Thứ Tư, 25 tháng 10, 2017

Hiện đại hóa nền hành chính

Gần đây các từ ngữ như Số hóa, Tin học hóa cải cách hành chính, Chính phủ điện tử,... đã không còn xuất hiện nhan nhản trên truyền thông, diễn văn của lãnh đạo, hội nghị hội thảo của các bộ ngành và các đoàn "tạp kỹ công nghệ-quản lý" tại các sự kiện lớn.
Chúng ta đã có nền hành chính hiện đại? Số hóa, tin học hóa và Chính phủ điện tử đã hoàn thành? Hoặc giả chúng ta đã làm và hài lòng với mức độ đạt được. Xin thưa: không hề.
Chương trình Tin học hóa 112, tuy không tuyên bố công khai, nhưng thất bại thảm hại, những người điều hành trọng yếu đều sa vào vòng tù tội. Chương trình nói là chuyển giao cho Bộ Thông tin Truyền thông, nhưng đóng băng, nguyên trạng. Kinh phí bố trí hàng năm là để trả nợ chi phí viễn thông và duy trì hạ tầng. Các kết quả của 112 đã tiêu rất nhiều tiền đang trở thành mớ giấy lộn.
Chúng ta chưa hề có một chương trình, kế hoạch chính thức nào về Chính phủ Điện tử. Nhiều chuyên gia vẫn kêu gào số hóa để có thể ứng dụng CNTT so sánh được với các nước trên thế giới.
Một số nhà quản lý có xu hướng cho rằng, chúng ta đã làm tất cả những việc này tuy không có chương trình chính thức, và cũng tự an ủi là một chương trình đề án chính thức sẽ dẫm vào vết xe đổi của đề án 112. Họ có xu hướng đưa những hệ thống thông tin hiện đại, những server này, cơ sở dữ liệu kia, công nghệ nọ làm thành tích, coi đó là thành quả của những nghiên cứu, báo cáo, vận động, sự kiện giai đoạn trước. Tôi không nghĩ như thế. Đó là một sự phát triển tất yếu, hoang dã, không có định hướng và lãng phí.
Chương trình cải cách hành chính, cũng bỏ dở dang vì thiếu động lực và kết hợp chặt chẽ với tin học hóa. Chúng ta đã có một số thủ tục hành chính công được chuẩn hóa. Nhưng chỉ có vậy, không ai biết số lượng các thủ tục như vậy đã hợp lý chưa, không hề có hệ thống báo cáo theo dõi. Trong thực tế, người ta vẫn ứng dụng những quy trình, thủ tục quái đản do một ông thủ trưởng, một bà kế toán, một ông trưởng phòng tự nghĩ ra để hành nhân viên, đối tác và xã hội.
Người ta nói rằng chúng ta đã có giao dịch chính phủ điện tử cấp độ 3. Tôi nghĩ rằng, có thể chúng ta có một số chức năng cấp độ 3, những nhiều dịch vụ công chưa đủ các chức năng và chất lượng của cấp độ 1. Cần phải tính định tính xem các báo cáo thành tích có ý nghĩa gì. Tình trạng thỏa mãn hiện tại thực tế là trạng thái không có phương hướng, không chìa khóa (clueless). Đáng ra sau hơn 10 năm, chúng ta đã phải có một blue book về những gì chúng ta sẽ phải làm và trật tự thực hiện chúng. Chúng ta tiếp tục lãng phí rất nhiều tiền bạc và tiếp tục ca thán về việc không có kinh phí.
Có thể lấy một hình ảnh để minh họa: Mua một chiếc xe hơi deluxe là lãng phí (so với nhu cầu và so với chất lượng phục vụ chúng ta cung cấp cho xã hội). Nhưng mua một chiếc xe hơi chỉ có 3 bánh, không có vô lăng là lãng phí gấp bội. Thực tế chúng ta đã và đang mua sắm vô số xe hơi ba bánh không có vô lăng. Một trong các lý do là chúng ta chưa biết thế nào là kiến trúc một chiếc xe hơi. Xe hơi có thể không có chắn bùn, không kính, sơn loang lổ sứt sẹo, có thể không có điều hòa nhiệt độ, nhưng phải là một cái xe hơi chạy được. Chúng ta có thể bắt bỏ tù chủ đầu tư sắm một xe hơi cổ lỗ chạy được, nhưng hoàn toàn không có cơ chế trừng phạt thậm chí không biết các chủ đầu tư sắm xe hơi 3 bánh không vô lăng.
Đầu tư vào công nghệ thông tin thực tế chỉ là trang trí cho thủ trưởng, không dựa trên nhu cầu thật sự, do đó người ta không quan tâm tới chất lượng công trình. Giao thầu dự án là một cơ hội ngoại giao thể hiện lòng tốt, duy trì quan hệ của chủ đầu tư hoặc cấp quản lý ngân sách, gần như bố thí cho các nhà thầu. Để có được ân sủng, các nhà thầu phải "lại quả" tới 30-40% cũng là đúng logic "Không có bữa trưa miễn phí".
Chúng ta rất nhanh nhẹn nhận thức ra chính quyền kiến tạo, cách mạng công nghệ 4.0. Nhưng với hiện đại hóa nền hành chính, chúng ta đã chém gió rất nhiều và không làm gì cả, không có lý do gì để tin rằng chúng ta sẽ làm gì hơn việc chém gió. Ngày nay việc lỡ hẹn với việc hiện đại hóa nền hành chính công đang mang lại những hậu quả rõ nét mà có lẽ sẽ mất nhiều năm, nhiều tiền của để khắc phục.
Những đại án tham nhũng đang diễn ra mà chúng ta bắt buộc phải cho củi tươi vào lò, nếu phân tích kỹ tức là hệ thống quyết định có vấn đề một cách hệ thống. Chúng ta không thể ra quyết định tùy hứng, bốc thuốc, hoặc theo cảm tính cá nhân, dựa trên chỉ đạo bằng miệng. Ngân sách trống rỗng chúng ta mới nói tới cải cách về thuế và thu nhập, đáng lẽ phải nói tới quản lý chi tiêu công từ lâu. Hiện nay chúng ta lại có xu hướng đổ hết các chi tiêu lên đầu các doanh nghiệp, từ nghiên cứu khoa học, cứu trợ bão lụt, phát triển vùng sâu vùng xa, cung cấp dịch vụ y tế, văn hóa, giáo dục. Bộ máy quan liêu cồng kềnh, thiếu hiệu quả, ăn lương ngân sách ngày một phình to. Chúng ta đã không nghĩ tới việc tiết giảm quy trình, nâng hiệu quả bằng sử dụng công nghệ. Mỗi khi có phong trào cắt giảm là bộ máy hành chính lại phình to, các cơ quan hoạt động sự nghiệp đang làm việc thực sự lại teo tóp. Cắt giảm không có nguyên tắc nào chỉ làm hoạt động thiếu hiệu quả và sau "cơn mưa" các vị trí mới lại mọc lên như nấm. Trong khi đó các Viện, Trung tâm chỉ lèo tèo vài người giống hệt xe hơi không vô lăng.

Chủ Nhật, 3 tháng 9, 2017

Thuật bảy mươi hai kế của Quỷ Cốc Tử (7)



MỤC LỤC


Nguyên văn

第十三计 忤合深谋


鬼谷子曰: "凡趋合倍反, 计有适合, 化转环属, 各有形势, 反复相求, 因事为制, 成于事而合于计谋, 与之为主, 合于彼而离于此, 计谋不两忠, 必有反忤, 反于是忤于彼, 忤于此反于彼, 其术也. 用之天下, 必量天下而为之; 用之国, 必量国而与之; 用于家, 必量家而与之; 用之身, 必量身材气势而与之. 大小进退, 其用一也. 古之善背向者, 乃协四海, 包就桀, 然后合于汤, 吕尙三就文王, 三入殿, 而不能有所明, 然后合于文王."

遇事三思而行, 不要轻易显山露, 在复杂的环境中, 韬光隐晦, 好比诸葛亮, 非刘备三顾则终身不出.

Phiên âm
Đệ thập tam kế ngỗ hợp thâm mưu

Quỷ cốc tử viết: "Phàm xu hợp bội phản, kế hữu thích hợp, hóa chuyển hoàn thuộc, các hữu hình thế, phản phục tương cầu, nhân sự vi chế, thành vu sự nhi hợp vu kế mưu, dữ chi vi chủ, hợp vu bỉ nhi ly vu thử, kế mưu bất lưỡng trung, tất hữu phản ngỗ, phản vu thị ngỗ vu bỉ, ngỗ vu thử phản vu bỉ, kỳ thuật dã. Dụng chi thiên hạ, tất lượng thiên hạ nhi vi chi; dụng chi quốc, tất lượng quốc nhi dữ chi; dụng vu gia, tất lượng gia nhi dữ chi; dụng chi thân, tất lượng thân tài khí thế nhi dữ chi. Đại tiểu tiến thối, kỳ dụng nhất dã. Cổ chi thiện bối hướng giả, nãi hiệp tứ hải, bao tựu kiệt, nhiên hậu hợp vu thang, lữ thượng tam tựu văn vương, tam nhập điện, nhi bất năng hữu sở minh, nhiên hậu hợp vu văn vương."

Ngộ sự tam tư nhi hành, bất yếu khinh dịch hiển sơn lộ, tại phục tạp đích hoàn cảnh trung, thao quang ẩn hối, hảo tỷ chư cát lượng, phi lưu bị tam cố tắc chung thân bất xuất.

Dịch
   Kế thứ mười ba Mưu sâu nghịch hợp
     Quỷ Cốc Tử nói:"Phàm là theo liên kết hay lật chống phá, đền có kế thích hợp, chuyển hóa xoay vòng, mỗi kế đều có hình thế, gắn kết liên hoàn, theo sự việc mà đặt ra, thành là do sự việc có hợp với kế mưu hay không, lấy đó làm chủ, hợp với cái kia mà tách rời cái này, kế mưu không thể lưỡng toàn, tất phải có phản nghịch, phản ở cái này, nghịch ở cái kia, phản ở cái kia, nghịch ở cái này, ấy là thuật. Dùng cho thiên hạ, tất phải lượng theo thiên hạ mà làm; dùng cho nước, tất phải lượng theo nước mà giúp; dùng cho nhà, tất phải lượng theo nhà mà giúp; dùng cho người, tất phải lượng theo sức lực khí thế mà giúp. Tiến thoái lớn nhỏ, ấy là cùng một cách dùng. Từ xưa những kẻ giỏi biết rời bỏ, hợp sức bốn biển, đã bao dung theo vua Kiệt, sau cùng lại hợp với vua Thang, Lữ Thượng ba lần gặp Văn Vương, lại ba lần vào điện vua Trụ, mà vẫn không thể biết rõ, cuối cùng hợp với Văn Vương."
    Gặp sự nghĩ ba lần mới làm, không nên dễ dàng phô bày hạt sương trong núi, trong hoàn cảnh phức tạp, gói kỹ hào quang mà ẩn vào bóng tối, ví như Gia Cát Lượng, không có Lưu Bị ba lần đến mời ắt suốt đời không xuất hiện.    
 Lời bàn của Lệnh Lỗi Dương:
     Kế này nhiều nhà dịch và "Mưu kế thích hợp" và theo đó giải thích theo ý: mưu kế cần phải linh hoạt phù hợp với thực tế và đối tượng. Thực ra, kế này nói về việc chọn người để hiến kế. Kế hay trình bày với kẻ ngu, không có trí tuệ, khí độ hay chí lớn, khác gì đàn gảy tai trâu.
    Cung Chi Kỳ ở lại phụng sự vua Ngu, nước mất, tài tàn theo cây cỏ. Bách Lý Hề bỏ đi chăn ngựa ở nước Tống, đợi ngày cùng Tần Mục Công làm nên nghiệp bá. Trong lòng đã ôm chứa kế sách, kế đầu tiên phải chọn người nghe. Đạo lớn là ở bốn bể, nhà này không biết dùng sẽ có nhà khác dùng, ngành này không biết dùng, sẽ có ngành khác không biết dùng, nước này không biết dùng nước khác tất sẽ dùng. 
    Kỹ sư Feri tìm ra phép chế tạo khương tuyến cho đại bác, dâng cho giáo hoàng Constantinople. Giáo hoàng bèn giao cho một hội đồng bác học thẩm định và đánh giá là vô ích, bỏ không dùng. Feri bèn dâng cho Sultan của Thổ Nhĩ Kỳ. Sultan chẳng có hội đồng bác học nào, mà cho thử nghiệm bắn vỡ tường đá dày mấy thước, bèn cho chế tạo đại trà. Trong trận chiến Constantinople, đại bác có khương tuyến của Thổ, là bên vốn có nền văn minh thấp hơn, bắn vỡ tường thành. Constantinople thất thủ, chứng minh cho việc không phải không có kế sách hay, mà kế cao nhất là có dùng nổi kế sách hay không mới là quyết định.
     Y Doãn năm lần theo Kiệt lại năm lần theo Thang, cuối cùng mới một lòng phò tá Thang dựng nên nhà Thương. Lã Vọng, ba lần yết kiến Văn Vương, lại ba lần dâng kế cho Trụ, cuối cùng ra câu cá ở Bàn Khê đợi Văn Vương đến mời mới quyết ý phạt Trụ dựng nên nhà Chu. Tại sao lại có chuyện như thế, mưu kế cho không thì bị coi rẻ, phải đến khẩn nài mới thấy quý. Có quý mới quyết ý làm. 
      Bàng Sĩ Nguyên tài cao chẳng kém Phục Long, tự mình đến theo Lưu Bị, bị coi thường cho làm Huyện lệnh ở Lỗi Dương, may có Trương Phi hết lòng nâng đỡ. Sau này, tuy hết lòng bày mưu lấy Thục vẫn chẳng được Lưu Bị thật tâm quý trọng, chết ở gò Lạc Phượng.
     Thương Ưởng bày mưu cho vua Tần làm nên nghiệp đế, nghiệp vương vua chẳng nghe, bèn thuyết về "bá đạo". Nước Tần cường thịnh, mà xé xác Ưởng ở đất Thương Ư để đáp công, chẳng phải là ngu hay sao.

Nguyên văn

第十四计 暗度陈仓


鬼谷子曰:“圣人之道阳,愚人之道阴,圣人之制道,在隐与匿。”
聪明的将帅,往往会制造一些假象迷惑敌人,暗地里却进行着制敌于死命的行动。


Phiên âm
Đệ thập tứ kế ám độ trần thương

Quỷ cốc tử viết: "Thánh nhân chi đạo dương, ngu nhân chi đạo âm, thánh nhân chi chế đạo, tại ẩn dữ nặc."
Thông minh đích tướng soái, vãng vãng hội chế tạo nhất ta giả tượng mê hoặc địch nhân, ám địa lý khước tiến hành trứ chế địch vu tử mệnh đích hành động.


Dịch
   Kế thứ mười bốn: Ngầm vượt Trần Thương
   Quỷ Cốc Tử nói: " Đạo của thánh nhân là dương, đạo của kẻ ngu là âm, đạo chế phục của thánh nhân, bằng cách không hình không tên."
   Tướng soái thông minh, thường phải tạo ra những hành động giả để mê hoặc kẻ địch, ngầm tiến hành mưu kế chế ngự kẻ địch bằng hành động trí mạng.
Lời bình của Lệnh Lỗi Dương
     Hán Cao Tổ bái Hàn Tín làm đại tướng, mang quân ra khỏi Thục để tranh thiên hạ. Tín trước hết sai Phàn Khoái đốt sạn đạo, tuyệt thông tin tức với Trung Nguyên rồi, cho làm sạn đạo mới, ngầm kéo quân qua Trần Thương, trong thời gian ngắn bình định Tam Tần, làm quân Sở trở tay không kịp. Từ đó "Ngầm vượt Trần Thương" trở thành việc kế sách phải dấu kín để giành thắng lợi.

    Điều đáng bàn là tại sao Quỷ Cốc tiên sinh lại nói "Đạo của thánh nhân là dương, đạo của kẻ ngu là âm". Thế nào là dương, thế nào là âm? Dương chẳng phải là mở công khai, âm chẳng phải là dấu kín hay sao? Liệu có mâu thuẫn gì ở đây?
   Có nhà lại thay đổi nguyên văn của Quỷ Cốc Tử thành "Đạo của thánh nhân là âm, đạo của kẻ ngu là dương" để diễn giải cái ý "dấu kín hình tích, ngầm vượt Trần Thương".  Nếu vậy thì câu "Đạo chế ngự của thánh nhân là âm" thực là thừa và có phần trái ngược với tư tưởng ở phần "dương mưu, âm mưu".
    Thực ra "Đạo" khác "Kế mưu" hay "Đạo chế phục". Đạo lớn chính là chủ thuyết phải đường hoàng, chính danh, cởi mở, là dương mưu. Dương mưu có chính danh, người theo mình ủng hộ mình mới biết rõ đường đi. Chủ thuyết mà mập mờ chỉ tổ lôi kéo bọn cơ hội cầu may, người chính trực thực tài đâu có lộ diện. Như vậy đạo của thánh nhân phải dương, súc tích, đàng hoàng. Khẩu hiệu, chính sách lờ mờ hai nghĩa, tuy có vẻ khôn khéo, nhưng thực ra là đạo của kẻ ngu, rất dễ mâu thuẫn tranh giành lẫn nhau.
     Tuy vậy, khi triển khai thi hành "cách chế ngự" (chế đạo), của thánh nhân thì lại âm, vì ẩn tàng không mấy người hiểu rõ, không mấy người thấy được, thậm chí có kẻ cho là viển vông, vô ích. Nếu kế mưu mà ai cũng thấy cũng hiểu thì còn gì là kế mưu. Điều đó không có nghĩa "âm độc, ẩn tàng" là chủ đạo. Kế mưu sâu xa đều gắn liền với đạo lớn, có điều người đời suy nghĩ nhiều tới lợi ích và kinh nghiệm trước mắt nên không hiểu được. Vì thế những kẻ ngu thường khua chiêng gõ mõ về kế mưu mà mập mờ về chủ kiến, thánh nhân thường nêu cao thanh thế về chủ kiến, nhưng kế mưu không mấy người hiểu. Chính vì thế mới cần minh chủ mà bày mưu.

Thứ Bảy, 28 tháng 1, 2017

Ngã học Dịch [9] Hệ Từ, Thượng Thiên, Chương 4

Nguyên văn

易 與 天 地 準,故 能 彌 綸 天 地 之 道, 仰 以 觀 於 天 文,俯 以 察 於 地 理,是 故 知 幽 明 之 故。


原 始 反 終,故 知死 生 之 說。精 氣 為 物,遊 魂 為 變,是 故 知 鬼 神 之 情 狀。
天 地 相 似,故 不 違。知 周 乎 萬 物,而 道 濟 天 下,故 不 過。旁 行 而 不流,樂 天 知 命,故 不 懮。安 土 敦 乎 仁,故 能 愛。 
範 圍 天 地 之 化 而 不 過,曲 成 萬 物 而 不 遺,通 乎 晝 夜 之 道 而 知,故神 無 方 而 易 無 體。

Phiên âm Hán-Việt


   Dịch dữ thiên địa chuẩn, cố năng di luân thiên địa chi đạo, ngưỡng dĩ quan ô thiên văn, phủ dĩ sát ô địa lý, thị cố tri u minh chi cố.
   Nguyên thủy phản chung, cố tri tử sinh chi thuyết. Tinh khí vi vật, du hồn vi biến, thị cố tri quỷ thần chi tình trạng.
   Thiên địa tương tự, cố bất vi. Tri chu hồ vạn vật, nhi đạo tế thiên hạ, cố bất quá. Bàng hành nhi bất lưu, nhạc thiên tri mệnh, cố bất ưu. An thổ đôn hồ nhân, cố năng ái.
    Phạm vi thiên địa chi hóa nhi bất quá, khúc thành vạn vật nhi bất di, thông hồ trú dạ chi đạo nhi tri, cố thần vô phương nhi dịch vô thể.

Dịch văn

    Dịch lấy trời đất làm chuẩn, cố nhiên thâu tóm được đạo của đất trời, ngửa mặt trông thiên văn, cúi xuống nhìn địa lý, vì thế biết nguyên nhân của sáng tối.
   Từ khởi đầu đến kết thúc, tự nhiên biết lẽ sống chết. Tinh khí làm thành sự vật, linh hồn làm ra biến hóa, vì thế biết hình dạng của quỷ thần.
   Trời đất giống nhau, cố nhiên chẳng chia lìa. Biết khắp vạn vật, hành đạo giúp đời, tự nhiên chẳng sai trái. Đi cùng mà chẳng bị cuốn theo, vui với trời mà biết mệnh người, tất nhiên chẳng âu lo. Yên vui với phần của mình, đôn hậu với người khác, tự nhiên sẽ yêu thương.
   Nắm được phạm vi biến hóa của trời đất mà không sai đường,  uốn nắn gây dựng vạn vật mà không bỏ sót, quán thông khắp đêm ngày mà biết, tất nhiên thần khí không có nơi chốn mà dịch không có hình dạng.  

Lời bình của Lệnh Lỗi Dương 

  Nói dịch lấy đất trời làm chuẩn là lối nói của người xưa. Đất trời chỉ là biểu tượng của hai mặt đối lập của một sự thể thống nhất. Biết hai mặt đối lập lẽ dĩ nhiên thâu tóm được cách vận động của sự thể.  "Di luân" có người (Nguyễn Hiến Lê, R.Wilhelm) dịch là sửa đổi, có lẽ sai lầm chăng? (Từ gốc "di" là chuyển dời, "luân" là xoay vần). Lẽ nào con người lại thay đổi được quy luật của đất trời. Nắm vững được sẽ nương theo để làm chủ quy luật mới đúng. 
   Biết nguyên nhân của sáng tối là bí ẩn với người xưa, nhưng ngày nay ta biết lý do của sáng tối, không cần ngửa mặt cúi đầu trông xem. Vì thế đoạn này cần hiểu "nguyên nhân sáng tối" rộng ra thành "nguyên nhân có các biểu hiện của sự vật". Sự vật có những biểu hiện khác nhau do vận động chuyển hóa giữa hai mặt đối lập. 
   Đối với con người mọi vận động đều không quan trọng bằng sự sống chết, sống chết, khởi đầu kết thúc là các biểu hiện trạng thái của sự vật vận động và là quy luật tự nhiên. Con người và sự vật đều do tinh khí và linh hồn tạo thành. Tinh khí tạo ra sự vật vận động, tồn tại, linh hồn thì biến hóa, chuyển từ dạng này sang dạng khác. Toàn bộ chuyện quỷ thần có thể hiểu được chỉ dựa trên nhận thức đó mà thôi.
    Biết được phạm vi biến hóa của trời đất sẽ không bao giờ sai lầm do không nghĩ ra những mê tín dị đoan ngoài phạm vi đó. Xem xét vạn vật, tùy theo quy luật mà uốn nắn, tạo điều kiện phát triển cho nó, không bỏ sót điều gì. Hai ý này bổ trợ cho nhau: không bỏ sót các quy luật, hiện tượng bên trong phạm vi, tức là quán thông nắm vững quy luật, nhưng không bịa ra những dị đoan. Đó là kiến thức đầy đủ mà không đơm đặt. Thần khí linh thiêng không ở một nơi cố định nào, cũng như Phật chẳng phải chỉ ở trong chùa. Dịch không có hình dạng cụ thể, quy luật của vũ trụ không gắn với một hiện tượng cụ thể. Có thể thấy ngay trong lẽ Dịch, thần linh tà ma có hình hài là chuyện nhảm nhí, hoặc giả đó chỉ là ảo ảnh trong tinh thần của con người mà thôi.
   Nhìn tổng thể chương này có nhiều ý đúng nhưng tầm thường dưới ánh sáng của trí tuệ ngày nay. Nếu hiểu theo nghĩa cổ thì có vẻ uyên áo nhưng dễ sai lầm. Câu hay nhất của chương này là câu thứ 3. Có thể nói quán xuyến mọi triết lý của chương này.

My Dear, Hanoi-Street Chapter 2 Nostalgia (7) The old clock

The song by Phu Quang, Singer: Bang Kieu
Chapter 1.Prelude    
1. The scent of night
2. Dating place 
3.Empty road
4. Sad eyes 
Chapter 2. Nostalgia
5. Childhood
6. The first love

 Forewords

    Time passed by with each heart beat of the antique clock in the old Hanoian house. Hanoi of the past included the cozzy and peaceful villages from the center to the suburb Tự Tháp, Hàng Khai, Vũ Thạch, Hào Nam, Láng, Nhật Tân,... New streets have been opened, the old village disappeared leaving the bombax tree as its remnant at the beginning of the village, today is the beginning of the small alley. In the sixties, right in the center of Hanoi, there were the afternoon market sessions in the old village style. Everything is sinking into the past.
    Thời gian trôi dần theo mỗi nhịp của chiếc đồng hồ cũ kỹ già nua trong căn nhà Hà Nội cổ. Hà Nội của quá khứ bao gồm những làng nhỏ yên ả ấm cúng từ nội đến ngoại thành Tự Tháp, Hàng Khay, Vũ Thạch, Hào Nam, Láng, Nhật Tân,...Phố xá mở mang, những làng cũ giờ chỉ còn sót lại cây hoa gạo trước kia ở đầu làng, nay là trước ngõ. Vào những năm 60 vẫn còn sót lại những phiên chợ chiều kiểu làng quê ngay trong lòng Hà Nội. Tất cả đều đang chìm vào quá khứ.

7. The old clock
I still retain you
In the old clock, keeping on aging
It counts time with its monotone swing
At the beginning of my home alley
Only one old tree stays
Under it the afternoon market
Are still gathering its sessions

Original text

7.Chiếc đồng hồ quả lắc

Ta còn em chiếc đồng hồ quả lắc
Già nua,
Đếm thời gian

Theo nhịp đong đưa
Trước ngõ phố
Sót cây hoa gạo.
Buổi chợ chiều họp giữa kinh đô...