luôn có. Nhưng, các bằng chứng khoa học về gien, các bộ nhiễm sắc thể đã chứng minh rằng vào khoảng 80 nghìn năm trước đây (tức là khoảng 20 lần lâu hơn toàn bộ lịch sử nước Việt mà chúng ta có thể tưởng tượng ra được), có một đàn người tiền sử (loại người có trí thông minh) đã xuất phát từ bờ Tây của Hồng Hải, bán đảo Sừng Phi, bao gồm Etiopi và Somalia. Một bộ phận ở lại vùng Vịnh Ba Tư, bộ phận khác tiếp tục Đông tiến đến vùng Đông Á. Trong một thời gian dài họ bị cái lạnh khắc nghiệt và những dãy núi cao (có thể là Himalaya) cản lại, nhưng sau đó họ đã tràn xuống phía nam qua vùng Miến Điện-Vân Nam. Bộ phận đi lên phía bắc chia tay nhau ở lưu vực sông Dương Tử. Một bộ phận tiếp tục Bắc tiến vào châu thổ Hoàng Hà, Hồ Nam, Thiểm Tây để thành người Hán cổ. Những người này sẽ hòa huyết với các chủng Hung Nô, Mông Cổ để thành người Hán sau này. Một bộ phận khác là người Miêu-Dao đã lạc nhau tại lưu vực sông Dương Tử. Trong đó, một bộ phận xuôi dòng về hạ lưu di cư vào một địa bàn trải dài từ Thượng Hải đến Quảng Đông, chính là ngành phát tích chính của Bách Việt. Bộ phận đi về phía Nam tràn vào lãnh thổ Thái Lan, Việt Nam, Lào, Campuchia và dọc theo biên giới Việt Trung. Một nhóm chiếm lĩnh châu thổ sông Hồng. Nhóm này lại tiếp tục tách ra thành các nhóm nhỏ. Một nhóm lại Bắc tiến dọc theo bờ biển đi mãi đến tận Phúc Kiến, Thượng Hải lại hòa vào Bách Việt. Như vậy Bách Việt bao gồm nhóm Miêu-Dao, nhóm đi vòng qua phía Nam và có cả những người Hoa Hạ đến sau hòa huyết.
    Sau này Bách Việt, dưới sức ép của Hoa Hạ, Mông Cổ lại Nam tiến theo hai hướng Tây Nam và Nam.
    Năm 2008, tôi có dịp sang Etiopi, tự nhiên tôi có một giao cảm thân thiện với vùng đất này, như mình đã biết vùng đất này từ lâu. Ban đêm, tôi cũng có những giấc mơ kỳ lạ nhưng hết sức dễ chịu trong suốt thời gian ở đây. Âu cùng là một điều kỳ lạ.
     Bài này post nguyên bản tiếng Anh đã lâu. Cho đến hôm nay mới dịch, cắt bớt râu ria và viết thêm vài đoạn tóm lược cho rõ nghĩa.

Trích dịch từ bài của J.A.Edmondson, "Sức mạnh của ngôn ngữ đối với quá khứ: định cư của người Thái và ngôn ngữ Thái ở Nam Trung Hoa và Bắc Việt Nam" ("The power of language over the past: Tai settlement and Tai linguistics in southern China and northern Vietnam")
  Tóm lược ý tưởng chính: Trong khi các nghiên cứu ban đầu về gien đã đưa ra các bằng chứng về sự di cư của các chủng tộc ở Đông Nam Á và Trung Hoa, nghiên cứu về ngôn ngữ đưa ra một số thông tin bổ sung khác về quan hệ họ hàng huyết thống của các tộc dân vùng Đông Nam Á. Qua đó chúng ta hiểu rõ thêm khái niệm người Việt và người Bách Việt. Bài tiếp sau sẽ nói về các thông tin nguồn gốc chủng tộc cất dấu trong ngôn ngữ.

  Phần 1 Quá khứ xa xưa được đổi tên mới và lược bớt phần cuối tóm lược những thông tin hành trình di cư và định cư của tổ tiên người Đông Á dựa trên các bằng chứng về gien.

Về hành trình di dân và định cư của tổ tiên người Việt 
    Chúng ta đang sống trong một thời kỳ, khi kiến ​​thức về quá khứ xa xưa (hơn 40.000 năm trước) bùng nổ. Nhờ việc giải mã bộ gien người, hiện nay chúng ta đã ở vị thế để biết rõ về nguồn gốc của mình, chúng ta đến từ đâu và hành trình di cư của tổ tiên chúng ta. Như Spenser Wells đã mô tả trong cuốn Cuộc hành trình của con người: một cuộc phiêu lưu di truyền (2002) của mình đã mô tả, toàn thể nhân loại bên ngoài châu Phi đều xuất thân từ một nguồn cội duy nhất và sự mở rộng quần thể dân cư đã xuất phát từ Vùng Sừng Phi (Người dịch: Bán đảo ở Đông Bắc châu Phi, bao gồm lãnh thổ Etiopi và Somalia ngày nay) vào khoảng 80.000 năm trước đây. Giả thuyết Nguồn gốc Châu Phi này khẳng định có một giống người duy nhất xuất hiện ở Châu Phi khoảng 80.000-100.000 năm trước và bắt đầu di cư về phía đông để kiếm sống. Có những nhóm khác đã rời khỏi Châu Phi từ trước đó, nhưng họ không phải là Homo sapiens (người thông minh), mà chỉ là Homo erectus (Người đứng thẳng).
     Trong các học thuyết cũ người ta cho rằng những khác biệt về kiểu hình giữa người với người về da, tóc, mắt, vân vân là do sự phát triển các hình thức độc lập có tính khu vực của các loại người tiền sử truyền lại thành các nòi giống nhỏ khác nhau được tìm thấy ở vị trí địa lý khác nhau ngày nay. Quan điểm này có thuật ngữ là Nhiều nguồn gốc (Polygenesis) và đi ngược lại quan điểm Một nguồn gốc của Giả thuyết Nguồn gốc Châu Phi. Bằng chứng về nhiễm sắc thể, tuy nhiên, đã nghiêng cán cân về phía ủng hộ thuyết Một Nguồn gốc một cách rất rõ rệt. Trong khi đã có bằng chứng di truyền chắc chắn về Một Nguồn gốc của dân tộc Thái và các dân tộc anh em, lại có một bằng chứng quan trọng khác làm cột trụ cho Giả thuyết Nguồn gốc Châu Phi. Các mẫu hóa thạch ở Đông Á hoàn toàn khác với các mẫu tìm thấy ở Châu Âu, nơi có rất nhiều bằng chứng minh chứng cho việc định cư và phát triển của Homo erectus qua các dạng người Neanderthal.
     Những "người trong hang" đến định cư ở Châu Âu trước Homo sapiens và còn tồn tại về thời gian và địa lý chồng chéo với việc sinh sống của người Homo sapiens, phải cho đến khoảng 25.000 trước đây, khi mọi dấu vết về người Neanderthal đã biến mất. Ở châu Á tình hình rất khác; Hài cốt hóa thạch của vượn người được tìm thấy trước cả 100.000 trước đây, nhưng không còn tồn tại trong khoảng thời gian từ 100.000 đến 40.000 trước đây, cho thấy rằng Homo erectus như một loài đã bị tuyệt diệt trong thời Băng Hà khi các bằng chứng hóa thạch cho thấy một thời kỳ gián đoạn, (Xem công trình của Higham 2001: 3-5, và cũng tham khảo www.ankhoaagency.com/prehistory%20of%.htm, về quan điểm nhiều nguồn gốc trong các đoạn gọi là “ Các tổ tiên xa của người Trung Quốc").
    Những phát hiện tiếp theo sau thời kỳ Đỉnh Điểm Băng Hà 25.000 năm trước đây có thể xem như thuộc về Homo sapiens. Chúng ta biết về sự di cư của nòi giống của chúng ta vì đã có (1) đột biến di truyền ngẫu nhiên và tiếp theo là (2) những động lực và hiệu ứng trôi ngẫu nhiên có chọn lọc đã xác định được một mã DNA rõ ràng mới của một gen sau đó trở thành cố điểm định trong quần thể dân số.
   1. Như vậy, trong trường hợp này, một đột biến, có lẽ tương tự như sự khác biệt về nhóm máu, dẫn đến các đơn bội hình M168 ​​của nhiễm sắc thể Y ở nam giới có ở một nhóm người Homo sapiens Châu Phi. Chính những người mang đột biến này đã rời  bờ phía đông của Hồng Hải vào khoảng 80 thiên niên kỷ trước đây.
      Các bộ sưu tập của các đơn bội hình như thế, gọi là các nhóm đơn bội hoặc các đánh dấu đa phôi một nucleotide (SNP) đánh dấu, có thể được nghiên cứu trong các quần thể dân cư ngày nay bằng cách thu thập mẫu di truyền của các nhóm dân cư và xác định tỷ lệ phần trăm của chúng  về các nhóm đơn bội cụ thể. Sau đó, dữ liệu nhiễm sắc thể Y này có thể được sử dụng để phân tích phân bố tần suất của các đánh dấu trên khắp một khu vực địa lý và để tạo ra bản đồ đường bao, cho phép chúng ta biết về con đường và niên đại di cư của họ.
     Các nhóm đơn bội hình (đối với các nhiễm sắc thể Y) được đặt tên bắt đầu bằng các chữ cái từ A đến R trước các số được sử dụng cho các phân loại nhỏ mịn hơn. Nhóm đơn bội hình tên là M168 ​​có ý nghĩa đặc biệt, bởi vì nhiễm sắc thể Y của mọi nam giới ở ngoài Châu Phi đều sở hữu đánh dấu SNP này.
    Khoảng 35.000 năm sau đó,  nhóm đơn bội F (M89) đã xuất hiện ở Châu Phi và có thể cả Trung Đông. Nhiều người ở lại đó nhưng những người khác tiếp tục di chuyển về phía đông để kiếm sống. Nhóm này có ý nghĩa quan trọng đối với chúng ta, vì người ta tin rằng họ đại diện cho một "làn sóng phát triển thứ hai" từ Châu Phi. Do đó, một nhóm hậu duệ của những người đánh dấu bằng M89 SNP mang đánh dấu M9, xuất hiện khoảng 35.000 năm trước đây trong một người ở Iran.
    Đơn bội hình này ngày nay đã được tìm thấy trong mọi người Châu Á. Một hậu duệ sau nữa của đơn bội hình M9 là M175, chỉ tìm thấy được ở nam giới Châu Á; người mang đánh dấu di truyền này đã được sinh ra khoảng 30.000 năm trước đây. Người này đã đi cùng với với một nhóm tới Đông Á, nơi họ bị ngăn cản việc tiếp tục di chuyển bởi các dãy núi cao và nhiệt độ vẫn còn lạnh cóng.
     Một số con cháu của người này vẫn còn lại ở Đông Nam Á và phát triển thành các quần thể thổ dân vẫn còn tìm thấy ở đó, ví dụ như các quần thể Austro-Asiatic, xen kẽ với các chủng "Phi" ("Negritos") đã có mặt từ trước ở Malaysia, Andamans, và Philippines, những người đã đến trong "làn sóng đầu tiên" của những người Phi đến định cư ở châu Á, có lẽ vào 80 ngàn năm trước hay hơn nữa, xem công trình của Leroi (2005).
    Nhưng trong thời gian này, những người mang M175 di chuyển về phía đông và phía bắc. Một nơi nào đó gần biên giới Vân Nam / Myanmar đã có sự chia tách ra làm hai nhóm (a) một nhóm kết hợp 华夏族 Hoa Hạ, tên được sử dụng trong thời nhà Chu cho giống người sau này gọi là người Hán 汉 hoặc 中国 人 người "dân tộc" Trung Quốc cùng với những người 藏 缅 语 族 Tạng-Miến, tiếp tục đi về phía bắc và (b) nhóm người khác là các dân tộc 苗 瑶族 Miêu-Dao,  những người này sau đó đã lạc nhau khi cả hai đến được lưu vực sông Dương Tử. Cả hai nhóm đều có đột biến M122 đặc trưng. Một số  trong những người đã đến Vân Nam đã trải qua thay đổi, có lẽ ngay cả trước khi các nhóm người mang M122, rời khỏi đó; những người này, không giống như những người di chuyển về phía bắc, đã trở thành những người mang đánh dấu SNP M119. Quay trở lại thời điểm để những người có dấu M122, những người Miêu-Dao là những người đầu tiên tách ra từ nhóm này, trong khi bộ phận còn lại tiếp tục tiến về phía bắc đến nguồn sông Hoàng Hà, nơi họ tiếp tục phân chia, một nhóm - những người Tạng-Miến ở lại đó, trong khi người Hoa Hạ xuôi xuống hạ lưu theo dòng Hoàng Hà đến các tỉnh Hà Nam và Thiểm Tây.
     Những người đã không quay về phía bắc và có dữ liệu nhiễm sắc thể Y mang đánh dấu M119, đã di chuyển về phía nam vào miền bắc Thái Lan, Lào và Việt Nam và vòng lên phía bắc qua lưu vực sông Hồng vào lãnh thổ phía bắc và phía nam của biên giới Trung-Việt và theo dọc bờ biển đến cửa sông Dương Tử gần Thượng Hải.
Those males who possessed the M119 SNP marker would later be identified by Chinese historians as the groups known as the 百越Bai Yue, who extended from Shanghai to the Sino-Vietnam border area in Yunnan Province. These peoples undoubtedly spoke different languages from place to place.
Những người nam giới sở hữu các đánh dấu SNP M119 sau này có thể được định danh bởi các nhà sử học Trung Quốc như các nhóm được gọi là người 百越 Bách Việt, trải rộng từ Thượng Hải đến khu vực biên giới Trung-Việt Nam tại tỉnh Vân Nam. Các dân tộc chắc chắn nói các ngôn ngữ khác nhau phụ thuộc vào địa điểm.
    Những con cháu của họ, những người mang các đơn bội hình M119 bao gồm tất cả những người Thái, Đồng-Thủy, Ngật Ương, và Lê vẫn còn thấy được dọc theo vùng biên giới Việt-Trung cũng như những người ở Thái Lan, Lào, Myanmar, Việt Nam, và một số các thổ dân gốc Úc Đảo (Austronesian) của Đài Loan, ví dụ như người Amis, xem http://web.wenxuecity.com/BBSView.php?SubID=memory&MsgID=56818.
    Tóm lại, bằng chứng nhiễm sắc thể Y cho rằng, kết quả của các lịch sử di cư khác nhau, các dân tộc đa dạng hơn ở xa về phía nam Trung Quốc ngày nay có một lịch sử di truyền rất khác so với các nhóm người đồng nhất hơn ở phía bắc Trung Quốc.
      Những người ở gần vùng Thượng Hải, được gọi là 老 越 Lão Việt, được hấp thụ trong thế kỷ 4 trước công nguyên, bởi những người nhập cư Hoa Hạ / Miêu-Dao di chuyển vào khu vực này. Những người Hoa Hạ đến phương nam vào một thời điểm muộn hơn đã hòa trộn với các quần thể dân cư phía nam, như các tư liệu di truyền của những người con cháu họ cho thấy. Kết quả này là khẳng định của các tài liệu lịch sử nói rằng người Hoa Hạ, và các dân tộc T-B phía bắc đã di chuyển về phía đông nam và tây nam, người Hoa Hạ vào lãnh thổ Bách Việt, có lẽ sau khi  đã hòa trộn sớm hơn với một số với quần thể dân cư Miêu-Dao của  Hồ Bắc/Hồ Nam, xem Wen và đồng sự (2004).

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét