Chủ Nhật, 2 tháng 3, 2014
Khương tuyến và động lực của trí thức
Khương tuyến được phát minh vào thế kỷ 15 bởi một sĩ quan người Hungary tên là Ferenc (Thực ra Ferenc là tên, nhưng có lẽ họ của anh này thất truyền). Lẽ dĩ nhiên Ferenc là tín đồ Thiên chúa giáo. Trước tiên, Ferenc đem phát minh của mình trình với giáo chủ thành Constantinople, đang bị đe doạ bởi quân Thổ đang bành trướng về phương Tây. Anh ta nói có công nghệ có thể giúp đại bác bắn xa và chính xác. Tuy nhiên, khi trình bày ý tưởng khương tuyến làm viên đạn xoay tròn trước một hội đồng bác học (chắc giống các hội đồng khoa học của Việt Nam bây giờ), gồm rất nhiều nhà khoa học đáng kính, đề án đã bị bác thẳng thừng vì tội thiếu cơ sở khoa học.Bực mình, Ferenc, đã mang đề án trình với Sultan của Thổ Nhĩ Kỳ. Mới nghe qua, Sultan đã đồng ý cho thử nghiệm và sản xuất đại trà. Quả nhiên, trong trận đánh Constantinople, đại pháo của Thổ đã bắn vỡ tường thành mà từ trước được coi là tuyệt đối kiên cố, bất khả xâm phạm. Quân Thổ qua đó tràn ngập Constantinople. Thành thất thủ và mở ra một chương mới trong lịch sử loài người.Qua câu chuyện này có thể học được điều gì?+ Động lực của trí thức là muốn thấy trí tuệ của mình được trở thành sự thật. Theo quan điểm của ý thức hệ Thiên chúa giáo, Ferenc có thể là phản đồ. Nhưng nếu không được Sultan dùng đến, Ferenc có thể chết rục cùng với sáng chế của mình, vô danh. Muốn nhà khoa học không thi hành sở học của mình, có khác nào bắt người thợ cạo không được nói ra cái tai lừa của vua Midas+ Muốn quốc gia tiến lên, phải biết dùng cái tài của trí thức, thay vì lo sợ họ dùng cái tài của họ cho đối phương.+ Một hội đồng những người suốt ngày đọc sách, đáng kính, không phải lúc nào cũng có quyết định đúng. Có thể chính tri thức đã ngăn cản các bác học nhìn thấy chân lý, kém cả một ông Sultan không học hành gì.+ Nhìn ra tài năng còn giá trị hơn bản thân tài năng.+ Sự thất bại của ý thức hệ Thiên chúa, tưởng như là thảm hoạ đối với châu Âu, nhưng chính đó là bước khởi đầu đưa châu Âu bứt phá vượt hẳn châu Á. Điều đó nói lên thất bại cũng cần thiết.
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét