Ngày 17/3/2014 nhóm BICEP2 (Lập hình ảnh nền của phân cực vũ trụ ngoài thiên hà thế hệ 2) công bố kết quả mà giới truyền thông cho là "phát hiện sóng hấp dẫn" hay "chứng minh về sự tồn tại của vụ nổ lớn" hay "bằng chứng của giai đoạn lạm phát vũ trụ". Nếu đúng như vậy, đây sẽ là ứng cử viên lớn nhất cho giải thưởng Nobel năm nay với ba người Guth-Linde-Kovac. Tuy nhiên, truyền thông thường hay méo mó. Một số người đã nghĩ tới ứng dụng sóng hấp dẫn,... Thực ra, câu chuyện là thế nào. Vì tôi không phải là chuyên gia về vũ trụ học mà chỉ đã từng nghiên cứu nhiều về hấp dẫn và thuyết tương đối rộng, tôi cần thêm thời gian để hiểu vấn đề cho thấu đáo hơn. Tuy nhiên, phải nói là BICEP2 không hề "nhìn thấy" sóng hấp dẫn. Cái họ đo được là sóng từ của cái gọi là bức xạ nền vi ba vũ trụ (CMB). Đây là một loại viba điện từ được giả thiết là tàn tích của vụ nổ lớn mà Penzias-Wilson đã đo từ năm 1940 và nhận giải thưởng Nobel năm 1978. Vụ nổ lớn và các sự kiện tiếp theo đó có rất nhiều xung động để lại một nền bức xạ tràn ngập khắp trong vũ trụ cho đến ngày nay. Bức xạ tàn tích này là sóng điện từ và có thể chia làm loại điện trường, sóng E, phần từ trường, sóng B có 2 loại, một loại được cho là được sinh ra vào khoảng 14 tỷ năm trước đây, trong một giai đoạn kéo dài 10^-35 giây sau vụ nổ lớn, khi đó các diễn biến vì một lý do nào đó đã tăng tốc vượt bậc, do đó gọi là giai đoạn lạm phát vũ trụ. Như vậy, không hề có một quan sát trực tiếp nào về sóng hấp dẫn cả. Các số liệu của BICEP2 có mâu thuẫn với một số số liệu của các nhóm khác đã công bố trước đó. Do đó một số nhà khoa học có tên tuổi vẫn còn tỏ ý nghi ngờ kết quả của BICEP2
http://physicsworld.com/cws/article/news/2014/mar/18/neil-turok-urges-caution-on-bicep2-results
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét